Bài viết của một học viên ở tỉnh Sơn Đông

[MINH HUỆ 17-11-2009] Hôm nọ, ngay khi tôi mở trang web Minh Huệ, tôi liền nhìn thấy bài “Giảng Pháp tại Pháp hội Manhattan” của Sư Phụ năm 2006. Tôi ngồi một mạch đọc hai lần. Dường như là nhiều điều được giảng trong đó như nhắm thẳng vào tôi. Tôi hướng nội tìm sau khi học Pháp. Tại sao tôi lại không chịu bị người khác phê bình? Sư Phụ giảng,

“Không thể để người khác nói [phê bình] nguyên từ các chấp trước khác nhau.”

Cái gì ẩn giấu đằng sau việc không sẵn sàng lắng nghe người khác nói của tôi? Do vậy tôi đào sâu hơn vào chính bản thân mình và cuối cùng tìm thấy chấp trước cứng đầu nhất: “tự ngã!”

Cái chấp trước vào tự ngã này biểu hiện ra theo nhiều cách. Nó có thể thể hiện ra ở sở làm, ở nhà, trước mặt người lớn, trước mặt trẻ con và trước mặt các bạn đồng tu. Ở nhà, tôi luôn luôn quan tâm tới việc người khác đang làm gì. Tôi muốn có thể kiểm soát được mọi thứ dù lớn hay nhỏ bởi vì tôi luôn nghĩ cách làm của tôi là tốt nhất. Chồng tôi thường nói, “Mục đích của việc thảo luận là gì? Không kể bất cứ điều gì mà chúng ta thảo luận, chúng ta luôn phải làm theo cách của em!” Điều đó thể hiện rằng tôi quá chấp trước vào tự ngã đến nỗi tôi không thể chấp nhận ý kiến và sự góp ý của người khác.

Tôi là một kế toán. Khi cấp trên đưa ra các phương hướng cho tôi làm một việc nào đó theo một cách cụ thể, tôi tự nghĩ: Anh không hiểu công việc kế toán, tại sao tôi lại phải làm theo cách của anh? Tôi là người phải chịu trách nhiệm khi xảy ra vấn đề, do đó đôi khi giữa chúng tôi có một bầu không khí không vui vẻ. Nếu tôi có thể từ bỏ chấp trước vào tự ngã và giải thích rõ ràng những nguyên tắc, điều chỉnh kế toán và sự gắn kết cũng như kết quả của chúng thì có thể anh ấy sẽ hiểu và cân nhắc lại để sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Điều này cũng thể hiện rằng chúng ta, những người tu luyện, đang thực sự hành động cho lợi ích của những người khác, qua đó đặt được một nền tảng tốt cho việc giảng chân tướng tốt hơn.

“Thói quen được dưỡng thành dần dần qua thời gian, loại thói quen ấy có nguyên lai từ những chấp trước khác nhau. Có chấp trước vào thể diện; [thì] bị người ta nói [những gì] cảm thấy ngượng ngùng, về phương diện này chính là sẽ xúc động cái tâm không thể bị nói [phê bình]. Cũng có người cảm thấy bản thân là người phụ trách hạng mục [công việc] thì không thể để người ta nói [phê bình]. Cũng có người là có sở trường ở một phương diện nào đó và không để người ta nói. Cũng có người đối với những ai mà có ý kiến không tốt nên vì thế mà không để người ta nói; v.v. đủ loại phương diện.” (Giảng Pháp tại Manhattan 2006)

Đối chiếu bản thân với đoạn Pháp này, tôi đã minh bạch nhìn ra chấp trước này – “không nghe người khác nói vì có thành kiến với người khác.” Có một đồng tu thường hay chia sẻ kinh nghiệm với tôi trong khi chúng tôi đang làm việc ở một điểm sản xuất tài liệu. Tôi không thích cái kiểu nói không ngừng của cô ấy. Trong một thời gian ngắn, tôi đã thậm chí không muốn thấy mặt cô ấy và nghĩ rằng thật phí thời giờ để nói chuyện với cô ấy. Vô tình, tôi đã tạo ra một định kiến với cô ấy. Một khi điều này xảy ra, tôi ngay cả không muốn nghe bất kỳ điều gì cô ấy nói. Bất cứ điều gì cô ấy nói đều làm tôi nổi xung lên. Sự biện hộ của tôi là cô ấy không biết thứ gì bởi vì cô ấy không tham gia từ đầu và cách làm của tôi là đúng, và những người khác nên quan tâm tới việc riêng của họ. Chấp trước vào tự ngã đã phát triển thật to lớn. Không đầy hai ngày sau, điểm sản xuất tài liệu bị cảnh sát tìm thấy. Đây là một bài học nghiệt ngã cho tôi.

“tuy nhiên cái tập quán đã hình thành kia thì chư vị phải sửa đổi đi, nhất định phải sửa. Nhất định phải chú ý nhé, từ nay trở đi, ai lại không để người khác nói [phê bình] nữa, thì người đó là không tinh tấn; ai lại không để người ta nói [phê bình], thì người đó có biểu hiện ra không phải là trạng thái của người tu luyện; ít nhất là về điểm này. (vỗ tay) Ai nếu vẫn không vượt qua được quan ải này —tôi nói với mọi người— thì đó đã là quá nguy hiểm rồi! Bởi vì đó là điều căn bản nhất của người tu luyện, cũng là thứ cần thiết phải bỏ đi nhất, cũng là nhất định phải được vứt bỏ” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])

Sư Phụ đã chỉ ra điều này, thậm chí là vào thời gian đó, nhưng tôi đã không học Pháp tốt và tôi cũng không tu luyện tốt. Đã bốn năm trôi qua kể từ khi bài giảng được phát hành. Tôi vẫn chưa hoàn toàn từ bỏ chấp trước “không chịu nghe phê bình”. Từ nay trở đi, tôi sẽ tinh tấn thực tu bản thân và rũ bỏ chấp trước.

Trên đây là nhận thức cá nhân. Xin vui lòng chỉ ra những chỗ chưa đúng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/17/212762.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/22/113282.html
Ngày đăng: 24-12-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share