Theo phóng viên của chúng tôi ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 05-02-2010] Học viên Pháp Luân Công, ông Ngải Thanh Phong ở huyện Liêu Trung, tỉnh Liêu Ninh đã bị buộc phải rời nhà để tránh bị bức hại. Trong suốt tám năm, các ngón tay của ông đã luôn bị đông cứng lại trong thời tiết giá lạnh, kết quả là tám ngón tay của ông đã bị hỏng và ông không còn khả năng làm việc. Năm 2009, ông đã bị bắt và bị kết án bất hợp pháp năm năm tù. Hiện giờ, ông bị giam tại Nhà tù Khang Gia Sơn, thành phố Thẩm Dương.
Ông Ngải Thanh Phong năm nay 54 tuổi, ông sống tại làng Đinh Gia Bảo, thị trấn Lưu Nhị Bảo, huyện Liêu Trung, tỉnh Liêu Ninh. Ông Ngải sống bằng nghề nuôi cá và nhờ một số việc buôn bán nhỏ khác. Ông bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1997 và ông đã thu được nhiều lợi ích từ việc tập luyện. Ông đã bỏ thuốc lá và uống rượu, và không còn thói quen xấu đó. Với khách hàng, ông luôn giữ chữ tín và thích giúp đỡ người khác. Người cùng làng đã có một ấn tượng tốt về ông.
Do ông Ngải đã không từ bỏ niềm tin vào Chân – Thiện – Nhẫn, nên vào năm 2001, nhiều cảnh sát ở Đồn cảnh sát chi nhánh Thiết Tây ở đường Diễm Phần, thành phố Thẩm Dương đã đến nhà nhiều lần để cố bắt giữ ông. Họ đã không thành công và ông đã phải tiếp tục rời nhà hơn tám năm để tránh bị bức hại. Trong thời gian đó, ông đã bị hỏng tám ngón tay vì thời tiết giá lạnh; ông chỉ còn dùng được hai ngón tay.
Ngày 18 tháng 6 năm 2009, ông Ngải đã bị bắt tại Chợ cá Tiền Tiến ở thành phố Tân Dân bởi một nhóm cảnh sát, gồm có trưởng Đồn cảnh sát thị trấn Lưu Nhị Bảo, Trần Phi và cảnh sát Quách Huy, cùng một cảnh sát khác có họ là Tô. Ông đã bị giam tại Nhà tù huyện Liêu Trung trong sáu tháng. Gần đây, ông đã bị Tòa án huyện Liêu Trung kết án bất hợp pháp năm năm tù
Nhà tù Khang Gia Sơn:
Hỏi đáp thông tin: 86-24-89698326
Đội trưởng khu số hai: Phan Tùng Sơ
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/5/217608.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/17/114724.html
Đăng ngày 21-2-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản