Bài viết của Ngô Ngữ Chi

[MINH HUỆ 13-12-2009] Ở Trung Quốc ngày nay, hầu hết mọi người đăng ký vào quân đội vì các mục đích khác chứ không phải để phục vụ và bảo vệ tổ quốc. Dưới sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thật khó cho một người dân bình thường có thể kiếm được một công việc tốt. Nếu như họ đã từng phục vụ trong quân đội, họ sẽ có thể chọn được nghề mà mình muốn và nơi mà họ muốn làm việc. Hơn thế nữa, những người ở các vùng nông thôn sẽ có cơ hội thăng tiến thành các quan chức, sau đó đăng ký hộ khẩu của họ sẽ được chuyển từ nông thôn lên thành phố, cho phép họ thoát khỏi cuộc sống đói kém ở nông thôn Trung Quốc.

Như một thực tế bình thường, người dân Trung Quốc phải hối lộ cho các quan chức của ĐCSTQ rất nhiều tiền như là bước đầu để họ hay con em của họ được đăng ký vào hàng ngũ quân đội. Từ khi cuộc đàn áp [Pháp Luân Công] bắt đầu năm 1999, thì có thêm một luật lệ bất thành văn là: hỏi những người đi lính là họ hay gia đình của họ có tập Pháp Luân Công hay không. Nếu họ trả lời có, thì họ không đủ tư cách để đi lính.

Một số người xin đi lính đã bị hỏi có tập Pháp Luân Công hay không, họ nghĩ gì về môn đó, họ đã nghe về môn đó như thế nào, hàng xóm của họ, có tập luyện không hay là họ có người thân ở nước ngoài không, v.v…

Họ cũng được hỏi như vậy về cha mẹ, ông bà, và về họ hàng đằng ngoại của họ. Nếu người xin đi lính ở một độ tuổi nhất định nào đó, người ấy sẽ bị hỏi, “Anh đang làm gì và ở đâu trong mùa hè năm 1989 (khi mà phong trào biểu tình của sinh viên bất ngờ kết thúc bằng vụ thảm sát bi kịch ở quảng trường Thiên An Môn)? Anh đã từng làm gì từ khi ĐCSTQ được thành lập?”

Thêm vào đó, quân đội sẽ yêu cầu phải có ba sự nhận xét ý kiến từ người xin đi lính hay là từ những người quen của gia đình người xin đi lính để khẳng định người đó chưa từng nói hay làm điều gì chống lại ĐCSTQ, chưa từng bị chế độ đàn áp, chưa từng tham gia vào các nhóm tôn giáo, và chưa từng tập Pháp Luân Công.

Chính quyền cũng giao cho những nhân viên điều tra quân nhân ở sở cảnh sát địa phương của người xin đi lính tới quê quán của họ để hỏi người dân về quá khứ của họ để chứng minh rằng người đó là “phần tử trong sạch”. Đối với những người xin đi lính mà ở Bắc Kinh thì chính quyền yêu cầu người đó điền vào một bản mà trong đó họ bị hỏi là có tập Pháp Luân Công hay không.

Các câu hỏi không có cơ sở pháp lý nào cả. Tuy vậy điều này vẫn đang xảy ra ở Trung Quốc. Từ khi ĐCSTQ tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Công, những việc làm tà ác và trái pháp luật đã được thực hiện đối với người dân dựa vào những mệnh lệnh bằng miệng của cấp trên, nhằm tránh để lại bất cứ bằng chứng nào mà có thể được sử dụng vào việc buộc tội trong tương lai. Từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền, nó đã dựa vào quân đội để duy trì sự thống trị của nó. Bây giờ thật khó cho chế độ của nó có thể chiêu mộ được các binh lính “đáng tin cậy” bởi vì hơn một nửa số người dân Trung Quốc đã bị nó đàn áp. Thậm chí là sau khi điều tra kỹ lưỡng về lý lịch chính trị của người xin đi lính, ĐCSTQ cũng không tin tưởng các binh lính được tuyển mộ.

Như người Trung Quốc có câu, “Hại người cũng chính là hại mình”, “Lấy mạng phải đền mạng, mượn tiền phải trả tiền.” ĐCSTQ rất sợ một ngày nào đó nó sẽ phải trả giá cho tất cả các tội ác mà nó đã gây ra.

Viết ngày 10 tháng 12 năm 2009.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/13/214246.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/25/113345.html
Đăng ngày 28-12-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share