[MINH HUỆ 26-12-2009] Đầu năm nay cháu trai bốn tuổi của tôi đã đi nhà trẻ. Nó thường hay bị ốm, sốt cao và ho. Mỗi khi nó bị ốm, tôi phải đưa nó tới bệnh viện, do đó tôi đã lo lắng rằng thời gian tập công học Pháp của tôi sẽ bị rút ngắn. Tôi đã bảo nó đọc nhẩm, “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân Thiện Nhẫn hảo.” Nó đã cẩn thận làm theo và còn đọc thêm, “Sư Phụ Lý hảo.”

Thuờng thì khi tôi phát chính niệm, nó sẽ đọc nhẩm bên cạnh tôi. Tôi rất vui về nó. Tuy nhiên, bệnh của nó vẫn còn và tôi cảm thấy lo lắng về điều đó. Tôi liên tục tự hỏi bản thân, “Nguyên nhân nào gây ra điều này? Tại sao nó lại bị ốm thường xuyên như vậy?

Một ngày vào tháng 9, khi tôi đang phát chính niệm, ý nghĩ lo lắng này lại nổi lên. Tôi tự hỏi bản thân mình, “Tại sao mình không vứt bỏ đuợc cái ý nghĩ này? Khi cháu trai của chị gái tôi bị ốm, tôi đã không lo lắng về nó. Đây chẳng phải là tình cảm nguời thuờng hay sao? Có phải nó bắt nguồn từ sự ích kỷ hay không? Có phải là ích kỷ khi tôi nghĩ việc đưa cháu mình đến bệnh viện là tốn thời gian để tu luyện hay không? Ích kỷ là phần lưu lại của vũ trụ cũ. Là một đệ tử Đại Pháp, chúng ta không nên dính mắc vào nó.” Tới lúc này, tôi nhận ra rằng vấn đề là ở sự lo lắng về lợi ích cá nhân của tôi khi đối nghịch với lợi ích của nguời khác. Chính sự thiếu từ bi của tôi đã gây ra vấn đề. Khi mà tôi phát hiện đuợc vấn đề, tôi cảm thấy thư thái và tốt hơn rất nhiều.

Kinh nghiệm của tôi giống như những gì Sư Phụ đã giảng,

Trước đây tôi đã giảng, tôi nói rằng trên thực tế hết thảy những gì phát sinh tại xã hội người thường, hiện nay, đều là do tâm các đệ tử Đại Pháp tạo thành.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ Quốc)

Ngay ngày hôm sau, con dâu tôi gọi điện và nói rằng cháu trai của tôi đã khỏi sốt. Sự việc này đã cho thấy rằng việc huớng nội để tìm ra vấn đề của chúng ta là quan trọng như thế nào, đó cũng chính là nguyên nhân thật sự của những sự việc đang xảy ra với chúng ta.

Tôi cũng học đuợc rằng khi chúng ta gặp phải việc xấu, chúng ta cần phải huớng nội vô điều kiện để tìm ra nguyên nhân. Cần phải đảm bảo rằng mọi ý nghĩ đều phải phù hợp với Chân Thiện Nhẫn, để chúng ta có thể xứng đáng là đệ tử Đại Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/26/215101.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/6/113715.html
Đăng ngày: 16-01-2010, bản dịch có thể đuợc hiệu chỉnh trong tuơng lai để sát hơn với nguyên bản.

Share