Tác giả: Âu Dương Phi

[MINH HUỆ 20-01-2006] Tất cả những người Trung Quốc lớn lên tại Đại Lục đều quen với việc “học chính trị”. Mọi người đều chán ngấy việc này, do vậy nó đã được giảm bớt rất nhiều, ngoại trừ các trường học, nơi vẫn còn là mặt trận chiến lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong giáo dục chính trị. Ngày nay, các đơn vị quốc doanh đã bớt nhấn mạnh đến việc “học chính trị”. Trong khu vực tư nhân, thậm chí còn ít người quan tâm đến việc này hơn.

Điều này làm cho người dân có ấn tượng rằng việc “học chính trị” hiện nay đã khác nhiều so với thời Cách mạng Văn hoá. Họ nghĩ rằng ngày nay người dân có tự do hơn và thậm chí còn nói xấu ĐCSTQ trên bàn ăn tối sau cánh cửa đóng chặt. Hơn nữa, điều này khiến người dân tin rằng hoàn cảnh sẽ phát triển theo hướng nới lỏng hơn, lên đến đỉnh điểm là việc bỏ “học chính trị” và thoát ly khỏi tuyên truyền chính trị. Tuy nhiên, những thay đổi của ĐCSTQ chiểu theo cách nghĩ này thực ra chỉ là một ảo tưởng.

Nhìn trên bề mặt, ngày nay việc “học chính trị” đã ít hơn, nhưng nỗi khiếp sợ của mỗi cá nhân về thời kỳ khủng bố, cũng như sự sợ hãi được nhắc lại qua các câu chuyện được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã được khắc sâu vào ý thức của người dân. Những câu chuyện đau đớn của mỗi gia đình và cá nhân đã khiến họ thận trọng dè dặt vì không biết ý định độc đoán của Đảng là gì. Mọi người tự biết rõ điều gì có thể làm, và làm sao để nhảy theo giai điệu của Đảng. Nếu chúng ta so sánh văn hoá Đảng với giáo dục cao hơn, thì người dân Trung Quốc đã đạt được bằng tiến sỹ về văn hoá Đảng từ rất lâu, và mỗi người có kinh nghiệm còn trên cả tiến sỹ.

Chẳng phải mục đích của việc “học chính trị” là để ép mọi người đứng cùng hàng ngũ với Ban Chấp hành Trung ương Đảng? Ngày nay khi mọi người đã tự nguyện đi theo Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thì cần gì đến việc “học chính trị”?

Đây chính là hiện tượng của văn hoá Đảng mà tôi muốn đề cập ở đây. Khi người dân không suy nghĩ phù hợp với ý định của Đảng, thì Đảng sẽ phát động một làn sóng “học chính trị” và tuyên truyền chính trị để tẩy não người dân, hoặc thậm chí loại trừ những người bất đồng quan điểm. Tuy nhiên, khi người dân đã suy nghĩ phù hợp với ý định của Đảng, thì không cần thiết phải “học chính trị” thường xuyên bởi vì người dân tự mình đã học được cách “tự kỷ luật” dưới văn hoá Đảng. Hình thức kiểm soát này là hệ quả của việc người dân Trung Quốc bị ám ảnh bởi đảng tính khi nó đã thế chỗ cho nhân tính.

Ví dụ, Đảng Cộng sản không cần nói “Bất kỳ ai chống đối Đảng Cộng sản chắc chắn sẽ phải chịu kết cục không tốt” mỗi ngày, bởi vì người dân đã tự nhiên chấp nhận mệnh đề này sau nhiều năm đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ. Nó không cần nhắc nhở. Tuy nhiên, vì cuộc bức hại một môn tập luyện thiền định hoà bình như Pháp Luân Công đã bị cường điệu dưới văn hoá Đảng, ĐCSTQ phải viện đến chiến dịch vu khống rộng khắp theo kiếu Cách mạng Văn hóa. Nó cần phải tăng cường việc “học chính trị” và tuyên truyền của nó để gây ảnh hưởng đến dư luận. Khi mà người dân đã bị mê hoặc bởi thông tin sai lệch này, thì họ sẽ tự tạo ra chướng ngại ngay khi nghe nói đến Pháp Luân Công. Do vậy, ĐCSTQ không cần phải thúc ép “học chính trị” thường xuyên mà người dân đã phục tùng Đảng rồi.

Do vậy trong hoàn cảnh hiện nay, không phải là ĐCSTQ đang nới lỏng chính sách của nó, mà là vì người dân đang hợp tác với chế độ, theo cách ‘học tập cứng nhắc’ hay là “tự kỷ luật”. Do đó, phương pháp  kiểm soát của ĐCSTQ với người dân đã chuyển từ ép buộc công khai sang hình thức tinh vi hơn.

Thực tế là do sự đầu độc của văn hoá Đảng, không chỉ người dân Trung Quốc đã học được cách “tự kỷ luật” chính mình, mà các công ty phương Tây như Yahoo, Microsoft, Google, Cisco và Skype cũng như vậy. Họ cũng đã bị nhiễm đảng tính thông qua sự đe doạ và sự cám dỗ. Do đó, những hoạt động kinh doanh này đã rèn luyện tính “tự kỷ luật” của họ, để họ hợp tác với ĐCSTQ, và bằng cách này bức hại người dân Trung Quốc.

Một số người nói ĐCSTQ kiểm soát nhân dân thông qua quá trình liên tục áp chế các quy tắc của Đảng. Quá trình này, được điều khiển bởi sự sợ hãi, cho phép ĐCSTQ có được sự phục tùng của người dân bằng văn hóa Đảng. Do người dân sợ bị trả thù, họ đã lựa chọn “tự kỷ luật” để đứng cùng hàng ngũ với Đảng.

Bạn có thể tìm được gì trên bằng cấp của một người được đào tạo từ “ngôi trường” của văn hoá Đảng? “Tự kỷ luật”, nó có nghĩa là người dân không còn hành động theo cách bình thường, và cũng không phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức truyền thống Trung Quốc. Đúng hơn, người dân hành động bằng cách chấp nhận và đáp lại nhu cầu thực tiễn của ĐCSTQ khi nó sử dụng sự dối trá và bạo lực để kéo dài mạng sống. Đây là sự nguy hại căn bản của cái gọi là “tự kỷ luật”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/1/20/119053.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/2/6/69697.html
Đăng ngày 19-01-2010; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share