[MINH HUỆ 22-11-2009] Một thẩm phán Tây Ban Nha mới đây đã truy tố năm quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì vai trò của họ trong việc tra tấn và phạm tội ác diệt chủng nhằm chống lại các học viên Pháp Luân Công. Các quan chức này gồm có Giang Trạch Dân, La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm và Ngô Quan Chính. Họ có từ 4-6 tuần để trả lời Tòa án, và sau đó có thể đối diện với lệnh dẫn độ nếu họ di chuyển tới một đất nước có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha. Luật sư nhân quyền Carlos Iglesisas đã phát biểu về quyết định này: “Khi họ thực hiện tội ác diệt chủng hay tra tấn, đó là một tội ác chống lại cả cộng đồng quốc tế chứ không chỉ với công dân Trung Quốc”.

Cuộc bức hại Pháp Luân Công là tội ác chống lại nhân loại

Năm 1985, Tây Ban Nha đã thông qua một đạo luật cho phép các tòa án của mình xét xử các cá nhân về tội diệt chủng và những tội ác chống lại nhân loại, dựa trên nguyên tắc thẩm quyền phổ quát. Nguyên tắc thẩm quyền phổ quát khẳng định rằng bất kể bị cáo mang quốc tịch gì, cư trú tại quốc gia nào hay quan hệ thế nào với đất nước tổ chức phiên tòa, thì nếu bản chất của tội ác đi ngược lại các giá trị thông thường của nhân loại và nếu đặc biệt tàn ác, thì bất cứ quốc gia nào cũng được cấp thẩm quyền bắt giữ bị cáo. Các tội ác đó bao gồm diệt chủng, khủng bố và vi phạm quyền tác giả.

Bản cáo trạng của tòa án Tây Ban Nha dựa trên sự bức hại mà các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu đựng, điều đã được xác minh bằng nhiều nguồn, bao gồm những lời khai trực tiếp cũng như các cuộc điều tra chính thức.

Khi Giang Trạch Dân và đồng bọn khởi xướng và mở rộng cuộc bức hại chống lại các học viên Pháp Luân Công, nó đã không giới hạn phạm vi nhằm hủy hoại thân thể và làm cạn kiệt tài chính của họ. Nhìn từ quan điểm đạo đức của toàn nhân loại, cuộc bức hại đã nhắm vào tín ngưỡng tinh thần các học viên Pháp Luân Công, đó là các nguyên tắc cơ bản về “Chân – Thiện – Nhẫn”, và đã đặt họ trong tình cảnh nguy hiểm. Tội ác của Giang Trạch Dân và đồng bọn không chỉ giới hạn vào diệt chủng và bức hại những con người vô tội, mà còn tấn công vào các hệ thống giá trị và đạo đức tập thể của loài người.

Tiền lệ đã được đặt ra với Pinochet của Chile

Sau khi nắm vai trò đứng đầu nhà nước trong vòng hơn mười năm, cựu độc tài Augusto Pinochet của Chile đã tự coi mình cao hơn cả Tòa án Quốc tế. Vào năm 1998, khi đến Anh quốc để tiến hành điều trị y tế, Pinochet chắc hẳn đã không nghĩ có điều gì đang chờ đợi ông ta. Tháng 9/1998, ông ta đã tiến hành một cuộc phẫu thuật, và đến tháng 10 năm đó, một thẩm phán Tây Ban Nha đã ban hành lệnh bắt giữ ông ta căn cứ trên việc thông đồng với âm mưu giết người, tra tấn và thông đồng với tội ác tra tấn. Sau đó Pinochet bị bắt giữ, và hành động của Tây Ban Nha đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trong Liên minh Châu Âu.

Chính phủ Chile đã hai lần kháng nghị đến Anh quốc, tuyên bố miễn trách ngoại giao cho Pinochet cũng như miễn trách với tư cách cựu lãnh đạo nhà nước. Tuy nhiên, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của các tội ác ông ta đã phạm phải, Tòa án Anh quốc đã bác bỏ các tuyên bố miễn trách này. Mặc dù cuối cùng Pinochet được phép trở về Chile để điều trị, nhưng trường hợp này đã đặt ra một tiền lệ đột phá về hiệu lực của nguyên tắc thẩm quyền phổ quát.

Sức mạnh chính trị không đồng nghĩa với sự miễn trách trước công lý

Trong suốt lịch sử Trung Hoa, có một thực tế được chấp nhận rộng rãi là “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, và “lưới trời lồng lộng” – không ai có thể trốn tránh công lý mãi mãi. Khi Giang và đồng bọn tiến hành cuộc bức hại chống lại Pháp Luân Công và nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, chúng đã tự niêm phong số phận của chính mình. Chúng có thể trốn tránh công lý của nhân loại trong một thời gian, nhưng không thể trốn thoát Thiên lý mãi mãi, bất kể chúng có viện đến hình thức nào.

Giang Trạch Dân đã thử đủ loại hình thức ngoại giao, kinh tế, và các thủ đoạn khác để trốn tránh công lý trong vòng vài năm qua. Bản cáo trạng lần này của tòa án Tây Ban Nha đang là một trở ngại to lớn đối với Giang và đồng bọn, và là một dấu hiệu cho thấy dù ĐCSTQ có nắm giữ quyền thống trị tại Trung Quốc thì cũng không thể trốn thoát khỏi công lý mãi mãi. Nếu những kẻ cầm đầu ĐCSTQ không thể trốn tránh công lý thì chắc chắn rằng những kẻ thuộc cấp của ĐCSTQ cũng nên xem xét lại hành động của mình trước khi đã quá muộn. Và cũng không phải là lạ khi ngày càng có nhiều người thức tỉnh về bộ mặt thật của ĐCSTQ và sự thật về cuộc đàn áp, và đã quay lưng lại không tham gia vào những tội ác này, đồng thời thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới để chọn cho bản thân mình một tương lai tốt đẹp hơn.
_______________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/22/213059.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/11/24/112584.html
Đăng ngày 28-11-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share