Bài viết bởi Vương Thanh Hán
[MINH HUỆ 04 – 12 – 2009] Gia Nghĩa, Đài Loan – Một thẩm phán Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha đã truy tố năm viên chức cao cấp của Trung Quốc về tội liên quan đến việc tra tấn và diệt chủng những học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Tòa án đã cho lệnh triệu hồi năm viên chức cao cấp này, yêu cầu họ giải thích về hành vi diệt chủng của họ. Nếu các viên chức này không phản hồi yêu cầu của tòa án, tòa án có thể phán quyết những bị cáo này với mức án hơn 20 năm tù và chịu trách nhiệm về các tổn thất đối với các nạn nhân. Các bị cáo có 4-6 tuần để trả lời. Việc từ chối trả lời có thể dẫn tới việc dẫn độ và lệnh cấm quốc tế trong đó các bị cáo không được tới bất kỳ quốc gia nào có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha.
Vào ngày 27 tháng 11, luật sư nhân quyền Tằng Cẩm Nguyên kêu gọi Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) cùng Tòa án tội phạm quốc tế ở Hague, Hà Lan, đứng lên và ủng hộ bản cáo trạng này. Ông cũng yêu cầu chính phủ Đài Loan ủng hộ chính phủ Tây Ban Nha yêu cầu năm bị cáo chịu phán xét trước tòa.
Tòa án Tây Ban Nha tạo được ảnh hưởng rộng lớn toàn cầu
Ông Tằng tin rằng vấn đề nhân quyền này đã vượt ra ngoài biên giới của quốc gia. Bất cứ ai bị bức hại chịu đau đớn cực độ, không phân biệt chủng tộc, quốc gia và tín ngưỡng. “Bất cứ ai đang bị tra tấn hay bị lấy đi các bộ phận cơ thể khi vẫn còn sống, và không được gây mê đều trải qua đau đớn thống khổ”. Ông Tằng cũng là 1 thành viên của CIPFG ( Liên minh điều tra cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công). Ông ấy biết rõ bản báo cáo về điều tra việc mổ cắp nội tạng “Vụ thu hoạch đẫm máu” mà mục đích là phơi bày chế độ Trung Quốc chỉ đạo việc lấy nội tạng từ những học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc nhằm chống lại đức tin của họ để kiếm lợi nhuận bất hợp pháp.
Ông Tằng nói ,”Tôi tự hỏi tại sao lại là tòa án Tây Ban Nha mà không phải là tòa án ở các nước mạnh hơn ở EU như Đức, Pháp hay Anh làm điều này trước ? Tại sao không phải là UNHRC? Tại sao không phải là tòa án tối cao Mỹ ? Sự dũng đảm của Tây Ban Nha đã cho thế giới một điều gì đó để suy nghĩ.”
Phiên tòa đem lại công lý
Ông Tằng mong đợi Đài Loan ủng hộ Tây Ban Nha, vì Đài Loan là nước cộng hòa dân chủ đầu tiền ở Châu Á. Ông tin rằng việc đập tan tội diệt chủng là trách nhiệm của mỗi quốc gia trên toàn thế giới. “Tây Ban Nha là quốc gia đầu tiên. Tôi hy vọng sẽ có quốc gia thứ 2, thứ 3, và quốc gia thứ 4 xuất hiện”, ông Tằng nói.
Ông Tằng yêu cầu Tổng thống, Thủ tướng, và Bộ trưởng Tư Pháp của Đài Loan sẽ “kêu gọi mọi người dân trên toàn thế giới nhằm yêu cầu chính phủ của họ đưa năm viên chức cao cấp của Đảng Cộng sản ra xét xử.”
Ông Tằng nói, với cương vị là một luật sư nhân quyền, ông sẵn sàng làm chứng tại tòa án quốc gia Tây Ban Nha, vừa là thành phần bên khởi tố, vừa là 1 luật sư của bên khởi tố. “Tiền bạc và ngôn ngữ không phải là vấn đề. Tôi chắc chắn có những luật sư nhân quyền khác cũng đang sẵn sàng tham gia vào vụ kiện lịch sử này, giống như tôi. Điều này sẽ lát đường cho công lý toàn cầu. Nếu không có bất cứ ai lên tiếng ủng hộ cái yếu và mọi người chỉ chần chừ ở trong phòng điều hòa, tận hưởng tiện nghi, thì ban đêm họ sao có thể ngủ được?”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/29/213547.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/4/112828.html
Đăng ngày: 10– 12 – 2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản