[MINH HUỆ 15-12-2009](Theo thông tin của phóng viên ở tỉnh Giang Tô) Trại lao động cưỡng bức Phương Cường nằm ở thị trấn Phương Cường, thành phố Diêm Thành, tỉnh Giang Tô. Nơi đó từng là nhà tù Đại Phong. Từ tháng 3 năm 2000, các học viên Pháp Luân Công đã bị đưa đến và bị tra tấn ở đây. Nhiều phương pháp tra tấn sau đây đã được áp dụng cho các học viên bị giam ở trại này.

1. Lao động nặng nhọc trên cánh đồng lúa.

Các học viên phải thức dậy vào lúc 4 giờ sáng và bị đưa đến  cánh đồng lúa. Họ phải làm việc cả ngày, ăn trưa trên cánh đồng và không được đưa về cho đến khi hoàn toàn tối muộn. Người các học viên đều đẫm mồ hôi và dơ bẩn sau một ngày làm việc, nhưng chỉ có một vài vòi nước  ở đó cho họ  lau rửa. Sau đó hàng trăm người trong số họ còn phải đứng chờ xếp hàng trong bữa tối, nhưng trại chỉ cung cấp thức ăn rất nghèo nàn.

Vào mùa đông, các học viên phải đào nhiều kênh mương mới thay cho những cái cũ , rồi đào luống gieo hạt và  hào thoát nước. Hàng năm vào tháng 3, nhiều học viên phải đi gieo giống. Mỗi người phải trồng các mầm giống dài đến cả một kilomét. Họ không được phép ngẩng đầu hoặc đứng thẳng lưng trong khi làm việc. Vào mùa hè, nhiều học viên phải làm việc dưới cái nóng oi bức mà không có mũ hoặc bất cứ đồ bảo vệ nào. Có vô số muỗi và đỉa sống ở trên cánh đồng.

Khi đến thời điểm rải phân bón, mỗi học viên phải vác một cái túi nặng hơn 100 lbs và đi bộ nhiều cây số để rải phân bón. Khi đến thời điểm phun thuốc trừ sâu, mỗi học viên phải mang một thùng nặng 90 lb có đầy chất hóa học từ sáng đến bình minh, bất kể mưa hay nắng, và họ không được phép đặt thùng  xuống. Trong vụ thu hoạch, các nhân viên trại không cho phép các học viên dùng những phương tiện có sẵn và yêu cầu họ phải mang nhiều bao hạt, mỗi bao nặng trên 100lbs. Các học viên phải đi lại nhiều lần để mang về hàng tấn lúa mì và gạo. Sau đó họ phải sấy khô hạt dưới mặt trời rồi không ngơi tay phơi và đập hạt.

Sau bữa ăn, khi các tù nhân khác được nghỉ ngơi, các học viên phải đứng dựa lưng vào tường dưới sự giám sát. Nếu họ nói chuyện với nhau hoặc cố tập công, cai ngục sẽ đánh họ.

Các cai ngục Chu Hồng Tiêu, Vương Quảng Si, Khương Hưng Hả,Vương Phi, Chu Tuấn Lâm, Trần Kim Tường, Trương Kim Toàn, Ngụy Vân, Ngụy Hồng Huệ, Lưu Gia Quốc, Trương Liên Sinh, Cốc Dĩ Lợi, Phan Nguyệt Hoa, Khâu (không rõ tên), Trịnh (không rõ tên ) và phó giám đốc Hồ (không rõ tên) đã tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công ở trại từ năm 2000.

2. ĐCSTQ tăng cường bức hại các học viên

Đầu năm 2001, Giang Trạch Dân đã cấp ngân sách 400 triệu nhân dân tệ (tương đương với 57 triệu đô la mỹ) cho trại để mua thiết bị mới và xây dựng một cơ sở mới để tra tấn các học viên. Viên chức trại đã buộc các cộng tác viên và các học viên phải mang vác  vật liệu xây dựng, gồm hàng trăm tấn bê tông. Khi các cộng tác viên đã mệt mỏi vào cuối ngày, các học viên phải mang họ về trại.

Cơ sở mới có nhiều bức tường cao 16ft (~ 4,8 m),  được cài đặt  các thiết bị hồng ngoại. Các phòng giam của các học viên có lắp một TV và nhiều quạt. Đồ ăn cũng được cải thiện, đối với người dân bên ngoài, có vẻ như là nó trở nên nhân tính hơn. Tuy nhiên, thực ra là bức hại được đẩy mạnh.

Ngày 20 tháng 6 năm 2001, một đội đặc nhiệm được thành lập, để phụ trách việc tra tấn các học viên. Những cai ngục tích cực nhất đều được chuyển sang đội này. Chỉ trong gần một tháng, đã có 104  trong số hàng trăm học viên đã bị buộc phải từ bỏ Pháp Luân Công, do kết quả của việc bị tra tấn.

Các cai ngục đã viết nhiều từ nói xấu Pháp Luân Công và Sư Phụ ở trên nền nhà bằng phấn và buộc các học viên phải bước qua đó. Cai ngục cũng phóng to ảnh của Sư Phụ và buộc các học viên phải ngồi lên đó hoặc viết một dấu “X” lên đó. Nếu một học viên từ chối làm điều đó, các cai ngục sẽ dùng hơn tám cái dùi cui để chích điện các học viên và đốt tóc , râu, lông, lông mày, mũi, môi, lưng và vùng háng của họ. Các cộng tác viên đá vào vùng háng của học viên, dùng dây da vụt vào mặt họ và dùng lực kéo mạnh học viên theo bốn hướng khác nhau. Các cai ngục phụ trách việc này gồm: Vương Phi, Trương Kim Toàn, Trương Liên Sinh, Phan Nguyệt Hoa, Khương Hưng Hải, Lưu Gia Quốc, Ngụy Vân , Ngụy Hồng Huệ, Trần Ứng Long, Trịnh (không rõ tên) , các cộng tác viên gồm Tôn Trường Phú , Tự Văn Quân , Quách Tích Lâm, Cát (không rõ tên), Bao ( không rõ tên), Chu Dục Kỳ, Tiếu Nguyệt Can, và Tô Ngạn.

Sau khi họ được đưa đến cơ sở mới, các phương pháp tra tấn trở nên tàn nhẫn hơn. Tất cả các học viên ở trại lao động cưỡng bức Cú Đông đều bị đưa đến cơ sở mới. Lúc đầu, họ không được phép ngủ và bị tẩy não. Một tháng sau, sau khi nhận ra các học viên không chấp nhận từ bỏ niềm tin của họ, cai ngục đã không cho họ dùng nhà vệ sinh. Các học viên bị buộc phải đứng trong một thời gian dài. Quản lý trại cho bốn cộng tác viên tra tấn một giáo viên nữ đến từ Nam Thông, và mọi người đều có thể nghe thấy những tiếng hét của bà. Một tháng sau, bà bị kết án bốn năm tù.

3. Tóm tắt các phương pháp tra tấn các học viên ở Trại lao động cưỡng bức Phương Cường.

a. Không được phép ngủ: Đối với những người mới nhập trại và không chịu từ bỏ Pháp Luân Công, ba học viên phải nằm trên một giường, và họ chỉ được ngủ trong một thời gian ngắn.

b. Úp mặt vào tường: Một học viên phải để mũi, bụng và các ngón chân (hoặc phần gáy, phần mông, và gót chân) lúc nào cũng chạm vào tường nếu không những cộng tác viên sẽ đá người học viên đó. Cai ngục hoặc người cộng tác quyết định học viên sẽ đứng trong bao lâu. Đôi khi họ bắt các học viên mang những vật nặng ở trên tay hoặc giữ một thùng đầy nước ở trên đầu.

c. Ngồi xổm: Một học viên phải ngồi một chân và không được phép chuyển chân trong một thời gian dài, hoặc học viên ngồi hai chân, nhưng phần mông không được chạm đất trong thời gian dài.

d. Đứng thế chữ S: Phần gáy của học viên dựa vào phần giường phía trên của một chiếc giường hai tầng. Bụng của người đó thì bị đẩy lại bởi mội cái bàn, và hai chân thì được đặt tựa vào chiếc giường phía dưới. Điều này khiến cổ, lưng và hai chân của người học viên bị căng ra. Học viên không được phép dùng nhà vệ sinh và không được thay đồ sau khi tự đi tiểu ra người.

e. Để ngoài nắng: Các học viên phải đứng dưới mặt trời vào buổi chiều trong những ngày hè oi bức, khi nhiệt độ lên gần 40 độ C (100 độ F)

f. Một học viên chỉ được mặc đồ lót và bị buộc phải ngồi trên sàn bê tông ở ngoài cửa trong những ngày đông lạnh. Các cai ngục cũng đổ nước lạnh vào người học viên, và để cho nước đóng băng.

g. Vào năm 2000, một cơn bão tuyết đã tràn qua và để lại một lớp nước dày 0,02 mét (1 inch) ở phía trên. Cai ngục Khâu đã phá lớp băng, và bắt các học viên phải đứng trong lớp nước băng, nơi mực nước lên đến đùi của họ. Ông ta sau đó còn bắt các học viên đào bùn bằng mai và quăng bùn lên bờ.

h. Nhiều cai ngục đã dùng dây da để vụt các học viên, dùng kìm kẹp các ngón tay của các học viên, và dùng thuốc lá hoặc một cái kính lúp được để dưới nắng để đốt ngón tay của họ. Cai ngục còn còng tay và chân của học viên vào một cái bàn gỗ và ác độc dẫm  lên cái bàn đó.

i. Các cai ngục trói những học viên, những người đã tuyệt thực, vào một chiếc giường và banh miệng họ bằng các dụng cụ kim loại. Sau đó họ xúc hoặc đổ cháo vào mồm các học viên. Đôi khi, cháo bị kẹt ở phổi của các học viên và họ đã bị đưa đến bệnh viện. Nhà tù đã đưa một người trong số họ, ông Trần Hán Xương ở Khải Đông về nhà để chối bỏ trách nhiệm và ông Trần đã qua đời ngay sau đó ( Xin xem thêm tại địa chỉ:
https://en.minghui.org/html/articles/2004/3/10/45918.htmlhttps://en.minghui.org/html/articles/2007/7/31/88191.html )

j. Nhiều cai ngục ép buộc các học viên phải sao chép, ghi nhớ và đọc các đoạn nói xấu Pháp Luân Đại Pháp và Sư Phụ. Họ cũng ép các học viên phải xem và nghe các đoạn băng hình nói xấu Pháp Luân Đại Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/15/214455.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/28/113419.html
Đăng ngày 03-02-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share