Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-05-2019] Trước hết cần nói rõ rằng, với tư cách là một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, tôi chưa bao giờ dám liên hệ “học Pháp” với “chấp trước” làm một. Hôm nay tôi muốn cùng giao lưu với các đồng tu về chủ đề này, hy vọng có thể khởi tác dụng tích cực, chân chính đắc Pháp, cộng đồng tinh tấn.

Cá nhân tôi ngộ rằng học Pháp không phải là chấp trước, bản thân việc học Pháp cũng không phải là chấp trước, nhưng khi mang theo tâm hữu cầu khi học Pháp lại trở thành một chấp trước, bản thân việc chấp vào hình thức học Pháp cũng lại là chấp trước.

Mọi người đều biết rằng học Pháp là một trong “ba việc” mà Sư tôn yêu cầu các đệ tử Đại Pháp làm tốt. Đó cũng là việc quan trọng đầu tiên để đảm bảo cơ bản cho sự viên mãn đắc đạo của người tu luyện, là yêu cầu căn bản nhất của tu luyện Đại Pháp đối với các đệ tử Đại Pháp. Cũng là kiến thức tu luyện cơ bản nhất mà một người tu luyện chân chính thực sự phải có. Tầm quan trọng của việc học Pháp là hiển nhiên và không thể nghi ngờ. Do đó, Sư phụ trong các lần giảng Pháp trước đây, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đều luôn luôn từ bi nhắc nhở các đệ tử Đại Pháp phải đọc sách cho nhiều, học Pháp cho nhiều.

Tuy nhiên, qua thời gian dài, tôi đã phát hiện ra một số hiện tượng trong giới đồng tu liên quan đến việc học Pháp. Tôi không có ý chê trách bất kỳ đồng tu nào, cũng không phải muốn cùng bất cứ ai tranh luận đúng hay sai. Tôi chỉ muốn cùng các đồng tu đưa hiện tượng này ra để giao lưu. Mục đích là để cùng nhau tinh tấn, cộng đồng đề cao.

Có một đồng tu, nhà cô ấy có điểm học Pháp chung. Mỗi lần chúng tôi đến nhà cô ấy để tham gia học Pháp nhóm, cô ấy nhất định đều sẽ cười tươi, vui vẻ, nhiệt tình tiếp đón nồng hậu, từ trong ra ngoài đều không thể giấu được niềm vui, thực sự nụ cười luôn thường trực trên khuôn mặt cô ấy. Cô nói rằng cô thích học Pháp nhất, và đặc biệt hoan nghênh mọi người đến nhà cô bất kể là học Pháp hay là vì điều gì khác, cô ấy chưa bao giờ tỏ ra chán nản. Từ trước đến giờ tôi thực sự ngưỡng mộ sự nhiệt tình và phương diện tích cực của cô đối với học Pháp nhóm. Bất kể trong hoàn cảnh nào, miễn là chỉ cần học Pháp thì liền tinh thần phấn chấn hẳn lên, tôi cho rằng đó là vì sự tinh tấn của đồng tu, thể hiện của sự tín Sư tín Pháp, đây là một đệ tử Đại Pháp đều lắng nghe lời của Sư phụ.

Nhưng điều khiến mọi người khó hiểu đó là, đã được một vài năm rồi, vị đồng tu này lại quan nạn trùng trùng, rắc rối không ngừng kéo đến. Đồng tu này cảm thấy bản thân sao mà tu mệt mỏi, rất mệt mỏi như vậy, có lúc rất mờ mịt, càng tu càng không biết thế nào, không có được cảm giác như trước đây tinh tấn đề cao như “một ngày nghìn dặm”. Cảm giác như càng tu càng không biết tu như thế nào. Một khi học Pháp thì lập tức người như được khởi tinh thần trở lại, nhưng khi bỏ sách xuống, rời xa môi trường học Pháp nhóm, thì lại không được, lại trở về trạng thái gần giống như người thường rồi. Tình trạng này đã diễn ra trong một thời gian dài và cho đến hiện tại vẫn không hề có dấu hiệu biến chuyển, không thấy nhiều cải thiện.

Nhóm học Pháp nhỏ cũng đã từng giao lưu nhiều lần về vấn đề này, nhưng chỉ cần khi nhắc đến vấn đề tương quan, thì bản thân cô ấy lại thao thao bất tuyệt, thể hiện rằng mọi thứ đều minh bạch được, Pháp lý của Sư phụ đều có thể hiểu được. Có nhiều khi vừa học Pháp xong, cô ấy liền nói đoạn Pháp này của Sư phụ giống như đang điểm hoá cho cô ấy. Nhưng khi gặp phải vấn đề cụ thể, thì đủ mọi nhân tâm lại xuất hiện, cô ấy không thể đối đãi một cách đúng đắn.

Trong quá trình tu luyện giữa người thường, cô ấy không thể chủ động độc lập, tâm ỷ lại rất mạnh, vô hình trung sẽ liên quan đến các đồng tu xung quanh phải dành nhiều thời gian và tinh lực hơn để “giúp đỡ” cô ấy. Sau một thời gian dài, các đồng tu ở điểm học Pháp này cũng trở nên bối rối không biết xử trí sao, những tâm này tâm nọ mà họ chỉ ra, cái nào cũng không hề ít, nhưng một khi sự việc hay các phiền phức xuất hiện, vẫn là nhân tâm chấp trước rất lớn. Nhóm học Pháp nhỏ bao gồm cả đồng tu này đều đã từng “hướng nội tìm”, nhưng vấn đề vẫn luôn tồn tại và nó đã được lặp lại nhiều lần. Rốt cuộc thì điều gì đã diễn ra?

Mọi người đều biết Pháp lý mà Sư phụ giảng “vô cầu nhi tự đắc.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996]) Nhưng hôm nay, tôi dường như hiểu được điều gì đó. Lý do tại sao trạng thái tu luyện của đồng tu lại lặp lại nhiều lần như vậy, tất nhiên, nguyên nhân chắc chắn là từ nhiều mặt. Giờ đây tôi nhận thấy rằng điều này dường như có liên quan đến “chấp trước” vào việc học Pháp. Nếu không, tại sao đồng tu rất quan tâm đến hình thức học Pháp nhóm? Tại sao lại quá phụ thuộc vào hình thức học Pháp nhóm và sự giúp đỡ của đồng tu?

Trước hết, những đồng tu như vậy thường hữu cầu vào việc học Pháp vì để giải quyết vấn đề mới đi học Pháp và tu luyện. Khi cơ thể chỗ nào khó chịu, nơi nào không được thoải mái thì nhanh chóng đi học Pháp, luyện công và phát chính niệm. Đối với những vấn đề rắc rối gặp phải ở người thường trong quá trình tu luyện, đều coi là sự can nhiễu của cựu thế lực, nhanh chóng học Pháp, hướng nội tìm. Bản thân lực lượng hữu hạn, cần nhanh chóng tìm đồng tu để học Pháp và phát chính niệm cùng, mà thông thường đây đều là những điều mà cá nhân có thể giải quyết hoặc làm được. A, tôi có Sư phụ quản, tương lai chắc chắn sẽ đắc đạo viên mãn, nhưng còn các con tôi thì sao? Chúng đều có một duyên phận rất lớn mới sinh vào nhà tôi, tôi đi rồi chúng phải làm sao? Tôi phải yêu cầu chúng học Pháp cùng, tu luyện cùng, tương lai khi rời đi cũng phải cùng nhau đi (tới viên mãn), ai cũng không thể lạc mất.

Thoạt đầu khi mới nghe, nhìn vào thì rất có đạo lý, không có gì là sai cả! Nhưng đằng sau cách nghĩ và cách làm này thì lại ẩn giấu nhân tâm quá nhiều, tình quá nặng! Kết quả là khi ép bọn trẻ tu luyện, trên hình thức thì như là chúng có đọc sách, học Pháp, nhưng kết quả có nhập tâm hay không cũng không biết được, thậm chí xuất hiện hiện tượng trẻ chống đối học Pháp, phát sinh tâm lý đề kháng, kết quả chẳng phải là hoàn toàn ngược lại? Làm gì có chuyện ép buộc người khác, bắt buộc người ta phải tu luyện? Chỉ cần bạn cung cấp cho trẻ một môi trường và điều kiện tu luyện, buông bỏ nhân nhân và cái tình này, tuỳ kỳ tự nhiên, cơ duyên một khi tới, đứa trẻ tất sẽ tự xuất phát từ đáy lòng mà tự nhiên bước vào tu luyện Đại Pháp. Đây chính là trăng đến rằm trăng sẽ tròn; trẻ con khi lớn sẽ biết xử sự đúng mực.

Sau đó đào sâu hơn nữa, đằng sau việc học Pháp vẫn còn có rất nhiều nhân tâm. Có đồng tu trong hình thế Chính Pháp mà sợ bị lạc mất, không theo kịp, không thể viên mãn, đây chính là biểu hiện của bản thân “chấp trước vào viên mãn”.

Đồng thời, không ít đồng tu không mấy nhiệt tâm học Pháp, mà chỉ yêu thích hình thức học Pháp, thích náo nhiệt và tụ tập nhóm lớn. Học Pháp tập thể, nhiều người lực lượng lớn, còn có thể thuận tiện tìm đồng tu để giúp giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống. Khi cầu cạnh sự giúp đỡ của người thường họ hàng thân thích, bạn bè mà không được thì lại nhờ các đồng tu giúp đỡ. Người tu luyện lại luôn biết lo nghĩ cho người khác, không cầu danh, không mong báo đáp, không có áp lực lo lắng về tư tưởng. Không khó để nhận thấy tình đồng tu rất nặng và tâm ỷ lại phụ thuộc rất mạnh, đây cũng thể hiện chưa thật sự và hoàn toàn tín Sư tín Pháp.

Trong người thường, thế sự rối ren, các sự việc thế tục cuộn khắp thân, một số đồng tu không có thời gian để làm toàn bộ và làm “ba việc”, vậy nên chỉ có thể nắm chắc những gì bản thân có thể làm. Đó chính là tận dụng tối đa thời gian học Pháp, mặc dù có thể không đủ tinh tấn cũng có thể tính là qua rồi, đây chính là mang tâm đối phó với việc cần phải làm. Ngoài ra, học Pháp ở nhà vừa an toàn, thoải mái, lại không gặp phải vấn đề hay rắc rối gì lớn. Ngược lại đi ra ngoài phát tài liệu, giảng chân tướng cứu người lại rất nhiều rủi ro nguy hiểm! Đây chẳng phải là tâm an dật, tâm sợ hãi? Tất cả những thứ này đều không phải là ít.

Suy nghĩ sâu hơn nữa, một số người học Pháp nhưng lại không hề đắc Pháp. Lý do tại sao không thể đề cao từ trong Pháp là gì? Đó chính là chỉ chú trọng đến bản thân hình thức của phương pháp học Pháp này mà xem nhẹ sự đề cao tâm tính, không ý thức được rằng cần thực tu bản thân, không chú ý tu bỏ các loại nhân tâm đằng sau chấp trước này. Đằng sau hình thức “học Pháp” này pha lẫn rất nhiều nhân tâm như vậy, nội hàm của Đại Pháp làm sao có thể triển hiện cho bạn thấy? Nếu không có sự triển hiện của Pháp lý, bạn có thể “ngộ” ra gì điều của con người? Tự mình không thể ngộ đạo, bạn làm sao có thể thăng hoa từ trong Pháp, đề cao lên? Nếu bạn không thể thăng hoa trong Pháp, đề cao, vậy thì chỉ có thể trong các phiền toái khó khăn mà không ngừng bị sứt đầu mẻ trán, khó mà tự thoát khỏi.

Một số người cảm thấy rằng, chỉ cần có cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, một khi học Pháp liền không có bất kỳ nhân tâm nào nữa, mọi thứ rối bời trong thế tục cái gì cũng quên hết. Chỉ cần đến nhóm học Pháp nhỏ, gặp đồng tu, học Pháp, người liền khởi tinh thần đầy đủ và lại vực dậy được. Chính vì điều này chúng ta càng cần phải biết ơn hơn nữa, đó là nhờ sự vĩ đại của Sư tôn, là sự thể hiện của Pháp lực và uy đức vô biên của Sư tôn, đó cũng chính là “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh” (Chuyển Pháp Luân). Làm một đệ tử Đại Pháp làm sao chúng ta dám đem điều này nói rằng do tự mình tu luyện thế nào đó? Hơn nữa chúng ta lại đang tu luyện giữa người thường, đột nhiên quan nạn, khảo nghiệm xuất hiện, nó sẽ không đợi bạn nhấc sách Đại Pháp lên hoặc đợi cho đến khi đồng tu cùng xuất hiện rồi đến khảo nghiệm bạn hoặc can nhiễu bạn. Tu luyện chung quy là việc của tự mình, làm thế nào có thể một mực hữu cầu vào Đại Pháp, lúc nào cũng dựa vào đồng tu? Chỉ cần rời cây gậy chống lưng liền ngã, như vậy có được không? Đó đâu phải là chân tu, thực tu?

Sư tôn đã giảng:

“Như mọi người đã biết, ôm giữ một tâm thái nào khi học Pháp thì mới có thể thấy được Pháp lý? Điều này không cần tôi nói nhiều, mọi người đều đã biết. Khi cặp mắt của chư vị đọc Pháp mà tư tưởng lại không đặt tại Pháp, mọi người thử nghĩ xem, đó chẳng phải tương đương với chư vị phí công đọc ư? Đây là đọc cho ai vậy? Bản thân mình không học. Chẳng phải tôi đã bảo mọi người rằng phải để cho bản thân mình thực sự đắc công? Vậy nếu như khi học Pháp mà tư tưởng không đặt tại Pháp, thì chư vị để ai học Pháp đây? [Tôi] không phê bình, mà là nói cho chư vị [hiểu]; tình huống này hết sức trọng yếu. Do vậy, bất kể là bận đến mấy, khi chư vị học Pháp, thì tư tưởng nào cũng đều cần vứt bỏ; hoàn toàn không suy nghĩ gì khác, chính là học Pháp. Có thể là khi chư vị học Pháp, thì vấn đề chư vị đang cân nhắc đều đã giúp chư vị giải quyết rồi, bởi vì đằng sau mỗi chữ đều là Phật Đạo Thần; chư vị mong nghĩ giải quyết điều gì, trước mắt chư vị đang lo lắng thực hiện gấp điều gì, thì họ lẽ nào không thể biết rõ? Vậy lẽ nào không thể bảo chư vị? Tuy nhiên có một điểm, chư vị cần phải làm đến được điều là không ôm giữ tâm hữu cầu khi học Pháp; vấn đề này bản thân mọi người đều đã rõ từ lâu; không thể ôm giữ cái tâm chấp trước cầu giải quyết vấn đề mà đọc Pháp; chư vị thật tĩnh mà đọc, hiệu quả thu được nhất định sẽ rất tốt. Do vậy khi học Pháp mọi người không được nhắm vào hình thức; tuy nhiên nhất định cần vứt bỏ các tâm để đọc, học Pháp một cách chân chính, tư tưởng không được dấy động; hễ [tinh] thần nhãng đi, thì cũng như là phí công học Pháp. Về một phương diện khác mà giảng, thì nếu như khi học Pháp mà tư tưởng không đặt tại Pháp, thì không chỉ là vấn đề hình thức, trên thực tế nó tương đương với việc người học Pháp không thật sự tôn kính đối với Pháp; như vậy Pháp có thể hiển lộ xuất lai hay không? Từ điểm này mà giảng, mọi người nhất định phải vứt bỏ các tâm để học Pháp, lúc bận rộn phải chú ý ổn định tâm để học Pháp.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Florida ở Mỹ quốc [2001])

Là một đệ tử chân tu Pháp Luân Đại Pháp, nhất định phải nghe lời Sư phụ, cần đọc sách cho nhiều, học Pháp nhiều, điều này là nhất định. Nhưng nếu coi việc xem sách, đọc sách, đọc niệm, học thuộc hoặc chép sách, hay là đến nhóm học Pháp để cùng đọc với nhau, giao lưu với nhau v.v.. coi những thứ hình thức này biến thành động lực tinh tấn, qua đó cho rằng tự mình đã theo kịp tiến trình Chính Pháp, coi những điều này hoàn toàn đồng nghĩa với bản thân của tu luyện, đây chính là chỉ nhìn một phương diện mà cho là toàn thể, chính là đã đi lệch rồi. Thời kỳ Chính Pháp, đệ tử Đại Pháp nhất định phải làm “ba việc”, cùng tiến lên, đây mới là tu luyện Chính Pháp chân chính dũng mãnh tinh tấn.

Khi học Pháp, chúng ta thực sự phải tự hỏi bản thân rằng rốt cuộc tại sao học Pháp, mục đích của học Pháp là gì và học Pháp như thế nào? Đây không phải là một câu hỏi đơn giản, mà là một chìa khóa quan trọng để xem học Pháp có đắc Pháp hay không, tu luyện viên mãn hay không?

Mỗi một người ngộ ra ở một tầng thứ, đằng sau chấp trước học Pháp, đằng sau đó có bao hàm rất nhiều nhân tâm, đó cũng là chấp trước vào viên vãn cá nhân, đây là gốc rễ của vấn đề.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/31/学法不能带着有求之心-387971.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/6/29/178249.html

Đăng ngày 20-09-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share