Bài của đệ tử tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 9-8-2005] Huyện Hấp tỉnh An Hui, có một nông dân tên là Hà Hằng Nguyệt, trong thời đại cách mạng văn hoá, vì chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ bị bỏ tù 7 năm do một lời nói, nên đã viết thư cho Đăng Tiểu Bình. Kết quả bị tuyên án 20 năm. Câu chuyện từng gây xôn xao dư luận một thời. Một câu chuyện nông dân tương tự như vậy xãy ra cho cô Tô Cúc Trân ở huyện Tuy Trung, tỉnh Liêu Ninh. Năm 1999, sau khi cộng sản tà đảng bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, vì kiên trì bày tỏ nổi oan cho Pháp Luân Công nên co bị tuyên án lao động cưỡng bức. Cuối cùng tại trại lao động bị bức hại đến tinh thần thất thường.

Nhân vật chính của của hai câu chuyên này đều là nông dân mộc mạc, họ sống trong hai niên đại khác nhau, nhưng gặp phải cùng một bất hạnh. Xem qua câu chuyện của họ, khiến tôi nhận ra sâu sắc hơn nữa bản tính tàn bạo của cộng sản và đàn áp chính trị đang diễn ra nơi Trung Quốc.

Để đánh thức những người còn chưa tỉnh giac từ những tuyên truyền thất thật của Trung Quốc, tôi xin đặc cách biệt giới thiệu hai câu chuỵên này.

Câu chuyện của Hà Hằng Nguyệt

Lúc 7 giờ 30 sáng ngày 12-4-1976, Ngô Nham (bí danh) đại lý bưu điện ở Xương Khế huyện Hấp tỉnh An Huy, lấy ra 20 bức thư từ trong thùng thư treo trước cửa tiệm Họp Tác Xã, phát hiện có một bức thư muốn gởi đến “phòng thư tín hội uỷ viên cách mạng của thành phố Bắc Kinh chuyển Đặng Tiểu Bình”. Thư viết từ “Thạch Đàm huyện Hoàn Hấp”. Cảm thấy không thể theo phương cách thông thường gửi thư đi, nên đã lập tức gọi điện cho Cục Trưởng của cục chi nhánh bưu điện. Theo ý kiến của Cục Trưởng, Ngô Nhàm lập tức giao lá thư cho người phụ trách Công Xã Xương Khế. Sau này, bộ công an định lá thư ấy là “lá thư nặc danh phản cách mạng”. Như là vụ án trọng đại cần điều tra, công an nhanh chóng xét ra người viết thư. Người ấy là một nông dân của Hợp tác xã Thạch Đàm tên là Hà Hằng Nguyệt. Ngay từ tháng 5 năm 1968, ông đã từng tỏ lòng bất bình trước việc chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ bị lật đổ, ở trong nhà, đại lộ, lều quán viết 8 biểu ngữ “Lưu Thiếu Kì vô tội”, vì vậy bị kết án hạn tù 7 năm, tháng 6 năm 1975 thả về nhà, lúc bấy giờ gọi là cải tạo “phần tử phản cách mạng”.

Buổi chiều năm 15-4-1976, công an của huyện Hoàn Hấp cho người đến cánh đồng mà Hà Hằng Nguyệt đang làm việc cột trói ông, tại nơi ấy trên thân ông họ tìm thấy hai bì thư chủân bị đến bưu điện gởi ra và quyển sổ, loại thư đã bị (công an) định là “thư kiện phản cách mạng”, ngay buổi chiều hôm ấy, Hồng Đồng (bí danh) cục công an của huyện Hấp thẩm vấn Hà Hằng Nguyệt. 8 năm trước cũng là Hồng Đồng điều khiển vụ án biểu ngữ “Lưu Thiếu Kì vô tội” mà Hà Hằng Nguyệt viết.

Ngày 20 tháng 5, cục công an khu Hui Châu quyết định ký tên phát lệnh bắt giam Hà Hằng Nguyệt. Ngày 21 tháng 5 tối Hà Hằng Nguyệt bị bắt. Ngày hôm sau, cục công an huyện Hoàn Hấp lôi ông ra trước chợ trong huyện Hoàn Hấp cho quần chúng phê đấu (chửi mắng, đánh đập, ném vật liệu lên thân của tù nhân) nhiều lần, tất cả 14 lần, người chủ trì hội phê đấu lúc bấy giờ nhớ lại và nói: Hà Hằng Nguyệt bị đấu rất thảm, mỗi lần đều phải quỳ gối trên đất, đôi khi quỳ trên ghế, hai đầu gối quỳ nát mất, máu rỉ chảy, tối không cho ngủ, bắt quỳ cho đến sáng, ông đã ngất đi nhiều lần, may măn là Hà Hằng Nguyệt to con, khoẻ mạnh mới có thể sống sót cho đến bây giờ.

Ngàt 24-5-1976 quan toà trung cấp khu Huy Châu phán Hà Hằng Nguyệt hạn tù 20 năm. Thẩm phán viên Vương Trung lúc bấy giờ phụ trách thẩm phán án kiện này nhớ lại và nói: Lúc bấy giờ, quốc gia không có “Hình Pháp”, phán hình phạt là do huyện uỷ quyết định, quan toà không có quyền. Lúc bấy giờ toà án chỉ có cái tên nhưng không có quyền thẩm phán. Chúng tôi làm việc, thượng cấp có quy định, không ai dám trái ý. Trong lúc thẩm phán, Hà Hằng Nguyệt kiên trì không nhận tội, mới bị phán trọng án. Thật là châm biếm. Lịch sử đùa cợt với con người, một năm sau, chính tôi là người viết lời tuyên án bình phản cho Hà Hằng Nguyệt. (Người dịch: bình phản tức là công bố gỡ tội, trả lại thanh danh. Đàn áp rồi bình phản là một thủ đoạn lặp đi lặp lại nhiều lần của ĐCSTQ, vừa trấn áp, vừa lừa đảo người dân).

Sau năm 1977 Cách Mạng Văn Hoá đã kết thúc, quan toà trung cấp của khu Huy Châu theo hình thế chính trị biến hoá lúc bấy giờ, đã xoá bỏ phán quyết từng đưa ra nhắm vào Hà Hằng Nguyệt. Ngày 8 tháng 10 năm 1977, tuyên án Hà Hằng Nguyệt vô tội, thả ông khỏi nhà giam. Năm 1980, quan toà huyện Hấp đưa cho Hà Hằng Nguyệt văn bản nguyên phán quyết, viết: “lúc phúc tra (xem xét lại)án kiện, phát hiện năm 1968 quân quản hình số thứ 20 văn bản phán quyết, lấy tội hiện hành phản cách mạng phán Hà Hằng Nguyệt hạn tù 7 năm là không đúng, phúc tra nhận thấy, Hà Hằng Nguyệt năm 1968 nói “Lưu Thiếu Kì vô tội” là chính xác. Nguyên phán quyết lấy đó (lý do ấy) định tội là sai lầm.”

Câu chuyện Tô Cúc Trân

Trước tháng 7 năm 1999, trước xã Trấn Cổ Thành huyện Tuy Trung tỉnh Liêu Ninh có một tiệm mỹ dung, bà chủ là một phụ nữ thông thường khoảng 40 tuổi, bá tên là Tô Cúc Trân. Bà mắc phải những bệnh như bệnh tim, bệnh dạ dày, trùng giun trong ống mật, bệnh di tuyến viêm đã nhiều năm. Chân thường sưng vù. Nhưng mà, từ năm 1996 sau khi tu luyện Pháp Luân Công, kỳ diệu là toàn bộ các bệnh đều tiêu mất hết.

Không chỉ như thế, sau khi tu luyện Pháp Luân Công, Tô Cúc Trân còn nổi danh là người tốt ở địa phương, mọi việc đều lo cho người khác trứơc. Bà rất bình dị, nhưng lúc giúp người thì không kẹo kiệt; những người nghèo đến tiệm bà, bà không những miễn phí còn cho tiền cho họ. Ngay cả người bệnh tinh thần đến tiệm bà, bà không tránh bỏ mà rửa mặt, trải đầu, thay quàn áo cho họ. Vì vậy nhiều lần được chính phủ địa phương ca ngơi là “hộ cá thể tiên tiến”.

To Cúc Trân còn giúp đỡ học sinh nghèo, bà còn mang những dùng phẫm hằng ngày và gạo đến nhà dưỡng lảo thăm những người gà cô quả. Bà tự ra tiến sửa chửa cầu Tây Hồ ở địa phương. Vì bà vô tư phung hiến, gia đình bà được thị xã hồ lô đảo tuyên dương là “thập đại tiên tiến gia dình”. đài truyền hình địa phương đã từng yêu cầu phỏng vấn bà, nhưng bà uyển chuyển từ chối họ, bà mách bảo rằng:“tôi vì tu luyện Pháp Luân Công mới làm như vậy”

Một người lương thiện như vậy, hiện nay chỉ vì không chịu rời bỏ tín ngưỡng “Chân Thiện Nhẫn” mà bị bức hại đến điên cuồng.

Theo người biết việc này kể, sau ngày 20-7-1999, vì kiên trì kêu oan cho Pháp Luân Công, bà nhiều lần bị quan viên bức hại một cách phi pháp. Lúc bà bị phi pháp tuyên án áp giải đến trại lao động cưỡng bức, trong thời gian giam giữ tại trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, vì kiên trì tín ngưỡng mà bị hành hạ dã man tàn bạo. Một lần, Tô Cúc Trân bị cảnh sát coi ngục Vương Diểm Bình gọi đến phòng giam cầm, Vương Diểm Bình bắt bà cởi hết quần áo, dùng cây điện để điện toàn thân bà, điện cả đêm, mặt Tô Cúc Trân bị điện đến mặt toàn là vết bỏng giộp, miệng cũng có, mắt và mặt đều phồng ra, đến mức không dám nhìn. Có một lần, cảnh sát nhà ngục Khâu Bình và vài bạo đồ áp giải Tô Cúc Trân đến bệnh viên trị tâm thần ở Thẩm Dương, kê ra vài loại thuốc trị bệnh tinh thần, mỗi ngày cho người đến buộc Tô Cúc Trân uống thuốc ấy.

Tô Cúc Trân bị kẻ tà ác ở Mã Tam Gia bức hại trở thành người thực vật, lúc bà được đưa về nhà, làng xóm phát hiện ngày xưa bà đẹp và thao giỏi bây giờ trên thân bà có nhiều vết thương, đôi mắt ngờ nghệch, không biết nói chuyện, không có trí nhớ, không thể tự đi đứng, ăn cơm, đi cầu cũng phải có người chăm nom bà. Bố bà còn sống thấy bà rời khỏi nhà giam, nhưng bà đã không nhận được bố rồi. Sau này, người nhà phát hiện chỗ tiểu tiện có vết thương chưa kín miệng, trên thân có lỗ kim. Hiện nay, Tô Cúc Trân vẫn chưa có thể suy nghĩ, nói chuyện như người thông thường. Bố bà vì quá buồn khổ mù cả hai mắt, mẹ bà buồn đến không ngưng thời dài. Hai lão nhân trong tuyệt vọng và bí thảm khổ độ.

Hai câu chuyện trên nói đến việc gì

Hai câu chuyện trên xãy ra trong hai niên đại khác nhau, một chuyện đã xãy ra 20 năm trước đó trong thời kỳ cách mạng văn hoá. Chuyện khác thì xãy ra trong hiện tại cho khi mà người ta cho rằng Trung Quốc đang được cải cách khai mở. Chuyện trước là điều mà ngày nay con người đã được công nhận là niên đại hắc âm nhân quyền bị giẫm đạp. Chuyện sau là điều mà chính phủ khoe khoang là thời kỳ nhân quyền tốt nhất trong lịch sử hiện thời. Ngoại trừ ấy ra, cụ thể nguyên nhân mà nhân vật chủ yếu trong câu chuyện gặp phải cũng khác nhau, một bên vì Lưu Thiếu Kỳ nên đã trình bày sự bất bình lên Đặng Tiểu Bình, một bên là vì kêu oan cho Pháp Luân Công. Để hai khác biệt này sang một bên, trong hai câu chuyện này có một điểm là từ tận gốc thì hoàn toàn như nhau, bất kể là Hà Hằng Nguyệt hay Tô Cúc Trân kết quả cũng vì họ nói sự thật mà bị bức hại.

Trong cách mạng văn hoá, chỉ vì nói câu chân thật mà phải chịu tội tuyệt nhiên không chỉ một mình Hà Hằng Nguyệt. Hôm nay, trong vấn đề Pháp Luân Công nói câu chân thật mà chịu tôi tuyệt nhiên không chỉ một mình Tô Cúc Trân. So sánh mà nói, theo sự hiểu biết có hạn của tôi, số người hiện giờ nhiều hơn số người trước đó (thời kỳ cách mạng văn hoá).

Như vậy, từ thời kỳ cách mạng văn hoá cho đến hôm nay, niên đại mặc dầu đã thay đổi, nhưng Trung Cộng (ĐCSTQ) không cho dân chúng nói thật, bản tính giẫm đạp nhân quyền và tự do không những chẳng cải thiện một chút ít, mà càng ngày càng tệ hại hơn. Hôm nay, ở Trung Quốc, cả nghìn cả vạn học viên Pháp Luân Công, những người có tín ngưỡng hay những người có chính kiến khác với Trung Cộng, vẩn còn chịu đưng bức hại bi thảm.

Chừng nào Trung Cộng tồn tại nắm quyền, thì người nói câu chân thật đã bị bức hại, hôm nay bị bức hại, trong tương lai cũng sẽ bị bức hại. Hỡi đồng bào ơi, xin tỉnh ngộ.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/8/9/108048.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/8/29/64370.html.

Dịch ngày 11-9-2005; đăng ngày 21-9-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share