Họ và Tên: Lưu Nãi Truyền (刘乃传)

Giới tính: Nam.

Tuổi: 48.

Địa chỉ: Thôn Trọng Sơn Tiền, Xã Song Hậu, Huyện Nghi Nan.

Nghề nghiệp: Thợ mộc.

Ngày mất: 26 tháng 4 năm 2008.

Ngày bị bắt gần đây: Ngày 4 tháng 3 năm 2005.

Nơi bị giam giữ lần gần đây: Nhà tù Huyện Mông Âm. (蒙阴县看守所)

Huyện: Mông Âm.

Tỉnh: Sơn Đông.

Hình thức bức hại: Đánh đập, tra tấn, tống tiền, nhà bị lục soát, thẩm vất, giam giữ.

Những người bức hại: Cao Hồng Bân, cựu cảnh sát trưởng Đồn cảnh sát xã Song Hậu, huyện Nghi Nan (đã chuyển công tác).

Trương Cảnh Cương, cựu phó thư ký Ủy ban Chính trị và Lập pháp ở xã Song Hậu (đã chuyển công tác về xã Trương Trang, huyện Nghi Nan).

Trương Xương Quốc, đồn trưởng Đồn cảnh sát xã Song Hậu: 86-13581071666 (Di động), 86-539-3711006 (Văn phòng)

[MINH HUỆ 16-01-2010] Ông Lưu Nãi Truyền là một thợ mộc sống ở huyện Nghi Nan, tỉnh Sơn Đông. Ông và vợ là bà Lưu Điền Anh đã bị bức hại nhiều lần vì niềm tin của hai người vào Pháp Luân Đại Pháp. Ông Lưu đã qua đời vào năm 2008 do bị nhiều vết thương liên tục bởi tra tấn.

Ông Lưu Nãi Truyền và bà Lưu Điền Anh có hai người con, một trai một gái. Dù không giàu có, nhưng họ sống rất tử tế. Thật không may, ông Lưu đã mắc một bệnh hiểm nghèo khi ông 33 tuổi. Ông đã không thể ăn, thường xuyên bị khó thở, và dần dần bị sụt cân. Ông nghĩ rằng vài liều thuốc cổ truyền Trung Y có thể chữa được bệnh của ông, nhưng nó đã không có tác dụng và ông phải nằm liệt giường. Một cuộc kiểm tra y tế tại bệnh viện huyện cho thấy ông đã mắc bệnh lao trong giai đoạn phát triển. Bác sĩ nói cho vợ ông biết rằng hai lá phổi của ông đã bị hỏng, đưa cho ông một ít thuốc và “để cho Trời quyết định số phận của ông”. Hai vợ chồng đành trở về nhà trong tuyệt vọng. Sau đó, mọi việc nhà và việc đồng án đều do bà Lưu gánh vác. Mặc dù cuộc sống rất khó khăn nhưng bà vẫn không phàn nàn. Thay vào đó, bà luôn tìm kiếm những phương thuốc dân gian để chữa bệnh cho chồng. Khi người con trai của họ thấy mẹ quá vất vả, anh đã bỏ học để phụ giúp gia đình.

Vào năm 1998, cha mẹ của bà Lưu Điền Anh đã theo học Pháp Luân Công. Không lâu sau đó, tất cả bệnh tật của họ đã biến mất, vì vậy họ đã báo tin cho bà Lưu và khuyên ông Lưu Nãi Truyền hãy học Pháp Luân Công.

Ông Lưu tin điều bố mẹ vợ nói với ông. Vì ông không thể rời khỏi giường bệnh, nên bà Lưu đã giúp ông tập trên giường. Ông lần lượt học từng bài công Pháp, và đôi khi cho dù ướt đẫm mồ hôi, nhưng ông vẫn không muốn nghỉ. Sau khi họ nghe chín bài giảng của Sư Phụ, họ thậm chí trở nên kiên định hơn vào việc luyện công. Bệnh lao của ông Lưu đã biến mất trước khi họ nhận ra. Bà Lưu đã rất vui sướng và cảm thấy cuộc sống lại tràn đầy hy vọng. Tất cả những điều này đã mang lại một cuộc sống mới cho một gia đình đã chịu nhiều đau khổ. Kết quả là, bà cũng đã bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công. Chồng của bà đã nguyện sẽ làm hết sức mình để giúp phổ biến Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, thời gian hạnh phúc đã không kéo dài lâu. Vào cuối tháng 7 năm 1999, khi gia đình bà Lưu đang ăn tối, thì nghe tin về cuộc đàn áp và sự vu khống của ĐCSTQ. Tối hôm đó, ông Lưu không ăn được nhiều và cảm thấy rất buồn. Ông nghĩ rằng Pháp Luân Đại Pháp rất tốt và ông chính là một bằng chứng sống. Tại sao đài truyền hình lại nói một cách vô lý như thế?

Vài ngày sau, ông đi xuống núi để điều tra về tin tức này, và nghe nói là có rất nhiều học viên địa phương đã đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tập Pháp Luân Công. Tuy nhiên họ đều đã bị bắt vào sở cảnh sát để bị tẩy não. Ông cũng dự định đi đến Bắc Kinh nhưng rồi ông phát hiện ra mình đang bị theo dõi giám sát. Trưởng thôn đã đến nhà ông để cảnh báo ông không được ra ngoài. Ngay sau lời cảnh báo đó, Cao Hồng Bân, đồn trưởng Đồn cảnh sát xã Song Hậu, đã dẫn nhiều người xông vào nhà ông Lưu. Họ đẩy ông vào xe cảnh sát và đưa ông tới đồn cảnh sát. Nhiều cảnh sát đã thẩm vấn và đe doạ ông ở đồn cảnh sát, và ngăn không cho ông đến Bắc Kinh.

Để giúp những người dân địa phương hiểu Pháp Luân Đại Pháp, ông Lưu thường hay đi bộ hàng chục cây số vào buổi tối để dán các biểu ngữ giảng rõ sự thật, phát tài liệu và dán áp phích. Vào năm 2002, Cao Hồng Bân đã dẫn một nhóm cảnh sát đột nhập vào nhà ông Lưu một lần nữa. Họ đã lục soát nhà ông trước khi bắt ông Lưu đến đồn cảnh sát để tra khảo. Họ đã cố làm ông khai ra, để có thể bắt được nhiều học viên nữa. Sau khi thất bại trong việc lấy lời khai, cảnh sát đã giam giữ và tra tấn ông đến bất tỉnh. Sau đó ông được thả ra.

Khi về nhà, ông Lưu tiếp tục học Pháp và luyện công. Do vậy ông đã hồi phục rất nhanh. Nhiều năm qua, ông Lưu đã nỗ lực không ngừng để nói với mọi người về Pháp Luân Công và vạch trần cuộc bức hại.

Ngày 4 tháng 3 năm 2005, nhiều nhân viên Phòng 610 thuộc Phòng Cảnh sát huyện Mông Âm và nhiều cảnh sát từ Đồn cảnh sát xã Đóa Trang đã vượt qua ranh giới huyện để đột nhập và lục soát nhà của ông Lưu. Họ đã bắt vợ chồng ông Lưu, và lấy đi nhiều sách và tài liệu về Pháp Luân Công. Hai người đã bị đưa về Đồn cảnh sát xã Đóa Trang, và sau đó cảnh sát đã chuyển ông Lưu tới Nhà tù huyện Mông Âm. Vương vĩ, nhân viên Phòng 610 của Sở cảnh sát huyện Mông Âm, đã đấm và đá ông Lưu. Vương đã cố buộc ông Lưu khai ra các học viên khác, và đe dọa sẽ kết án ông lao động cưỡng bức. Ông Lưu đã từ chối hợp tác và bị đánh đập thêm nữa.

Chưa đến một tháng sau khi ông Lưu bị đưa tới Sở cảnh sát huyện Mông Âm, ông đã ho ra máu và trong cơn nguy kịch do bị tra tấn dã man. Phòng 610 Sở cảnh sát huyện Mông Âm đã thả ông sau khi ép các con của ông phải trả hơn 3.000 nhân dân tệ. Bà Lưu Điền Anh đã bị chuyển đến Nhà tù huyện Nghi Nan. Sau khi chịu tra tấn trong ba ngày, bà lại bị đưa về Nhà tù huyện Mông Âm. Trong thời gian bị giam, khuôn mặt của bà đã bị biến dạng vì tra tấn, và bà đã bị hôn mê trong một thời gian. Cuối cùng, bà cũng đã được trả tự do hơn một tháng sau đó.

Khi trở về nhà, ông Lưu chỉ có thể nằm trên giường. Ông không thể đi lại và thường ho ra máu. Ngày 26 tháng 4 năm 2008, ông qua đời ở tuổi 48.

Cuối tháng 5 năm 2008, các nhân viên Phòng 610, Sở cảnh sát và Đội an ninh quốc gia tại huyện Nghi Nan, cùng với các cảnh sát từ Đồn cảnh sát thị trấn Song Hậu do Vương Kỉ Khanh dẫn đầu, đã lại đến nhà ông Lưu. Lúc đó bà Lưu không có ở nhà. Họ đã lục soát nhà của những học viên khác trước, và sau đó quay lại nhà bà Lưu để cố bắt giam bà.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/16/216325.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/27/114168.html

Đăng ngày 03-2-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share