Bài viết của Liêu Nhiên

[MINH HUỆ 12-10-2009] Vào ngày 5-10-2009, website Minh Huệ báo cáo rằng cô Trương Ngọc Lâm đã chết vào ngày 11-5-2001 tại Trại Lao động cưỡng bức nữ Bản Kiều, nơi cô đã bị giam cầm từ đầu tháng 4 năm 2001. Cô Trương Ngọc Lâm 49 tuổi, là một học viên sống tại đường Bắc Luân Lý, huyện Tân Cảng, khu vực Đường Cô, thành phố Thiên Tân. Vào ngày mà chồng cô Trương Ngọc Lâm được thông báo về cái chết của cô, ông đã chạy đến trại lao động cưỡng bức ấy. Ở đó, người ta kể với ông rằng cô Trương Ngọc Lâm đã chết bởi vết thương sau khi rơi từ một cửa sổ trong khi đang lau chùi nó. Ông ấy được cho phép nhìn qua xác của cô khi họ đem hỏa táng.

Chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, chồng của cô Trương phát hiện thấy thân thể cô có nhiều vết cắt, và nhiều vết bầm tím trông thấy rõ ở cổ, hai bàn tay, hai cánh tay, và hai bàn chân. Khi ông thăm cô vào ngày hôm trước ngày 10 tháng 5, cô không hề có những vết thương ấy. Suốt cuộc viếng thăm, các nhân viên quản lý Trại lao động đã đe dọa ông, bảo rằng ông nên thuyết phục cô Trương Ngọc Lâm từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Cái chết của cô thực sự là tai nạn sao? Điều gì thực sự đã xảy ra trước khi cô chết?

Theo lời của một người biết rõ nội tình, sau khi chồng của cô Trương thăm cô vào ngày 10 tháng 5, một lính canh bảo: “Cô ta là một kẻ cứng đầu. Chúng ta hãy tra tấn cô ta đêm nay và xem cô ta còn ngoan cố được nữa không”. Suốt đêm ấy, nhiều lính canh và phạm nhân cùng tra tấn cô.

Vào cái ngày mà cô Trương Ngọc Lâm chết, một cai ngục gọi một bác sỹ, người cũng bị giam cầm bởi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, ra khỏi phòng giam. Sau đó, cô ta trở lại với gương mặt trắng bệch và nói: “Tôi bị gọi ra để chứng nhận cái chết. Cô ấy đã chết thật rồi. Bọn cai ngục không cho chúng ta truyền rộng tin này. Chúng chỉ cho chúng phép chúng ta nói rằng cô đã bị ngã trong khi lau chùi một cái cửa sổ và đã chết vì bị đau tim”.

Rất có thể cô Trương đã chết vì bị tra tấn, và các nhân viên quản lý trại đã không cho phép khám nghiệm tử thi để che đậy nguyên nhân cái chết oan trái của cô.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bức hại Pháp Luân Công trong suốt mười năm. Hơn 3.000 cái chết đã được được xác nhận và báo cáo thông qua các kênh thông tin phi chính phủ. Liệu ĐCSTQ có bao giờ công khai nói thật “nguyên nhân cái chết” trong suốt quá trình bức hại này hay không?

Vào tháng 4 năm 2001, cô Vương Hoa Quân đã bị thiêu sống. Cô là một học viên tại thị trấn Bạch Quả, thành phố Ma Thành, tỉnh Hồ Bắc. Cô bị bắt giữ và đánh đập tàn bạo tại Sở cảnh sát thành phố. Khuya hôm ấy, nhiều tên cảnh sát đã mang cô Vương Hoa Quân hiện lúc ấy đang bất tỉnh đến quảng trường ngay trước trụ sở chính quyền thành phố và thiêu sống cô. Một nhân chứng thấy cô đang nằm trên mặt đất. Khi ngọn lửa châm lên, cô bắt đầu cử động. Dường như cô đang cố gắng đứng dậy, nhưng bất thành. Sau khi ngọn lửa được dập tắt, người ta phát hiện phần trước cơ thể cô bị cháy sém trong khi phần sau lưng thì không có dấu vết bị cháy. Họ cũng phát hiện thấy xăng trên cổ cô và nửa sau đầu cô. Ngày hôm sau, tin tức nhanh chóng lan truyền khắp thành phố về một học viên tự thiêu ngay trước tòa nhà chính quyền, khuôn mặt không nhận dạng được.

Một học viên khác, cô Lý Thục Mẫn cũng chết trong khi đang bị cầm tù tại Trại Lao động cưỡng bức nữ Bản Kiều. Cô Lý Thục Mẫn mới khoảng 30 tuổi, làm y tá tại Bệnh viện thuộc học Viện y học thứ hai của thành phố Thiên Tân. Vào tháng 11 năm 2002, các cai tù đã sốc điện cô bằng nhiều dùi cui điện cùng một lúc khiến cô chết thảm. Cô chết mà hai mắt mở trừng, toàn thân đầy vết thâm tím, sau đầu có một vết thương lớn. “Đột tử” là “nguyên nhân cái chết” được ghi trên giấy chứng tử. Các cai ngục “khẳng định” rằng cô Lý “bệnh tim đột nhiên phát tác gây tử vong”, hoàn toàn không cho phép người nhà được thấy xác của cô.

Vào ngày 28 tháng 1 năm 2009, học viên Pháp Luân Đại Pháp 66 tuổi, ông Giang Tích Thanh sống tại quận Giang Tân, thành phố Trùng Khánh đã bị đánh đập tàn bạo bởi các cai ngục của Trại Lao động cưỡng bức Trùng Khánh Tây Sơn Bình. Ban quản lý Trại cưỡng bức lao động này tuyên bố rằng cái chết của ông là do bị “nhồi máu cơ tim”. Khi những người con của ông Giang nhìn thấy thi thể của cha mình sau khi đã bỏ vào ngăn đông lạnh 7 giờ, họ phát hiện rằng ông vẫn còn sống, yêu cầu được cấp cứu ngay lập tức. Đám cai ngục vì để che giấu hành động tội ác, nhất quyết không cho, còn đuổi họ đi, mặc cho họ khổ sở cầu khẩn van nài. Ông Giang Tích Thanh khi còn sống vốn dĩ rất khỏe mạnh.

Vào ngày 22 tháng 4 năm 2009, cảnh sát tà ác quận Tuyên Vũ, Bắc Kinh đã đánh đập tàn độc ông Tôn Mẫn đến chết, rồi ngụy tạo hiện trường như ông bị “ngã từ trên lầu cao” vào lúc nửa đêm rạng sáng ngày 23 tháng 4. Chúng bảo rằng ông Tôn Mẫn chết là do “nhảy lầu”. Bà Tôn đã phải bỏ nhà ở thành phố Xích Phong, khu vực Nội Mông đến ở tại huyện Tiêu Môn, quận Phong Thai, Bắc Kinh để tránh bị quấy rầy.

ĐCSTQ đã ém nhẹm tất cả những cái chết ấy, và ai biết được rằng có bao nhiêu trường hợp như thế nữa? Nó vẫn che đậy thông tin đến với quần chúng. Xin hãy truyền rộng những sự việc này đến những người xung quanh bạn.

Viết ngày 10 tháng 10 năm 2009


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/12/210154.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/19/111714.html
Đăng ngày 04-11-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share