[MINH HUỆ 21 – 12 – 2009] Hướng nội mà tìm yêu cầu đề xuất của Sư Phụ đối với chúng ta khi mới bắt đầu bước vào tu luyện. Chỉ đạo ấy đã được nhấn mạnh nhắc đi nhắc lại cho đến ngày nay. Tôi nghĩ rằng đây là pháp lý cơ bản để đánh giá xem chúng ta có phải người chân tu hay không. Khi mâu thuẫn đến, bất luận là gì thì chúng ta cũng phải tự nhìn vào bên trong, không để bị hiển tượng biểu hiện bên ngoài mê hoặc thì đó mới đúng là tu luyện. Bằng không, thì không phải tu luyện. Đối với pháp lý cơ bản nhất này, mỗi người tu luyện chúng ta đều hiểu. Khi nó xảy đến đối với người khác thì đã thấy rõ, nhưng khi mâu thuẩn xảy ra với bản thân thì quan niệm người thường lại cho rằng mình đúng, luôn muốn tìm kiếm lý do khách quan, nhìn vào người khác.

Tôi biết có trường hợp đồng tu là vợ chồng, từ lúc bắt đầu tu luyện cho đến nay họ vẫn giữ một quan niệm về người mẹ bên chồng và bên vợ. Bọn họ đều nghĩ rằng đối phương là sai. Cho nên ngày ngày có nhiều việc không hay xảy ra trong gia đình và đã ảnh hưởng không tốt đến Đại Pháp. Kỳ thực theo cái lý thông thường thì bên kia là sai, nhưng đã là người tu luyện nhảy xuất ra khỏi nhận thức người thường thì không thể dụng quan điểm như thế được. Người ấy phải nhìn vào chấp trước bên trong mà đã gây ra vụ việc đáng tiếc này. Tại sao mâu thuẫn cứ xảy ra mãi? Có phải nhận thức của tôi đã đủ trong vấn đề này? Có đúng là tôi phải trả nợ nghiệp không? Chúng ta phải nhìn sự việc dựa trên quan điểm của người tu luyện, không phải trên quan điểm người thường. Đây là cách duy nhất để giải quyết vấn đề.

Sư Phụ đã căn dặn chúng ta phải nhìn vào trong. Phương pháp này lẽ nào chúng ta không trân quý cho được? Khi mâu thuẫn đến thì chúng ta phải biết nắm bắt lấy nó mà xem xét, không được buông rơi đi, điều đó chẳng phải chúng ta đang đề cao tầng thứ của mình hay sao? Hơn nữa, Sư Phụ bảo chúng ta phải tu luyện ngay trong hoàn cảnh xã hội người thường, tức là muốn chúng ta phải cân bằng tốt các mối quan hệ gia đình, xã hội, công việc, tự mình vững bước tu luyện thì mới có thêm sức mạnh để chứng thực Đại Pháp, thì mới có thể kiến lập uy đức lớn hơn nữa của chúng ta, chúng sinh mới có thể kỳ vọng vào được.

Tôi lúc tự mình thực tu cũng như trong khi gặp mâu thuẫn. Lúc va chạm quan niệm giữa Thần và Người trong tôi, đôi khi biết rõ rằng đó là ma tính của bản thân, đó là điều mà Sư Phụ muốn đệ tử phải đề cao. Có lúc cố nhẫn cho được nhưng trong tâm không thể buông bỏ. Ví dụ gần đây nhất là lúc ngồi đả tọa, đồng tu đã nhắc nhở tay tôi đặt bị thấp. Có lúc tôi thấy rõ ràng tay tôi đặt đúng, vậy mà trong tâm cứ phiền nhiễu mãi chuyện tay với tay. Tâm tôi nghĩ: Anh luyện công anh phải nhắm mắt, làm sao anh có thể mở mắt hoài để nhìn người khác chứ. Lát sau tôi mới ngộ ra rằng đó là do ma tâm của tôi, không chịu nghe góp ý của người khác mà chỉ muốn nghe những lời thuận tai thôi. Hôm nay ngồi đả tọa lại thì đột nhiên tôi cảm thấy toàn thân nóng lên. Tôi biết rằng Sư Phụ đang giúp tôi tịnh hóa thân thể để tiêu trừ những thứ vật chất bất hảo trong người tôi đi, cảnh giới lại được nâng cao lên.

Mâu thuẫn đến là giúp cho chúng ta đề cao tâm tính, để chúng ta thăng hoa cảnh giới tu luyện, tại sao đôi khi chúng ta lại không chịu chấp nhận xem xét nó chứ? Tìm vào nguyên nhân. Tôi nghĩ hay là chúng ta đã “lối tư duy như một người đời, đã hình thành qua hàng nghìn năm ăn sâu vào xương tuỷ ” ( trong “Tinh tấn yếu chỉ” bài <lời cảnh tỉnh> ) điều đó đã ngăn chặn việc đề cao tầng thứ của chúng ta. Sư Phụ nói với chúng ta rằng trong vũ trụ này các Pháp lý đều đảo ngược, cho nên chúng ta không thể dùng lý luận thông thường để đo lường đúng sai các mâu thuẫn. Những người tu luyện chúng ta đều minh bạch biết rằng tu luyện là để tống khứ tâm người thường, nếu như cứ ôm giữ tâm người thường mà không buông bỏ thì chính là tạo thêm chướng ngại cho việc tu luyện của bản thân.
Chỉ có vứt bỏ nó đi, thì con đường tu luyện chúng ta mới càng ngày càng thuận buồm xuôi gió.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/21/214781.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/8/113746.html
Đăng ngày: 21– 01 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share