Bài viết của đệ tử Đại Pháp Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 26-05-2019] Gần đây, khi đọc bài viết của một đệ tử Đại Pháp tỉnh Hà Bắc có tựa đề Không nên “chống lại khổ nạn”trên Minh Huệ Net, trong tâm tôi tràn đầy cảm xúc. Trong tu luyện, tôi cũng thường hay có tình trạng “chống lại khổ nạn”. Quan niệm “chịu khổ chịu khó là chuyện xấu” của người hiện đại đã hình thành một thời gian dài thâm căn cố đế, ăn sâu vào xương tủy. Khi thanh tỉnh thì với các vấn đề lớn, tôi có thể ý thức được “chịu khổ chịu khó là chuyện tốt”, nhưng có lúc chỉ cần không chú ý một chút khi gặp phải vấn đề nhỏ thì tôi sẽ xem chịu khổ chịu khó là việc xấu.

Ví dụ như, quan niệm người thường của tôi về nóng và lạnh trước nay vẫn chưa hề có chuyển biến triệt để. Mỗi lần thay đồ đi ra ngoài thì tôi đều phải xem xem thời tiết hôm nay là trời nhiều mây hay trời nắng. Tôi còn mở cửa sổ ra để cảm thụ một chút nóng lạnh của khí trời để quyết định xem mặc đồ nào cho thích hợp. Mặc đồ dày thì sợ nóng, mặc đồ mỏng thì sợ lạnh; muốn mặc sao cho không mỏng không dày, không lạnh không nóng. Tóm lại là tôi muốn thoải mái, sợ khó chịu.

Lại nói ví dụ như, sau khi xuất hiện ma nạn nghiệp bệnh thì một số đồng tu trong tâm lập tức xem đó là việc xấu. Ngay khi đó họ hướng nội tìm chấp trước, phát chính niệm. Họ tìm cách làm cho việc xấu này mau chóng kết thúc. Nhưng nó không kết thúc, vì sao vậy? Chúng ta nghĩ xem, chúng ta chỉ chú ý đến bỏ chấp trước thôi. Quan niệm cũng là nhân tâm, chấp trước vào quan niệm cũng là chấp trước. Chúng ta không chuyển biến quan niệm mà lại coi chúng thành việc xấu mà đối đãi, cứ như vậy thì ở tại vấn đề này chẳng phải giống như người thường sao! Tâm tính chưa đề cao lên thì làm sao có thể kết thúc việc này đây!

Trong ma nạn nghiệp bệnh, các đồng tu xung quanh đối đãi vấn đề như thế nào, coi là chuyện tốt hay là chuyện xấu mà đối đãi, cũng là chuyển biến quan niệm, cộng đồng đề cao.

Từ điểm này tôi nhận thức được rằng, chúng ta trong tu luyện thực tế đều cảm giác buông bỏ chấp trước thật khó là bởi quan niệm của chúng ta chưa có chuyển biến triệt để. Với chấp trước sinh ra từ quan niệm, chúng ta muốn vứt bỏ chấp trước thì trước tiên phải chuyển biến quan niệm. Để chúng ta vứt bỏ những thứ bản thân cho là tốt thì chúng ta có nguyện ý vứt bỏ không? Ngay cả khi chúng ta vứt bỏ rồi thì cũng là miễn cưỡng vứt bỏ chứ không phải là cam tâm tình nguyện. Chúng ta chưa đạt đến cảnh giới chân chính vứt bỏ triệt để. Nếu như trong sâu thẳm nội tâm của bản thân vẫn cho rằng chịu khổ chịu khó là việc xấu thì khi chúng ta đối mặt với khổ nạn tất nhiên là sẽ sợ. Chỉ khi bản thân chuyển biến quan niệm rồi, cho rằng chịu khổ chịu nạn là việc tốt thì chúng ta mới vui vẻ, lạc quan, thản nhiên đối diện.

Nhân cơ hội này chúng ta cùng ôn lại giảng Pháp của Sư phụ.

Sư phụ giảng:

“Chư vị cần biết, tôi vẫn luôn nói rằng, đệ tử Đại Pháp xét vấn đề thì nhất định xét phản ngược lại, vì Tam giới là ‘phản’ [đảo] lại, nhưng chư vị cần phải đi ‘chính’. [Điều] người thường cho là không tốt, thì đã là một người tu luyện —sinh mệnh muốn ly khai nơi đây— lại là [điều] tốt. Nếu chư vị nhìn nhận cũng là giống như cách nghĩ của người thường, thì chư vị vĩnh viễn là người thường, chư vị vĩnh viễn không ly khai nơi đây. Do vậy chư vị gặp phải ma nạn thì đó chính là cơ hội để chư vị đề cao; nếu chư vị có thể hướng bên trong mà tìm, thì đó chính là chư vị đang vượt qua cửa khó, cơ hội tiến nhập sang trạng thái mới. Tại sao không xét [vấn đề] như thế? Gặp ma nạn liền đẩy ra ngoài.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2008)

Sư phụ giảng:

“Tu bản thân [thì] lấy những việc thống khổ bản thân, những kích động đến cảm tình, và can nhiễu đến tâm tính để coi như việc tốt. Chư vị coi những thống khổ của bản thân, và những ma nạn của bản thân chư vị thảy đều cho là chuyện xấu, thì đó chính là người thường. Thống khổ là hoàn bồi nợ nghiệp, những việc không thuận tâm là khiến tâm tính đề cao; là người thường mà giảng, thì thật ra cũng là cái Lý đó thôi. Đều là hoàn [trả] nghiệp, tiêu nghiệp rồi sẽ có đời sau tốt hơn; chỉ là người ta không minh bạch. Là người tu luyện, tiêu nghiệp rồi, tâm tính khi tu luyện đề cao lên rồi, cuối cùng viên mãn. Là một đệ tử Đại Pháp mà nói, đây là Pháp Lý cơ bản nhất, tối cơ bản. Có người mà mấy năm qua rồi, mà vẫn chưa cải biến quan niệm từ căn bản. Tu luyện được bao nhiêu năm rồi? Mà vẫn chưa thể nhìn vấn đề [theo] cách như vậy, vẫn chưa thể nhìn vấn đề từ chính diện.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2008)

Làm một người tu luyện Đại Pháp mà nói, từ đây về sau cho dù gặp phải sự tình gì, chúng ta nhất định phải dùng chính lý mà nhìn vấn đề. Chúng ta trước tiên xem sự tình này là việc tốt, sau đó thì mang tâm thái tích cực chủ động, lạc quan thản nhiên mà đối diện nó. Chúng ta đã nhận thức là việc tốt như thế rồi thì sẽ không sinh ra tâm sợ hãi. Chúng ta có thể làm đến được thản nhiên đối diện thì cũng sẽ không sinh ra tâm cầu sự tình mau chóng kết thúc, không cầu không sợ, không động nhân tâm. Chúng ta sẽ làm tốt mọi việc một cách dễ dàng.

Ví dụ như, khi có cảnh sát đến trước cửa thì lập tức nhận thức là cảnh sát đến là cơ hội để nghe chân tướng, là cơ hội cho chúng ta giảng chân tướng cứu độ thế nhân, cơ hội ma luyện đề cao bản thân. Sau khi xuất hiện nghiệp bệnh thì xem đây là cơ hội tốt đốc thúc bản thân nắm chắc tu luyện đề cao tâm tính. Từ đó, thời thời khắc khắc để tư tưởng của bản thân dung nhập trong Pháp mà nhìn từng ý, từng lời nói, từng hành vi, mỗi thời khắc đều dùng Pháp tu chính bản thân; chứ không đi quản việc cựu thế lực nghĩ thế nào hay quan niệm người thường nghĩ thế nào.

Làm được như vậy sẽ khiến chúng ta chỉ cần đối diện với ba việc mà Sư phụ an bài, đơn giản là đi làm cho tốt ba việc là được rồi.

Trên đây là chút thiển ngộ tu luyện ở giai đoạn hiện tại của cá nhân tôi, có điểm nào không phù hợp, mong đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/5/26/轉變「吃苦受難是壞事」的現代人觀念-387884.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/25/179049.html

Đăng ngày 20-09-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share