Phóng viên Minh Huệ Trịnh Ngữ Yên

[MINH HUỆ 03 – 12 – 2009] Gần đây tòa án quốc gia Tây Ban Nha đã buộc tội cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và các quan chức cấp cao La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh lâm và Ngô Quan Chính vì tội ác diệt chủng và tội tra tấn dã man trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Hai giáo sư luật Khương Hoàng Trì và Tạ Minh Dương đến từ trường Đại học Quốc Gia Đài Loan đã bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với bản cáo trạng.

Năm 1999, Cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã chủ mưu chiến dịch “nhổ rễ” môn luyện tinh thần Pháp Luân Công. Những chính sách mang tính diệt chủng như “vắt kiệt tài lực, bôi nhọ thanh danh, hủy hoại thân thể và chết vì bị tra tấn được coi là tự sát”, kết quả là rất nhiều học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ, tra tấn, đánh đập cho đến chết và bị mất tích. Rất nhiều nội tạng của họ bị mổ cắp trong khi họ vẫn còn sống bởi vì lợi nhuận khổng lồ của nền công nghiệp cấy ghép nội tạng. Bốn bị can khác là đều trợ thủ đắc lực của họ Giang. Các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới đã trình lên hơn 50 vụ kiện chống lại Giang Trạch Dân và đồng phạm.

Giáo sư Khương Hoàng Trì nói rằng nhân quyền và sự trân quý sinh mệnh giữ vị trí cao nhất trong các chuẩn mực cơ bản — ở đây không có chỗ cho sự thương lượng. Ông mong chờ được chứng kiến sự quan tâm rộng rãi từ khắp nơi trên thế giới đổ dồn về quyết định của tòa án Tây Ban Nha và điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nhiều quốc gia. Khi mà những lời buộc tội tương tự được đưa ra ở ngày càng nhiều các quốc gia, đặc biệt khi cộng đồng quốc tế quan tâm tới vấn đề này, ông tin rằng việc này sẽ vượt ra ngoài phạm vi của bộ nội vụ, buộc ĐCSTQ phải đối mặt với vấn đề dư luận quốc tế và chấm dứt đàn áp.

Giáo sư Khương cho rằng việc làm tiên phong này sẽ mách bảo những quốc gia khác rằng: “Tây Ban Nha đi đầu làm gương và chúng tôi hi vọng đất nước bạn sẽ làm như chúng tôi”. Nếu hầu hết các quốc gia đều lên tiếng với Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng đàn áp Pháp Luân Công là việc làm sai trái và điều này phải bị kiện ra tòa thì sẽ tạo thành một lực lượng quốc tế. Vụ kiện này không chỉ đơn giản là một vụ kiện cáo thông thường.

Giáo sư Khương nói: “Chúng tôi mong đợi sự quan tâm của những quốc gia khác tới vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, bởi vì nhân quyền là một chuẩn mực cơ bản. Tôi hi vọng các nước phương Tây sẽ dành nhiều sự chú ý hơn nữa tới vụ kiện và ủng hộ Tây Ban Nha.” Giáo sư bày tỏ sự ủng hộ tới Tây Ban Nha và khuyến khích các học viên Pháp Luân Công phổ biến tin tức này. Ông nói đó là một cách hiệu quả để nói với những ai bức hại rằng vi phạm đến quyền căn bản của con người là không thể chấp nhận được.

Giáo sư Khương tán thành việc phổ biến thông tin này qua internet. Ông nói: “Tôi sẵn sàng hỗ trợ các học viên Pháp Luân Công mặc dù tôi không tập luyện Pháp Luân Công. Cách đây vài năm tôi đã không biết Pháp Luân Công là gì. Tôi dần dần biết về Pháp Luân Công nhờ vào sự nỗ lực của các học viên. Họ làm những việc đúng đắn giúp chấm dứt cuộc bức hại. Tôi đã xem những cuộc diễu hành Pháp Luân Công cùng với các hoạt động ở Hồng Kông và nhiều nơi ở Đài Loan. Tôi biết rằng họ cố gắng bảo vệ nhân quyền và sự tự do tín ngưỡng. Tuy nhiên, ĐCSTQ sẽ không chấp nhận điều này. Tôi ủng hộ họ. Những chế độ tự do dân chủ ủng hộ họ. Các học viên nên tiếp tục duy trì ngọn lửa bùng cháy đó. Sự kiên trì sẽ mang thành công đến với họ.”

Giáo sư Tạ Minh Dương nói rằng vụ kiện ở tòa án Tây Ban Nha chứng minh rằng nhân quyền là một chuẩn mực căn bản ở các nước dân chủ. Nhiều sự thật sẽ được phơi bày khi vụ kiện diễn ra. Bên khởi tố đâm đơn kiện vì những chứng cớ đã quá rõ ràng. Khi càng nhiều chứng cớ được trình lên thẩm phán và nhiều bức ảnh, nhiều tờ khai đựợc mang tới tòa án, nhiều băng hình được đưa ra trong vụ kiện, những người sống ở ngoài Trung Hoa Đại Lục sẽ hiểu được chuyện gì đang xảy ra. Đó cũng là cơ hội cho những người dân Trung Quốc bị đầu độc thấy được bản chất thực sự của ĐCSTQ và thức tỉnh. ĐCSTQ sẽ chịu sức ép của việc ngày càng nhiều người nhận ra bản chất xấu xa của nó chứ không đơn thuần là một vụ kiện cáo thông thường. Ông nói thêm: “Việc làm sáng tỏ sự thật từ vụ kiện này sẽ có nhiều ý nghĩa hơn là quyết định của tòa án.” Mọi người sẽ nhận ra ĐCSTQ thực chất là một chế độ tàn bạo. Nó đối xử quá độc ác với chính những công dân của mình. ĐCSTQ sẽ không hành động gì nữa ư? Những ai thấy được bản chất tàn bạo của ĐCSTQ sẽ không khoác lên mình bộ da báo đó nữa…Ông Tạ cho rằng đây chính là hiệu quả cao nhất từ vụ kiện này ở Tây Ban Nha.

Thông tin thêm

Một trong số những bị cáo là cựu chủ tịch ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Họ Giang bị buộc tội là người khởi xướng và là thế lực chủ chốt đứng sau chiến dịch nhằm “nhổ tận rễ” Pháp Luân Công vào năm 1999. Bị cáo cũng phải đối mặt với tội diệt chủng và tội ác tra tấn trong vụ kiện ở Tây Ban Nha này là La Cán, cựu trưởng Phòng 610, một cơ quan độc lập và có luật riêng với nhiệm vụ chỉ huy và sắp đặt chiến dịch bức hại Pháp Luân Công. Các luật sư về nhân quyền ở Trung Quốc đã so sánh Phòng 610 với Gestapo của phát xít Đức về hoạt động, tính tàn ác và quyền lực đặc biệt của nó.

Ba bị cáo khác là Bạc Hy Lai, bí thư hiện thời của Trùng Khánh và là cựu bộ trưởng bộ thương mại; Giả Khánh Lâm, người đứng thứ tư trong số các quan chức cao cấp nhất của tổ chức Đảng; và Ngô Quan Chính, Trưởng ban thường ủy cục chính trị trung ương Đảng. Ba bị cáo này phải chịu trách nhiệm về tội thúc đẩy vô cớ chiến dịch chống lại Pháp Luân Công trong suốt thời gian cầm quyền theo thứ tự ở tỉnh Liêu Ninh, Bắc Kinh, và tỉnh Sơn Đông.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/3/213765.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/4/112830.html
Đăng ngày: 09– 12 – 2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share