Tên: Quách Thụ Huy
Giới tính: Nam
Tuổi: khoảng 40
Địa chỉ: Chưa rõ
Nghề nghiệp: nhân viên chính phủ
Ngày bị bắt gần đây nhất: tháng 3 năm 2004
Nơi bị giam gần đây nhất: Trại lao động Triêu Dương Câu ở thành phố Trường Xuân
Thành phố: Trường Xuân
Tỉnh: Cát Lâm
Hình thức bức hại: bỏ tù, sa thải, tẩy não, tống tiền, lục soát nhà, lao động cưỡng bức, thẩm vấn, đánh đập

[MINH HUỆ 31-12-2009] Ông Quách Thụ Huy từng là một nhân viên tại Mặt trận thống nhất huyện Đông Quang, tỉnh Hà Bắc. Ông Quách hưởng lợi ích rất lớn từ Pháp Luân Công và tự mình thực hiện theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Ông đã nhận 2 giải thưởng và danh hiệu “Cá nhân xuất sắc” từ chính quyền huyện. Tuy nhiên, những kẻ bức hại đã ám ảnh ông trong một thập niên vì niềm tin của ông vào Pháp Luân Công.

Ông bị bắt bấp hợp pháp nhiều lần và đã quyết định rời nơi làm việc của mình trong 5 năm, để tránh cuộc bức hại. Ông nằm trong danh sách đen của cảnh sát và bị quấy nhiễu vào tất cả những ngày gọi là ngày “nhạy cảm”.

Ông Quách trở về nơi làm việc cũ sau tết nguyên đán Trung Quốc 2007, sau 6 năm ở tù và sống đời tha hương và yêu cầu được trở lại công việc của ông. Bí thư xã đã bị thay thế, và bí thư mới nói ông phải yêu cầu sự chấp thuận từ Phòng 610 của huyện Trong cuộc giam giữ trái với hiến pháp của cảnh sát đối với các hỗ trợ tình nguyện viên Pháp Luân Công ở huyện Đông Quang vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông Quách đã đến Văn phòng thỉnh nguyện Bắc Kinh, để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Cảnh sát đã đưa ông đến một cơ sở tẩy não được tổ chức bởi Cục giao thông và Phòng 610 ở huyện. Ông miễn cưỡng đồng ý từ bỏ Pháp Luân Công dưới sự áp lực. Tà Đức Hưng, bí thư đảng Ủy ban tư pháp và chính trị huyện Đông Quang và người đứng đầu Phòng 610 Hồ Triêu Hoa chịu trách nhiệm cho cuộc bức hại.

Ông Quách đã viết những lá thư gửi đến Văn phòng thỉnh nguyện hội đồng nhà nước và chính quyền quận vào đầu năm 2000 để giải thích sự thật về Pháp Luân Công. Các viên chức từ Khu an ninh và chính trị đã giam ông trong 45 ngày vì ông tham gia vào mội buổi họp tất niên với bạn cùng lớp cũ mà cũng là các học viên. Nhân viên Hoắc Hưng Trì và các người khác đã lục soát nhà ông và lấy đi một máy quay phim và nhiều sách Pháp Luân Công. Họ chụp hình và lấy dấu tay của ông tại trung tâm giam giữ và buộc ông viết một thư bảo đảm, để chối bỏ niềm tin của ông. Cha mẹ ông bị ép phải trả 4000 nhân dân tệ “phí bảo đảm” và ông được bảo lãnh ra. Ông Quách sau đó bị gửi đi làm việc như một nhân viên hành chính tại một cục quản lý nghèo nhất xã.

Chính quyền xã đã nhốt từ 10 đến 20 học viên từ nhiều thôn vào một nhà ga trong tháng 1 năm 2001 để ngăn họ đến Bắc Kinh. Ông Quách Thụ Huy đã viết nhiều lá thư đến các nhân viên của xã và yêu cầu thả các học viên này. Ông viết nhiều bức thư gửi đến Khu an ninh và chính trị huyện vào tháng 2 năm 2001 và yêu cầu gỡ bỏ tình trạng “bảo lãnh chờ thẩm vấn” ông. Các nhân viên từ Đơn vị trách nhiệm trường hợp đặc biệt của huyện [được lập ra để bức hại Pháp Luân Công] đã đến nơi ông làm việc và bắt ông, đưa ông đến trung tâm giam giữ huyện và giữ ông ở đó 32 ngày. Họ cũng lục soát văn phòng của ông và lấy đi băng ghi âm của ông và các vật dụng cá nhân khác. Các kẻ bức hại sau đó lục soát nhà ông. Gia đình ông đã hối lộ cho Khu an ninh và chính trị 1,000 nhân dân tệ [để đảm bảo việc thả ông]. Các nhân viên của trung tâm giam giữ đã tống tiền 3,000 nhân dân tệ khác và thêm 400 nhân dân tệ “phí đồ ăn” trước khi thả ông Quách.

Trong khi bị giam, ông bị buộc làm việc 10 giờ một ngày để tiếp tục tập các bài công pháp Pháp Luân Công. Các viên chức chịu trách nhiệm cho cuộc bức hại bao gồm Vương Hi Kiệt, bí thư chính trị tại đồn cảnh sát huyện và Triệu Lan Phân, trưởng chính trị tại Sở cảnh sát Cổ Sơn ở thôn Thấm, huyện Đông Quang.

Cuộc sống tha hương

Các viên chức từ Cục an ninh nội địa huyện đã dẫn ông đi vào tháng 9 năm 2001. Các viên chức từ Cục cảnh sát giao thông huyện đưa ông đến một phòng và khóa ông vào một ống sưởi ấm. Gia đình ông liên tục nói chuyện với cảnh sát. Các nhân viên chuyển ông đến Sở cảnh sát xã Thành Quan vào ngày hôm sau. Ông chạy thoát vào một đêm trong khi đi vào nhà tắm và sống tha hương hơn 3 năm. Ông cũng viết thư đến cảnh sát và bí thư đảng tại văn phòng chính quyền nơi ông làm việc và yêu cầu họ dừng việc tìm kiếm ông.

Bị tra tấn tại trung tâm giam giữ và trại lao động

Ông đã dán một vài tấm hình có dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” tại các nơi công cộng trong một huyện ở Bạch Sơn, tỉnh Cát Lâm vào tháng 3 năm 2004. Ông không để ý đến cảnh nhân viên đặc vụ Đội an ninh quốc gia trên đường. Các nhân viên đợi đến khi ông ngừng việc dán các tấm hình để tiến đến phía ông.

Các nhân viên đưa ông đến một trung tâm giam giữ nơi họ thẩm vấn ông liên tục và yêu cầu được biết mối liên lạc với các đồng tu địa phương. Các tù nhân hành hung ông sau khi nhận được sự chấp thuận ngầm từ các cai ngục. Đứng đầu tù nhân trong xà lim đầu tiên ra lệnh ông đứng xoay mặt vào tường và thúc cùi chỏ thô bạo vào lưng ông Quách, làm ông tưởng như lưng ông bị gãy. Tại xà lim thứ 2, đứng đầu tù nhân tát tàn bạo vào 2 tai ông, làm cho tạm thời mất khả năng nghe. Ông phục hồi lại khả năng nghe nhiều ngày sau. Ở xà lim thứ 3, đứng đầu tù nhân đánh ông đến khi ông trở nên mất phương hướng. Khi ông trong một trung tâm giam giữ, các nhân viên cảnh sát từ xã Phủ Tùng đã lục soát nơi ông ở và lấy đi hàng ngàn nhân dân tệ tiền mặt và các đồ dùng cá nhân.

Sau 5 tháng trong trung tâm giam giữ, đội trưởng cảnh sát Quách bảo ông rằng họ sẽ thả ông ra nếu ông đưa tên thật của những người liên lạc của Pháp Luân Công. Ông nói ông không biết người liên lạc; cho nên, ông bị gửi đến Trại lao động Triêu Dương Câu ở thành phố Trường Xuân.

Ông bị giữ tại một cục mà đứng đầu bởi một chuyên gia gọi là “chuyên gia cải huấn” tên là Cao Chí Lộc người đã tấn công ông hằng ngày với những lời dối trá, thỉnh thoảng đến nửa đêm. Điều đó đặt ông dưới sự áp lực rất lớn. Hai tháng sau ông bị chuyển đến một cục khác nơi ông bị buộc làm gỗ dán. Ba tháng sau, đứng đầu trại lao động Từ Tiểu Minh nói tại một cuộc họp rằng tỷ lệ “chuyển hóa” phải là 95%.

Một đêm Lý Đông ra lệnh cho người đứng đầu tù nhân là Từ Phúc Mao từ thôn Nam Quang, thành phố Trường Xuân và nhiều tù nhân khác đến gần ông Quách Thụ Huy. Họ bảo ông ký một giấy bảo đảm; nếu không thì họ sẽ theo chỉ thị của cục trưởng Lưu Ái Quốc. Một cá nhân tuyên bố rằng không có gì quá mức trong việc cải huấn các tù nhân, họ sẽ chỉ phải viết một bản tường trình tự phê bình nếu họ vô tình giết chết ông. Họ đánh đập ông khi ông từ chối ký vào giấy. Ông nghe tiếng động lớn khi máu chảy trên mặt ông, và hai mắt của ông sưng húp. Họ cũng tấn công dữ dội vào cơ quan sinh dục của ông bằng đầu gối của họ. Một giờ sau, ông không thể chịu đựng nữa và ký vào giấy.

Theo các học viên đã bị giữ tại trại lao động này, “cải tạo” chỉ là bước đầu tiên của dày vò tâm lý. Các học viên đã ký vào giấy bảo đảm sẽ phải báo cáo định kỳ suy nghĩ của họ đến chính quyền trại lao động người muốn xác định rằng họ thật sự “cải tạo.” Nếu các cai ngục nghĩ rằng việc “cải tạo” không hoàn thiện họ sẽ bị kéo dài bản án. Nhiều học viên thà nhận một bản án kéo dài hơn là viết các báo cáo phỉ báng Pháp Luân Công. Chính quyền gọi việc từ chối phản bội lương tâm là chống đối, nghĩa là không đủ điều kiện để được giảm án. Ông Quách Thụ Huy đã viết các suy nghĩ liên quan đến làm thế nào để trở thành một người tốt trong tương lai để tránh bị gọi là “chống đối” và trong một nỗ lực để rời trại lao động càng sớm càng tốt.


Bản tiếng Hán https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/31/215382.html
Bản tiếng Anh https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/11/113812.html
Đăng ngày: 15-01-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share