[MINH HUỆ 10-08-2019]

Tiếp theo Phần 7

So với thời đại trước, “thiên mệnh quan” của người nhà Chu chủ yếu có điểm mới mẻ thể hiện ở bốn phương diện. Trước tiên là “thiên mệnh thường hằng” chuyển biến thành “thiên mệnh thay đổi”, “mệnh không thường tại”.

Bất kể là ở nhà Hạ hay Ân Thương, quân vương đều xem thiên mệnh là thứ vĩnh hằng bất biến, đều tin rằng một khi bản thân có được thiên mệnh thì sẽ không thể mất nó. Tuy nhiên, kết quả diễn biến lịch sử hoàn toàn không phải là sự việc như vậy.

Trước hết nói về nhà Hạ. Cuối thời nhà Hạ, Hạ Kiệt vô đạo, đức hạnh bại hoại.

Theo ghi chép trong “Đế vương thế hệ”:

Có một lần Y Doãn khuyên can Hạ Kiệt: “Quân vương không lắng nghe ý kiến của thần tử, ngày vong quốc không còn xa.”

Nhưng Hạ Kiệt hoàn toàn không nghe lọt tai việc này, bất chợt cười lớn nói: “Ông lại dùng những lời quỷ quái mê hoặc dân chúng. Trên trời có thái dương, giống như ta có con dân. Thái dương mất thì ta mới không còn.”

Sau đó không lâu, Hạ Kiệt bị Thương thái tổ Thương Thang đánh bại, trở thành một vị vua mất nước. Đây chính là câu chuyện “Thang cách Hạ mệnh” nổi tiếng trong lịch sử. “Cách” chính là xóa trừ, cải biến; “mệnh” chính là thiên mệnh. “Thang cách Hạ mệnh” có ý tứ là thượng thiên thu hồi lại sứ mệnh trị vì thiên hạ đã giao phó cho vua nhà Hạ, Thương Thang thuận theo thiên ý xóa trừ thiên mệnh của Hạ Kiệt.

Lại nói đến nhà Thương. Cũng giống như Hạ Kiệt, Thương Trụ Vương cũng cho rằng mệnh trời không đổi, vĩnh viễn sẽ ở bên mình; kết quả cuối cùng cũng trở thành vị vua mất nước. Vốn dĩ là một vương triều được ban cho thiên mệnh cũng có thể lạc mất thiên mệnh, giáng xuống làm nước chư hầu, đây gọi là “trụy quyết mệnh” (đánh mất thiên mệnh). Vốn dĩ là một nước chư hầu nhỏ bé cũng có thể đắc được thiên mệnh mà trở thành vương triều thống trị thiên hạ, đây gọi là “thụ quyết mệnh” (tiếp nhận thiên mệnh). Thương vong Chu hưng chính là quá trình vương triều nhà Thương đánh mất thiên mệnh và nước Chu chư hầu tiếp nhận thiên mệnh.

Tóm lại, bất kể Ân Thương thay thế nhà Hạ hay là Thương vong Chu hưng đều triệt để lật đổ quan niệm truyền thống “thiên mệnh thường hằng”. Nhắm thẳng vào hiện thực này, Chu Công cải biến tư tưởng của người đi trước, mạnh dạn đưa ra quan niệm mới “thiên mệnh thay đổi”, ý tứ là thiên mệnh không phải cố định bất biến.

Sau khi Chu Thành Vương lên ngôi, Khương Thúc Sâm bình định dẹp loạn, có công trong việc cải chính Triều Ca cố đô của nhà Thương.

Trước khi nhậm chức, Chu Công đặc biệt dặn dò ông ta: “Ô hô! Tứ nhữ tiểu tử phong. Duy mệnh bất ư thường, nhữ niệm tai!” (Hàm ý là thiên mệnh không cố định bất biến, sẽ có thay đổi chuyển dịch, bản thân cần phải nhớ lấy lời khuyên này).

Lúc khuyên răn các cựu thần thời nhà Ân Thương, Chu Công nhiều lần quay đầu nhìn lại lịch sử thay đổi chuyển dịch thiên mệnh ở thời kỳ nhà Hạ, Thương, Chu.

Trong “Thượng thư, Đa sĩ” có ghi chép:

Chu Công nói với họ: “Thượng Đế không cho vui chơi nhưng Hạ Kiệt không biết tiết chế, Thượng Đế giáng xuống lệnh giáo huấn, khuyên răn ông ta nhưng Hạ Kiệt không nghe theo lời giáo huấn của Thượng Đế, mặc sức ăn chơi. Chính vì vậy, Thượng Đế giáng xuống đại tội, phế bỏ thiên mệnh của nhà Hạ, mệnh lệnh cho tổ tiên Thành Thang của các người thay thế Hạ Kiệt. Từ Thành Thang cho đến Đế Ất, tiên vương nhà Ân không có ai là không nghiêm chỉnh tuân theo việc dùng đức để trị vì, tế tự long trọng, cũng chưa có ai dám đi ngược lại với thiên ý và không phối hợp với ân trạch của thượng thiên. Người nối ngôi là Trụ Vương không kính trọng thượng thiên, không màng đến thiên ý và nỗi khổ của dân chúng, mặc sức hoang dâm hưởng lạc, vậy nên Thượng Đế mới không bảo hộ ông ta, để cho tai họa giáng xuống nước Ân. Nước Chu chúng ta bảo trì thiên mệnh, phụng mệnh làm theo thượng thiên, chấp hành sự trừng phạt với vương giả, tuyên bố vận mệnh của nhà Ân đã bị ông Trời đoạn tuyệt. Không phải là một nước chư hầu nhỏ như chúng ta dám đoạt lấy vận mệnh của nhà Ân, mà là thượng thiên không để thiên mệnh ban cho những kẻ ác đồi bại kia, là thượng thiên trợ giúp chúng ta.

Như vậy thiên mệnh là chuyển dịch ở thời đại nhà Hạ, Thương, Chu. Sau khi nhà Chu tiếp nhận thiên mệnh sẽ có hay không có việc lặp lại sai lầm của thế hệ đi trước? Chu Công cho rằng không thể bài trừ khả năng này.

Trong “Thượng thư, Quân thích” có ghi chép:

Ông ta nói với Triệu Công rằng: “Thượng thiên để tai họa thua bại giáng xuống cho Ân Thương. Bấy giờ người Ân đã đánh mất thiên mệnh của họ, còn Chu thất chúng ta thì thụ nhận phúc mệnh. Nhưng ta không dám nói cơ nghiệp của Chu thất có thể trường cửu kéo dài tiếp về sau. Ta cũng không dám khẳng định chắc chắn rằng vương nghiệp của nhà Chu có thể thoát khỏi kết quả cụ thể. Nếu như con cháu nối nghiệp nhà Chu không thể kính Trời hiểu dân, không thể tiếp tục phát dương truyền thống kính Trời của tiên vương thì chúng sẽ vĩnh viễn mất đi thiên mệnh.”

(Còn tiếp)


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/8/10/390468.html

Đăng ngày 17-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share