Bài viết của phóng viên chúng tôi tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-01-2010] Ông Vương Gia Lâm là Phó Bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và là bí thư của Uỷ ban Tư pháp và Chính trị ở chi nhánh của nông trường Kiến Tam Giang. Kể từ tháng 7 năm 1999, ông đã tích cực theo sau tà Đảng bức hại các học viên Đại Pháp. Chính sách đàn áp của ĐCSTQ quy kết các học viên Pháp Luân Công như là kẻ thù chính trị, làm cho họ kiệt quệ về mặt tài chính bằng mọi giá, và phá hoại thể chất của họ. Nói ngắn gọn, mục đích của chính sách này là để diệt trừ tận gốc tất cả các học viên Pháp Luân Công. Vương đã trực tiếp tham gia vào việc hoạch định các hành vi ngược đãi, với việc sử dụng các hình thức tra tấn khác nhau, và chỉ đạo các phòng ban dưới quyền ông ta phải sử dụng bất cứ cách gì có thể để bức hại học viên Pháp Luân Công. Sau đây là một số ví dụ.

1. Phạt nặng và tống tiền

Từ năm 2000 đến năm 2002, tất cả các học viên mà đã thỉnh nguyện sự giúp đỡ của chính quyền cấp cao để được tiếp tục luyện tập Đại Pháp, đã bị giam giữ, bị phạt nặng nề, và bị tống tiền. Đối với những người đang có việc làm, ông ta sẽ thiết lập một khoản khấu trừ trực tiếp từ tiền lương của họ với mức tối thiểu là 5.000 nhân dân tệ đến 10.000 nhân dân tệ. Nói chung, với một gia đình 2-3 học viên, ông ta sẽ đòi 20.000 nhân dân tệ hoặc nhiều hơn để được trả lại tự do.

Một báo cáo chỉ ra rằng 2 nông trường, Kiến Tam Giang và Bảy Sao, đã tống tiền trên 20.000 nhân dân tệ. Số tiền phạt từ 14 đơn vị khác nhau dưới quyền Vương là không được biết đến.

2. Khai trừ công tác

Tất cả các học viên đang có công ăn việc làm mà đi thỉnh nguyện sự giúp đỡ từ chính quyền cấp cao hoặc kiên định tiếp tục tu luyện đều bị sa thải, trong đó có một chỉ huy quân sự tại Nông trường Bảy Sao, Yu Huaizhong (Xà Hoài Trung); một giáo viên tại Trường trung học của Nông trường Bảy Sao, Trương Thủ Phân; một thư ký tại Công ty Phát triển Kiến Tam Giang, Trương Diễm Thu; một giáo viên trung học của trường Trung học Cục Trực ở Kiến Tam Giang, Quách Ngọc Mai; một sĩ quan cảnh sát tại Phòng Cảnh sát Kiến Tam Giang, Vu Anh Chí; và hai giáo viên ở Nông trường Tiền Tiến, Tưởng Hân Ba và Trịnh Khiết. Những người này đã nguyện thực hiện theo các nguyên lý của Chân-Thiện-Nhẫn và được cấp trên và đồng nghiệp của họ đánh giá cao.

3. Kết án cưỡng bức lao động

Nhiều học viên đang có công ăn việc làm mà đi thỉnh nguyện sự giúp đỡ từ chính quyền cấp cao hoặc không chịu bỏ tập hoặc không từ bỏ việc phân phát tờ rơi giảng thanh chân tướng về Pháp Luân Công bị gửi đến các trại lao động cưỡng bức. Trong những thập kỷ qua, hơn 30 học viên đã được gửi đến các trại lao động, một số người bị gửi đi hơn một lần. Ví dụ, ông Điền Bảo Ngọc đã bị gửi đến một trại lao động cưỡng bức trong hai năm vào tháng 12 năm 1999 vì ông kêu gọi chính quyền trung ương giúp đỡ. Sau khi ông được thả về nhà chỉ khoảng ba tuần, ông bị bắt lại với sự chứng kiến của hai học viên khác và đã bị kết án một lần nữa với ba năm tù giam. Vào tháng 3 năm 2008, ông bị bắt khi phân phát tài liệu giảng thanh chân tướng cho công chúng và bị kết án đến 5 năm lao động cưỡng bức bởi Tòa án Kiến Tam Giang. Hiện nay, ông vẫn còn bị giam trong nhà tù Liên Giang Khẩu tại thành phố Giai Mộc Tư.

4. Tùy tiện bắt giữ và cầm tù

Hàng năm, mỗi khi có một sự kiện đặc biệt, như Thế vận hội, họp chính phủ, các chức sắc thăm Kiến Tam Giang, hoặc các nhóm nghệ thuật đến Kiến Tam Giang biểu diễn, các cơ quan dưới quyền Ông Vương sẽ sử dụng nó như một cái cớ để bức hại các học viên Đại Pháp. Hơn mười năm qua, số các học viên bị giam cầm đã lên tới gần 300 người. Một số các học viên bị cầm tù nhiều lần và thời gian cầm tù đã trải dài từ vài tháng đến hơn hai năm. Ví dụ, Trương Học Hoa, một chuyên viên sống tại Nông trường Cần Đắc Lợi, đã hai lần bị giam cầm tại Trung tâm giam giữ Thất Tinh trong hai năm ba tháng.

5. Tra tấn

Các học viên bị gửi đến Trại giam Kiến Tam Giang và các trại giam khác đã thường xuyên bị tra tấn bởi nhân viên của Văn phòng 610. Nông trường Thất Tinh tại Kiến Tam Giang còn được biết đến như là một trung tâm tẩy não. Năm 2002, các học viên của cả hai phân cục Nông trường Kiến Tam Giang và Hồng Hưng Long đều bị đưa vào đó.

Các học viên bị quản thúc tại các trung tâm giam giữ đôi lúc không được phép ăn hoặc uống hoặc đi vệ sinh hàng ngày. Họ bị buộc phải đọc và xem tài liệu lăng mạ Pháp Luân Công. Khi họ không từ bỏ việc luyện tập của mình, họ đã bị đánh đập nặng nề. Ví dụ, ông Thiện Chánh Bình từ Nông trường Song Áp Sơn, 60 tuổi, đã bị đánh đập cho đến khi ông không thể di chuyển được sau nhiều ngày; một phụ nữ có tuổi ở Nông trường 853 đã bị vỡ xương sườn; Cô Ngô Đông Thăng ở Nông trường 597 bị mất bốn chiếc răng vì bị tát liên tục vào mặt; và bà Cao Xioufeng ở Nông trường Bảy Sao bị đánh vào mặt mạnh đến nỗi mất phương hướng trong nhiều ngày. Cô Giang Xinbo đã bị giam vào tháng 10 năm 2009 tại trại giam Kiến Tam Giang vì phân phát đĩa DVD Thần Vận. Cô đã bị trói còng tay và khuôn mặt của cô có nhiều vết thương do bị các nhân viên cảnh sát đánh đập bất hợp pháp. Một bác sĩ, bà Jin Jinzhe, người đã bị giam giữ tại Trại giam thị xã Thất Tinh, bị buộc phải đứng trong thời gian dài và không được phép di chuyển. Bất kỳ sự di chuyển nào cũng sẽ dẫn đến một trận đánh đập tàn nhẫn. Bây giờ người cô đầy thương tích.

6. Can thiệp vào quy trình luật pháp

Năm 2008 Toà án Kiến Tam Giang tổ chức một buổi điều trần cho năm học viên – Điền Bảo Ngọc, Thạch Mạnh Văn, Trần Đồng, Tôn Yến, và Vu Phụng Tiên – vì đã phân phối tài liệu giảng thanh chân tướng. Một luật sư từ Bắc Kinh do Thạch Mạnh Văn thuê đã lập luận trên cơ sở pháp lý cho rằng, không có cơ sở để cấu thành tội phạm). Các thẩm phán đã bỏ qua quá trình tố tụng của luật sư và nghe theo sự chỉ đạo của ĐCSTQ. Tất cả năm các học viên bị kết án tù khác nhau, từ 3-5 năm. Trong phiên xử, tòa án đã không cấp điện cho máy tính của luật sư và kiểm tra bất hợp pháp các tài liệu mà ông mang theo.

Vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010, một buổi điều trần tại Tòa án Kiến Tam Giang đã được lên kế hoạch cho cô Jiang Xinbo, vì đã phân phát đĩa DVD Thần Vận. Chồng của cô đã thuê một luật sư từ Bắc Kinh để bảo vệ cô. Các quan chức trong bộ máy chính trị Kiến Tam Giang và Ủy ban Tư pháp không muốn đối đầu với các luật sư và nói với các viên chức ở trường học của Nông trường Thất Tinh (nơi làm việc của chồng cô Giang) gây áp lực lên chồng cô để họ sa thải luật sư của cô. Nếu không, ông có thể bị sa thải.

Ngày 09 tháng 1, Phòng cảnh sát của Nông trường Thất Tinh đã bắt chồng cô Giang để tiếp tục gây áp lực buộc ông phải bỏ thuê các luật sư. Thấy không còn cách nào, cuối cùng anh đành làm vậy.

Báo cáo này chỉ là một ví dụ nhỏ của các đàn áp đang xảy ra tại Kiến Tam Giang. Trong hơn 10 năm cuối của cuộc đàn áp, Vương Gia Lâm đã là Phó Bí thư ĐCSTQ và bí thư của Uỷ ban chính trị và tư pháp ở Kiến Tam Giang. Ông ta là người đạo diễn các vụ đàn áp. Ông ta đã làm tất cả mọi việc từ lên kế hoạch, phân công, chuẩn bị các điều lệnh, vv và đã gây ra nhiều tội ác chống lại Đại Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/26/216960.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/9/114526.html

Đăng ngày: 15-02-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share