Bài viết của Thẩm Dung, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 28-08-2019] Kể từ khi còn nhỏ, cô Trịnh Vũ Hàm đã cảm thấy cuộc đời mình không được suôn sẻ. Chưa có ngày nào mà cô không gặp phải những chuyện như trở ngại, thất vọng, khó khăn hay bệnh tật – không có điều gì tốt đẹp xảy ra với cô cả. Cô cảm thấy vô vọng và không nghĩ rằng có ngày mình sẽ được hạnh phúc. Cô Trịnh tự hỏi: “Tại sao cuộc sống với mình lại khó khăn đến vậy?” Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào năm cô 36 tuổi.

Tuổi thơ gian khó

“Đối với người ngoài thì dường như tôi có một gia đình hạnh phúc,” cô Trịnh kể, “nhưng không phải vậy. Cha mẹ tôi lúc nào cũng cãi nhau và tôi không thể làm gì hơn. Tôi cảm thấy mình thật vô dụng bởi cho dù tôi có làm tốt đến đâu, thì cũng không thể thay đổi được tình hình. Xã hội như một nhà tù rộng lớn và tôi là một tù nhân trong đó. Sự đau khổ cứ mãi đeo bám cuộc đời tôi.”

Vì lớn lên trong hoàn cảnh gia đình không êm ấm như vậy, nên cô Trịnh trở nên nhạy cảm khi nghĩ đến các mối quan hệ và cảm thấy tự ti, thấp kém. Cô hình thành một quan niệm tiêu cực về cuộc sống và không quan tâm đến việc cố gắng học tốt ở trường. Cô thường im lặng và xa cách mọi người để bảo vệ bản thân. Do kết quả học tập kém, cô đã trở thành mục tiêu bị bắt nạt ở trường.

“Một bạn cùng lớp bắt đầu bắt nạt bằng cách mắng tôi,” cô Trịnh nói, “và dần dần những bạn khác trong lớp bắt đầu tham gia cùng bạn nam này. Thỉnh thoảng họ thay phiên nhau mắng chửi tôi. Việc bắt nạt cũng diễn ra bên ngoài trường học khi tôi đi bộ về nhà. Thậm chí đến giáo viên cũng nói: ‘Điểm số của bạn Trịnh thấp quá, chúng ta nên đặt biệt danh gì cho bạn ấy đây?”

Sau khi tốt nghiệp, cô Trịnh vào học trường trung cấp kỹ thuật để trở thành điều dưỡng. Cô liên tục phải học lại và chuyển trường vài lần, và cuối cùng cũng tốt nghiệp được. Cô Trịnh hy vọng sau khi tốt nghiệp thì vận xui sẽ không đeo bám cô nữa, nhưng cô không biết rằng mình vẫn sẽ tiếp tục bị bắt nạt ở chỗ làm việc.

Gặp khó khăn khi làm thực tập sinh điều dưỡng, cô nói: “ Sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành thực tập sinh điều dưỡng. Tôi không thể theo kịp công việc vì tôi khá chậm chạp khi xử lý vấn đề và trí nhớ lại kém. Những người khác cố gắng dạy tôi, nhưng tôi vẫn không thể nhớ mình phải làm gì và thường làm mọi việc rối tung lên.”

Trở thành điều dưỡng viên là mong muốn của mẹ cô Trịnh. Nhưng vì cô không đáp ứng được công việc nên không nhận được bằng điều dưỡng. Quả thực là lãng phí khi đi học điều dưỡng trong nhiều năm. Sau khi thuyết phục được cha mẹ, cô Trịnh trở lại trường để học ngành quản lý thông tin. Trong lĩnh vực mới này, cô Trịnh đã dần dần học hỏi được những kỹ năng khi thực tập qua vài vị trí và từ những góp ý của những người quản lý cho đến khi cuộc đời cô có chuyển biến mạnh mẽ khi bước vào tuổi 33.

Vật lộn với bệnh tật

Cô Trịnh đã phải phẫu thuật vào tháng 11 năm 2009 do bị viêm ruột thừa. Tỉnh dậy sau khi gây mê, cô rơi vào trạng thái thực vật. Cô không thể mở to mắt, cũng không thể mở miệng. Cô cũng không thể phản ứng khi các bác sĩ làm xét nghiệm và đặt ống vào trong cơ thể cô. Tuy nhận thức được mọi thứ xung quanh, nhưng điều duy nhất cô có thể làm là nghe được.

Cô Trịnh nhớ lại: “Nó quả thực rất đau. Các bác sĩ đã làm một loạt xét nghiệm và kết luận rằng do tuyến yên của tôi bị thu hẹp nên lượng thyroxine (hoóc môn tuyến giáp) và adrenaline (hoóc môn tuyến thượng thận) được sản xuất ra rất thấp. Em trai tôi cũng là bác sĩ. Sau khi thảo luận vấn đề của tôi với các bác sĩ, họ đã đồng ý cho tôi dùng nội tiết tố để bổ sung. Tôi không nhớ họ đã tiêm bao nhiêu mũi nội tiết tố vào cơ thể tôi nữa.”

Sau khi xuất viện, cô Trịnh nghỉ việc để hồi phục sức khỏe tại nhà. Các chức năng sống cơ bản của cô phụ thuộc nhiều vào lượng lớn các hoóc môn nội tiết tố và hoóc môn tuyến giáp.

“Những tác dụng phụ của thuốc khiến tôi lên cân,” cô nói, “ nó làm cho da bị mỏng đi và tích nước. Tôi bị sưng đến nỗi mặt căng tròn như quả bóng, vai to như con trâu, và dáng vóc như một con gấu. Tôi trước đó vốn đã không tự tin, thì nay lại càng trở nên tự ti hơn. Tôi bắt đầu có những thay đổi cảm xúc theo hướng tiêu cực và bị trầm cảm.”

Sức khỏe của cô Trịnh đã dần ổn định sau một năm nghỉ ngơi tại nhà. Vì không muốn cuộc sống trở nên nhàm chán vô nghĩa, cô bắt đầu gửi đơn tìm việc đến nhiều nơi. Cô nói: “Rất lạ là lần này mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ. Không lâu sau khi phỏng vấn, tôi được mời đi làm việc và mọi việc sau đó diễn ra thuận lợi cứ như thể có một thế lực vô hình trong vũ trụ dẫn dắt.”

Uy lực củaChuyển Pháp Luân

Mọi việc đều diễn ra thuận lợi trong một thời gian ngắn sau khi cô Trịnh bắt đầu công việc mới, nhưng sau đó cô lại bị bệnh vào tháng 6 năm 2012.

“Tôi đã sẵn sàng đi làm,” cô nói, “nhưng tôi không thể. Tôi nghe giọng nói của mẹ và nhận ra mình sắp sửa trễ giờ làm, nhưng tôi không thể cử động được. Toàn thân tôi tê cứng lại như đá. Tôi nghĩ: ‘Ôi trời, mình lại mắc bệnh nữa rồi.’ Niệm tiếp theo của tôi là: ‘Liệu vận xui này đến bao giờ mới kết thúc đây?’” Cô Trịnh ước gì mình chết đi còn hơn.

Vài ngày sau, cô Trịnh nghe thấy mẹ của cô đang nói chuyện qua điện thoại và kể về tình trạng bệnh tật của cô với giáo sư Dương Thạc Anh ở Khoa Quản trị kinh doanh Đại học Hòa Trung Sơn. Giáo sư Dương nói: “Chị có sách Chuyển Pháp Luân không? Hãy để cho cháu đọc và cháu sẽ ổn thôi.”

Cô Trịnh nhớ lại: “Mẹ tôi mở loa ngoài, nên tôi nghe được hết mọi thứ. Mẹ tôi không tin giáo sư Dương và nói cuốn sách không phải là thuốc. Mẹ tôi đặt câu hỏi làm sao một cuốn sách có thể chữa bệnh cho tôi trong khi các bác sĩ không thể. Giáo sư Dương vẫn nhất mực đề nghị, vì thế mẹ tôi đã đặt cuốn sách Chuyển Pháp Luân lên trên bụng của tôi. Đột nhiên, tôi cảm thấy một nguồn năng lượng tiến nhập vào cơ thể mình, nó mạnh mẽ đến nỗi tôi không thể thở được. Chỉ trong vài giây, tôi đã ngồi được dậy trên giường.”

Mẹ cô Trịnh đã không thể tin vào mắt mình – Con gái bà sau vài ngày phải nằm bệt trên giường nay đã ngồi được dậy. Bà bảo cô Trịnh đừng bỏ sót bất cứ dòng nào chữ nào và phải nhanh chóng đọc hết cuốn sách. “Tôi bắt đầu đọc từng trang từng trang một. Lúc đầu, tôi không cảm nhận được gì nhiều, nhưng khi tiếp tục đọc, tôi cảm nhận được nguồn năng lượng của cuốn sách, và càng đọc, tôi càng muốn tiếp tục. Cuốn sách đã giải đáp mọi ẩn đố về cuộc đời mà tôi đã từng thắc mắc kể từ khi còn bé.”

Trong sách, Sư phụ đã giảng:

“Với sinh mệnh trên tầng cao hơn mà xét, rằng sự phát triển của xã hội nhân loại, chẳng qua chỉ là sự phát triển chiểu theo quy luật phát triển đặc định mà thôi; do đó [về việc] người ta trong đời làm gì, họ có thể không an bài cho chư vị chiểu theo bản sự của chư vị. Trong Phật giáo giảng ‘nghiệp lực luân báo’: họ chiểu theo nghiệp lực của chư vị mà an bài cho chư vị; bản sự của chư vị có lớn đến mấy, [nhưng] chư vị không có đức, thì có thể cả đời chư vị chẳng có gì. Chư vị thấy rằng vị kia làm gì cũng không nên, [nhưng] đức của vị ấy lớn, [thì] vị ấy làm đại quan, phát đại tài. Người thường không nhìn thấy điểm này, họ cứ cho rằng bản thân họ cần phải làm chính những gì bản thân cần làm. Do vậy họ một đời tranh đấu ngược xuôi; cái tâm ấy bị tổn thương rất lớn, cảm thấy thật khổ, thật mệt, luôn bất bình trong tâm. Ăn không ngon, ngủ không yên, tâm ý nguội lạnh như tro tàn; khi về già, làm cho thân của mình thật tàn tạ, các thứ bệnh tật xuất hiện.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Khuôn mặt cô Trịnh ngập tràn nước mắt. Cô nói: “Từ khi lớn lên, tôi đã gặp quá nhiều khổ nạn và tất cả những gì tôi làm là chịu đựng và chịu đựng nhiều hơn nữa. Tôi không tìm được lối thoát và đã tích tụ rất nhiều oán hận. Chỉ có cuốn sách này mới giải khai nút thắt trong tâm tôi – cuối cùng tôi cũng đã hiểu tại sao mình lại gặp nhiều thống khổ trong cuộc sống.”

Ngày hôm sau, cô Trịnh bước ra khỏi giường, như thể đã quay trở lại cuộc sống thường nhật. Điều đầu tiên cô làm là tham gia vào một nhóm luyện công tại công viên.

2019-8-25-cultivation-story_01.jpg

Cô Trịnh Vũ Hàm đang luyện bài công pháp thứ năm của Pháp Luân Đại Pháp

Tuần thứ hai sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, chân cô bị sưng lên khiến cô không thể đi được giày. Em trai cô cho rằng đó là do bệnh viêm mô hình tổ ong. Tuy nhiên, các triệu chứng của cô khác với những trường hợp bị viêm mô hình tổ ong thông thường. Thậm chí vào lúc mà chân cô bị sưng và đau nhất thì nó cũng chỉ kéo dài trong vài giờ đồng hồ, điều đó khiến cho em trai cô cũng không tài nào hiểu được.

Không lâu sau chân của cô Trịnh trở lại bình thường, mặt và cơ thể của cô bị sưng do tác dụng phụ nội tiết tố cũng đã khỏi. Không chỉ lấy lại được vóc dáng thon gọn như xưa, mà cô ấy còn cảm thấy cơ thể tràn đầy năng lượng hơn bao giờ hết. Nhãn quang của cô về cuộc đời cũng đã thay đổi. Cô Trịnh biết rằng thân thể của mình đã được tịnh hóa, giống như điều đã được mô tả trong sách Chuyển Pháp Luân. Cô như thể đã được tái sinh trong nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp. Cô Trịnh giờ đây đã có một cơ thể mới, một tâm hồn được tẩy tịnh và tìm được chân ngã của mình.

Cuộc đời được cải biến

Khi tôi lớn lên, vì chứng kiến cảnh cha mẹ suốt ngày xung đột cãi vã nên đã nảy sinh tâm oán hận với gia đình mình và đã không nói chuyện với cha trong suốt 20 năm. Tôi nhận ra điều này là sai sau khi tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp. Sách Chuyển Pháp Luân đã dạy tôi rằng ‘toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.’ (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

“Làm sao mình có thể tu luyện khi cứ mãi ôm giữ tâm oán hận và chấp trước như thế?” cô nghĩ. “Tôi từ từ đào sâu vào ký ức tuổi thơ và hướng nội để tìm ra chấp trước. Cuối cùng tôi nhận ra đó không phải là lỗi của cha mẹ tôi; đó là tâm oán hận mà tôi đã dưỡng thành đối với cha mẹ khi tôi lớn lên.”

“Tuy không sống hòa thuận với nhau, nhưng họ đã phải làm việc vất vả để nuôi nấng hai chị em tôi. Cha mẹ tôi đã không bỏ cuộc. Tôi cố gắng để loại bỏ tâm oán hận và để tâm mình thuần tịnh như một đứa trẻ sơ sinh. Sau khi loại bỏ các chủng quan niệm, mọi thứ đã cải biến theo chiều hướng tốt hơn. Với tôi, cha mẹ giống như thiên thần và tôi trở nên hiếu thuận với họ. Cuối cùng, cuộc sống gia đình hòa ái tưởng chỉ xuất hiện trên phim ảnh thì nay cũng đã đến với gia đình tôi.”

Điều khiến cô Trịnh ngạc nhiên là, mối quan hệ giữa cô và em trai cũng biến chuyển. “Em trai tôi là niềm tự hào của cha mẹ, bởi học lực của cậu ấy luôn đứng đầu lớp. Điều đó khiến tôi cảm thấy mình yếu thế và vô cùng ghen tỵ. Tôi luôn cho rằng em tôi luôn coi thường và phê bình tôi. Lúc nhỏ, chúng tôi xem nhau như kẻ thù và luôn đánh nhau. Chúng tôi không bao giờ có giây phút bình yên nếu cả hai ở cùng một phòng.”

“Khi lớn lên, chúng tôi không còn xung đột nhiều như trước vì cậu ấy cố tình tránh mặt. Chúng tôi chưa bao giờ thực sự quan tâm lẫn nhau cho đến khi cậu ấy tận mắt chứng kiến Đại Pháp đã cải biến tôi ra sao, vì thế cậu ấy cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Bây giờ chúng tôi rất thân thiết với nhau – em tôi luôn quan tâm đến tôi và tôi cũng thường giúp đỡ cậu ấy. Chúng tôi học Pháp cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm và giúp nhau tinh tấn. Trước đây, chúng tôi chưa bao giờ có mối thân thiết như thế này.”

Sau khi loại bỏ đi những xiềng xích nặng nề của tâm nóng nảy, oán hận, và tiêu cực, cô Trịnh giờ đây trở nên lạc quan, thiện lương, và khỏe mạnh. Cô nói: “Tôi thực sự cảm ơn Sư phụ. Tôi cảm thấy mỗi quan ải trong cuộc đời mình đã được Sư phụ sắp xếp tỉ mỉ để dẫn tôi đến với Pháp và chuẩn bị sẵn để tôi có thể đắc Pháp.”

Giờ đây cô Trịnh cũng xem những năm tháng gian khổ trước khi tu luyện như là món quà tốt nhất trong cuộc đời cô.

Cô Trịnh nói: “Sư phụ đã an bài cho tôi đắc Pháp bằng cách này nên tôi phải chia sẻ câu chuyện của mình với những người khác. Tôi thực sự hy vọng rằng ngày càng có nhiều người hữu duyên hơn nữa biết được rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt!”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/28/391935.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/17/179918.html

Đăng ngày 27-09-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share