Bài của Đại Sơn

[MINH HUỆ 27-12-2009] Các viên chức Đảng Cộng sản Trung Quốc(ĐCSTQ) thường xuyên nói một đằng làm một nẻo để tạo ra các hình ảnh sai lệch để lừa gạt công chúng. Mức độ các thủ đoạn hai mặt được ĐCSTQ sử dụng thì nổi bật nhất trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, được chứng minh trong các ví dụ sau.

Ngày 20 tháng 12 năm 2009, trang Minh Huệ có đăng một bài về câu chuyện của cô Vu Lập Ba, 36 tuổi ở thành phố Triệu Đông, tỉnh Hắc Long Giang, người được thả ngày 26 tháng 6 năm 2009 sau khi bị bỏ tù bất công 8 năm. Hai ngày trước khi thả cô, Cục an ninh công cộng đã tổ chức một cuộc họp với các sở cảnh sát địa phương. Ngày 27 tháng 6, Bàng Quốc Nghĩa, trưởng an ninh và chính trị của sở cảnh sát, Dương Đại Lễ và Mã Xuân Sinh (cũng từ sở cảnh sát), và các thành viên ủy ban khu phố, tất cả 8 hay 9 người, dùng lý do là “cảm thấy phiền vì nghề nghiệp của cô”, đã vào nhà cô và thay nhau giám sát cô.

Hai tuần sau, Phạm Hiểu Quang, sở phó sở cảnh sát, mang theo 2 người để trông chừng cô. Giả vờ tốt và có thiện ý, họ nói, “Đừng do dự cho chúng tôi biết nếu cô có bất cứ khó khăn nào.” Khi cô nói với họ rằng cô muốn xin trợ cấp an sinh xã hội, Bí thư ủy ban khu phố đã thể hiện rõ bộ mặt thật của ông ta và nói, “Xin trợ cấp an sinh xã hội rất dễ miễn là cô từ bỏ Pháp Luân Công.” Ông ta có ngụ ý rằng các học viên Pháp Luân Công không có quyền xin trợ cấp an sinh xã hội. Cô Vu nói, “Tôi đã không phải ở trong tù 8 năm nếu tôi từ bỏ việc tập luyện. Tôi lẽ ra đã được thả một thời gian dài trước đây. Tôi bây giờ chắc chắn sẽ không làm việc này.

Không ai đến để tìm hiểu gia đình cô hạnh phúc hay cuộc sống của họ khó khăn thế nào trong 8 năm qua trước khi cô được thả ra. Mối quan tâm họ thể hiện trong việc giúp đỡ gia đình cô Vu là sai và nhằm làm cho cô từ bỏ Pháp Luân Công. Trang Minh Huệ còn đăng một câu chuyện khác vào cùng ngày về một học viên 60 tuổi, người đang nói với mọi người về sự bức hại mà bà trải qua tại một nhà tù nữ ở tỉnh Thiểm Tây. Một ngày vào tháng 4 năm 2007, cai ngục Ngụy Trần ra lệnh nhiều tù nhân đánh bà vì bà không từ bỏ niềm tin và từ chối viết một bài viết phỉ báng Pháp Luân Công. Họ đấm vào mặt bà, kéo tóc, nguyền rủa bà, đâm thọc bà với những vật nhọn, tra tấn bà suốt một đêm. Khi bà nói với Ngụy Trần về việc đánh đập, ông ta bảo, “Sao bà không gọi đội trưởng để được giúp đỡ.”

Tất nhiên nếu bà gọi đội trưởng cũng vô dụng. Một lần, bà hát một vài bài hát, và các tù nhân khác nhanh chóng tấn công bà, đá và đánh đập bà bừa bãi. Bà la lên, “Họ đang đánh tôi!” Thạch, đội trưởng, đi vào trong. Thay vì dừng cuộc tấn công, ông ta ra lệnh các tù nhân khóa bà vào nơi cao nhất của cái thang giường đôi, làm bà không thể duỗi thẳng lưng hoặc ngẩng đầu lên. Thạch nói với các tù nhân, “Nếu bà ta la một lần nữa, buộc một cái khăn quanh miệng bà ấy.” Bà bị còng tay vào chỗ đó cả ngày.

Ngày 26 tháng 6 năm 2001, học viên Pháp Luân Đại Pháp cô Vu bị đưa đến Sở cảnh sát Phấn Đầu. Nhiều nhân viên cảnh sát còng tay cô vào một “ghế hổ” và bắt đầu tra tấn cô. Họ đánh vào đầu cô bằng các quả đấm và các chai đầy nước đá, và sốc điện cô với các dùi cui điện thế cao. Một nhân viên cảnh sát tập trung đánh vào các mắt cá chân của cô với một thanh sắt trong nhiều giờ. Nó đau đến nỗi mồ hôi tuôn chảy xuống trên thân cô. Ông ta chế nhạo cô, “Nó không đau đến thế ngay cả khi cô sinh con có phải không?

Cùng thời gian đó, một nhóm từ đài truyền hình Triệu Đông đã đến với các máy quay video. Trong khi máy quay, cũng người cảnh sát vừa mới để cô chịu sự bạo lực khủng khiếp đã nhẹ nhàng hỏi thăm sức khỏe của cô.

Một ví dụ khác, Phó Ngạn Xuân, cầm đầu Phòng 610 ở thành phố Ngũ Thường, tỉnh Hắc Long Giang, là cựu chỉ huy của một trường luật pháp ở thành phố Ngũ Thường. “Trường luật pháp” này thật ra là một trung tâm tẩy não dùng để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Trước đó, Phó là một tài xế cho bí thư chính trị và tư pháp. Trước khi tra tấn các học viên Pháp Luân Công, ông ta uống rất nhiều rượu. Cởi trần, với một điếu thuốc trong miệng, ông ta bắt đầu la hét và chửi rủa. Ông ta tự gọi mình là một con thú, và không tha một ai, kể cả người già.

Tháng 5 năm 2004, học viên Hà Diệu Đạc từ trấn Ngưu Gia, thành phố Ngũ Thường bị ép đưa đến trung tâm tẩy não của Phó. Phó và Mạc Chấn Sơn đá và đấm anh. Họ tát mặt anh và sốc điện anh với các dùi cui điện. Phó ép mở miệng anh ra bằng cách ép chặt mặt của anh Hà với hai tay của mình. Sau đó ông nhét một dùi cui điện vào miệng anh và bắt đầu sốc điện anh ấy.

Ngày 13 tháng 10 năm 2008, một nhóm người từ 12 huyện, dẫn đầu là Tiếu Kiến Xuân, cựu Bí thư Đảng của thành phố Ngũ Thường, đã đến trung tâm tẩy não của Phó để “thăm và học hỏi” ông ta. Trước lúc họ đến, Phó đã bỏ đi tất cả các cửa ngục và ra lệnh một cuộc gặp với các học viên. Ông ta nói với họ: “Khi họ đến để thanh tra chúng ta, các người phải nói điều này: Mọi người phải nói rằng được chăm sóc và cho ăn tốt, không có việc đánh đập hay chửi rủa, và các người nhận được sự giáo dục nhẹ nhàng và thuyết phục ở đây.”

Khi các thanh tra đến trung tâm tẩy não, Phó buộc các học viên hát những bài hát tán dương ĐCSTQ. Lúc đó, nhân viên cảnh sát Trương Chí Cương từ cục an ninh quốc gia bắt đầu quay phim cảnh này. Bà Biện Duy Hương bị bắt quay phim. Các viên chức ĐCSTQ khác đã trang trí một cái bàn trước đó như thể họ đang trong một buổi tiệc. Họ buộc bà Biện Duy Hương phải nói rằng các học viên Pháp Luân Công được cho ăn ngon và bữa ăn mỗi ngày của họ có thịt và cá. Họ cũng ép các học viên khác phải cầm đũa và cười trước máy quay. Các viên chức ĐCSTQ đứng trước họ để trông chừng họ luôn tuân lệnh.

ĐCSTQ dùng những phương thức tàn bạo để phá hủy cuộc sống, trong khi thông qua phương tiện truyền thông, nó lừa gạt mọi người, khẳng định rằng nó thật sự yêu thương và chăm lo sự hạnh phúc cho công dân của nó. Phía sau nụ cười dối trá của ĐCSTQ là máu và nước mắt của nhiều người.

Viết ngày 23 tháng 12 năm 2009.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/27/214975.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/5/113636.html
Đăng ngày: 11-01-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share