Bài của một đồng tu Đại Pháp tại Trung Quốc

[Minh Huệ] Chú thích của Minh Huệ: Tác giả của bài văn này đã tu học công pháp và giáo lý của Pháp Luân Công với sự giảng dạy của đích thân Sư phụ Lý Hồng Chí trong thời gian đầu Sư phụ dạy Pháp. Nhưng vì không học Pháp tốt trong một thời gian lâu, anh đã buông rơi con đường tu luyện sau khi cuộc khủng bố bắt đầu. Gần đây, anh ta nhận thức được sai lầm cũa mình và viết xuống những câu chuyện sau đây. Chúng tôi đăng tải bài văn này để nhiều đồng tu được biết từ những câu chuyện về Sư phụ, học biết kính trọng Sư phụ hơn, và biết trân quí thời gian quí báu này khi Đại Pháp đang được hồng truyền ra thế giới. Tất cả chúng ta hãy làm tốt để xứng đáng với sự cứu độ từ bi của Sư phụ và định vị trí tốt cho mình trong tương lai. Về phần người tác giả bài văn này, chúng tôi thành thật hy vọng rằng anh ta đã rút được nhiều bài học qua những sai lầm cũa chính mình, học Pháp tốt và sớm đăng bản “nghiêm chính thanh minh”. Chúng tôi hy vọng anh ta sẽ làm tốt “ba điều” mà Sư phụ yêu cần nơi mỗi đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính-Pháp, sữa sai những lỗi lầm cũ và chọn lựa con đường ngay chánh cho tương lai.

Tôi sanh trưởng tại Bắc Kinh và từ nhỏ đã lưu tâm đến khí công. Một ngày nọ năm 1990, tôi vô tình được gặp một số người đang tập luyện một môn khí công lạ trong một công viên. Một sức mạnh rất đặc biệt lôi cuốn tôi, mà tôi không thể chống lại. Vì vậy tôi lẻn vào nhìn, nhưng tôi quá ngại ngùng nên không hỏi họ đang làm gì vì tôi còn quá trẻ.

Đêm đó, Sư phụ giải thích môn tập Pháp Luân Công cho các đệ tử của ông, và tôi tham dự buổi dạy đó. Dù Sư phụ giải thích nó với những lời lẽ đơn sơ, ông phát họa một cách trôi chảy căn bản của sự tu luyện. Tôi chưa bao giờ được nghe một cái Pháp lớn như vậy, và ngay lúc bấy giờ tôi quyết định học Pháp Luân Công. Khi tôi ngượng ngùng xin Sư phụ dạy cho tôi, ông nhìn tôi và giải thích rằng ông không thể vì ông không ở Bắc Kinh lâu. Nhưng tôi không bỏ hy vọng, và tôi đi theo các đồng tu nhìn họ tập luyện trong rừng cây bên cạnh Viện bảo tàng Quân đội. Bốn năm ngày sau đó, tôi để ý thấy Sư phụ vẫn còn ở đó, vì vậy tôi lại yêu cầu được học với ông. Lần này, Sư phụ hỏi tôi tại sao tôi muốn học. Cho dù không được rõ lắm, tôi cũng nói tôi muốn tu luyện. Sư phụ nói có ba điều kiện mà tôi cần phải hiễu trước khi ông có thể dạy tôi. Ông nói, “Thứ nhất, tôi dạy anh một môn tập luyện để đưa anh lên cao tầng, tôi không phải dạy anh một điều gì như là coi bói, hoặc phong thủy, hoặc trị bệnh, và tôi không cho phép anh học bất cứ thứ nào trong đó. Nếu anh thích những thứ đó thì anh có thể đi tìm người khác để học chúng [và đừng học Pháp Luân Đại Pháp]. Thứ hai, chúng ta hãy thử nhau một thời gian, tôi sẽ thử anh và anh cũng có thể quyết định xem tôi có phải là vị thầy đúng cho anh không. (Sư phụ rất nhã nhặn khi nói ra những lời này). Thứ ba, anh không được nói với bất cứ ai về điều gì tôi dạy anh, cả những người trong gia đình anh.” (Ghi chú: Đó là lời dặn cho thời bấy giờ, khiPháp Luân Công chưa được chính thức khai truyền ra công chúng)

Tôi đồng ý với ba điều kiện đó, thế là tôi bắt đầu theo học tập Pháp Luân Công.

1. Phơi bày nhiều điều sàm bậy tạo ra để chống Pháp Luân Đại Pháp

Năm 1991, Sư phụ và mẹ của ông đi Thái Lan thăm bà con. Ông dừng lại tại Bắc Kinh trên con đường trở về Trường xuân, thành phố quê hương của ông. Trong khi Sư phụ ở Bắc Kinh, Lý Tinh Siêu đã thông qua người anh là Lý Tinh Phong giới thiệu, và hai anh em họ cùng bắt đầu theo Sư phụ học. Lúc bấy giờ, nhiều đồng tu khác và tôi đã đi theo Sư phụ hơn một năm. Từ ngày 23 tháng bảy 1999, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) bắt đầu phát hành một chương trình bôi nhọ thanh danh Sư phụ. Trong chương trình này, Lý Tinh Siêu cho rằng y đã tạo ra những bài công pháp này với Sư phụ. Lý Tinh Siêu đã bóp méo các sự kiện lịch sử và không trung thực với lương tâm của mình.

Kỳ thật, đầu 1992, trước khi Sư phụ khai truyền Pháp Luân Công cho công chúng, Sư phụ đã phê bình Lý Tinh Siêu vì anh ta cố tình trị bệnh bằng thiên mục của mình để kiếm tiền. Lúc bấy giờ, Lý Tinh Siêu có chấp trước vào thiên mục, và vào việc kiếm tiền bằng cách chữa bệnh. Anh ta không nghe lời răn của Sư phụ và càng ngày càng rời xa Đại Pháp, cuối cùng đi ngược đường hướng của Đại Pháp. Đó là một bài học nghiêm túc cho chúng ta.

Gần đây có một người tại Bắc Kinh, họ Lưu, tuyên bố rằng đã đi theo Sư phụ từ khi anh ta chín tuổi, và anh ta có thể nhìn thấy qua thiên mục. Lưu truyền bá quan niệm cũa mình giữa các đồng tu Đại Pháp và đã làm loạn một số đồng tu. Lưu còn đòi hỏi tiền các bạn đồng tu khác. Sự thật là, trước năm 1990, Sư phụ không bao giờ dạy ai môn pháp. Ngay cả những người trong gia đình của ông cũng không biết. Tôi đã theo Sư phụ từ 1990 cho đến khi ông đi ngoại quốc để truyền bá Đại Pháp, và tôi không bao giờ nghe đến một người họ Lưu như vậy.

2. Sư phụ đi mỗi bước thật ngay chánh, cứu độ chúng sinh và dạy Pháp mà không biễu diễn công năng

Năm 1992 khi Sư phụ bắt đầu truyền dạy Pháp Luân Công cho công chúng, đó là lúc mà khí công rất thịnh hành tại Trung Quốc. Có nhiều môn phái khí công và trong số đó cũng có những môn tập luyện có liên hệ đến phụ thể. Lúc bấy giờ, người ta đánh giá một môn khí công chỉ qua hai tiêu chuẩn: một là môn tập khí công đó có thể biểu diễn công năng hay không, và hai là nó có thể trị bệnh hay không. Lúc bấy giờ, Viện nghiên cứu Khí công cũng dùng hai tiêu chuẩn này để đánh giá các môn khí công.

Sư phụ Lý Hồng Chí kiên định trong chủ trương của mình từ khi ông xuất hiện và bắt đầu giới thiệu Pháp Luân Công cho công chúng: ông truyền Pháp Luân Công chỉ để cứu độ chúng sinh, không biễu diễn công năng. Đại Pháp nghiêm túc và cao quí; Đại Pháp không thể xen lẫn với những thứ khí công mà chỉ để trị bệnh hoặc phụ thể. Biễu diễn công năng không bao giờ được sử dụng để thu hút người đến học Pháp Luân Công. Như lời Sư phụ đã nói, “Trong vấn đề cứu độ, chỉ khi nào chư vị tìm trong chân chính mà những chấp trước của chư vị mới được tiêu trừ.” (“Tiêu trừ hơn nữa những chấp trước” từ Tinh tấn Yếu chỉ Pháp Luân Đại Pháp).

Vì vậy, Sư phụ chọn hình thức điều chỉnh cơ thể con người và tư vấn khí công để giúp người ta hiểu Pháp Luân Công cũng như truyền rộng Pháp Luân Công. Lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng của Pháp Luân Công là vào tháng sáu 1992, dưới hình thức một đợt tư vấn khí công đại qui mô. Đợt tư vấn khí công thực hiện trong phòng họp lớn tầng thứ năm của tòa nhà nơi tọa lạc Văn phòng Vật liệu Xây cất, tại Trung tâm Thương mại Cam Gia Khẩu tại Bắc Kinh. Tư vấn khí công kéo dài trong 10 ngày, và mỗi ngày kéo dài từ sáng đến chiều. Những đợt tư vấn khí công này đạt được một hiệu quả rất tốt. Các loại mụn sưng và các bệnh đều biến mất sau đợt tư vấn. Sau khi được y khoa khám nghiệm lại, các rối loạn đều biến mất. Một số vấn đề cơ thể khác, kể cả bệnh lệch dĩa cột xương sống đều được trị lành ngay sau khi Sư phụ điều chỉnh cơ thể, khám nghiệm với quang tuyến X cho thấy vấn đề đã được trị lành hoàn toàn. Những người với bệnh tim đều rất khó chịu khi mới đến để chữa trị, nhưng sau khi trị xong, cơn đau của họ biến mất ngay.

Một đồng tu Đại Pháp, Ông Thang, lúc bấy giờ là một người tình làm trạm trưởng trạm phụ đạo Bắc Kinh. Sau khi Sư phụ trị bệnh tim của ông, ông đi đến Bệnh viên số ba của Đại học Y khoa Bắc Kinh cho chụp quang tuyến X lại, và cuộc khám nghiệm cho thấy bệnh của ông đã lành. Mọi người đều chứng kiến sự huyền diệu của Pháp Luân Công, và họ tất cả đều muốn học môn pháp. Sau đó Sư phụ cho khóa học Pháp đầu tiên tại Bắc Kinh. Thể theo những ký ức của một số đồng tu cũ đã tham dự khóa học ấy, có vào khỏang 200 người trong khóa học đầu tiên đó. Sau khi cuộc khủng bố bắt đầu ngày 20 tháng bảy 1999, Ông Thang bị bắt buộc ra trước truyền hình để nói xấu Đại Pháp; nhưng chúng tôi, cũng như ông Thang, đều biết rằng Pháp Luân Đại Pháp đã cho ông một mạng sống thứ hai.

3. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy một vị thầy trã tiền bữa ăn cho học trò của ông

Trước đây, khi tôi tập luyện các môn khí công khác, tôi luôn thấy các học trò cung cấp cho thầy của họ. Nhưng tôi chưa bao giờ thấy một thầy trã tiền bữa ăn cho học trò của họ.

Năm 1991, sau khi Sư phụ trở về từ cuộc viếng thăm Thái Lan, chúng tôi đi Chùa Giới Đài tại Bắc Kinh với Sư phụ. Đến giờ ăn trưa, chúng tôi ăn tại một tiệm ăn nhỏ bên cạnh đường. Chúng tôi tất cả đều cố dành nhau trã tiền bữa ăn sau khi ăn xong, nhưng Sư phụ nói với chúng tôi ở yên và ông đi trã tiền bữa ăn cho tất cả chúng tôi. Điều này làm chúng tôi rất cãm động vì chúng tôi biết rằng thông lệ là học trò cung phụng cho thầy trong các môn khí công khác; đây là lần đầu tiên kinh nghiệm thấy một vị thầy đi trã tiền cho bữa ăn của học trò. Hơn một chục năm đã qua, nhưng cảnh tượng lúc bấy giờ vẫn còn rành rành trước mắt tôi.

4. Trong những năm đi theo Sư phụ truyền bá Pháp, chúng tôi chỉ ăn mì gói

Trong thời gian đầu này, tôi đi theo Sư phụ khi ông truyền dạy Pháp từ chỗ này đến chỗ nọ. Trong những năm đó, Sư phụ chỉ ăn mì gói khi ông đi du hành. Khi chúng tôi đến một nơi để giảng Pháp, Sư phụ thường không ăn chiều trước khi dạy khóa học tối. Sau khóa học, khi chúng tôi trở về khách sạn, thì đã 8-9 giờ tối và khách sạn đã ngưng cung cấp bữa ăn vào giờ đó. Sư phụ không đi ra ngoài ăn nhà hàng; ông luôn ăn mì gói và chúng tôi cũng ăn mì gói với Sư phụ. Trong nhiều năm đó, tôi ăn mì gói nhiều đến độ tôi cảm thấy phát bệnh khi phải ăn nó. Tôi còn cảm thấy khó ở khi nghe mùi mì gói. Đôi lúc chúng tôi ăn mì gói mà chúng tôi mua số lượng nhiều với giá sỉ, và chúng tôi ăn nó trong nhiều ngày.

Sư phụ không ăn nhiều và ông ăn nhanh. Nếu có đồ ăn thừa, Sư phụ gói lại và mang nó theo ông. Sư phụ rất cần kiệm. Sau này, tôi biết được một chi tiết khác về Sư phụ: khi ăn với các đồng tu đi theo ông, ông luôn ăn xong trước mọi người và đi trước trã tiền bữa ăn cho tất cả.

5. Vào mùa hè, Sư phụ dùng xe công cộng đầy người

Tháng bảy 1992, Sư phụ vừa mới đến Bắc Kinh và tôi đi theo ông đi dạo. Đó là một ngày trời nóng và tôi nghĩ muốn kêu taxi đi cho khỏe, nhưng Sư phụ lấy xe búyt công cộng đầy người để đi. Sau đó tôi phải ngưng nói về xe taxi. Tôi bị đỗ mồ hôi đầy, nhưng sự tiện tặn của Sư phụ làm tôi cãm động sâu xa.

Có người đặt chuyện và truyền tin những điều sàm bậy trên truyền hình, nói rằng Sư phụ sống trong xa hoa. Tôi không biết những tin này ra từ đâu và không biết loại người gì mà đi nhục mạ và nói xấu Sư phụ từ bi của tôi như vậy. Tôi đi theo Sư phụ trong nhiều năm, bắt đầu theo ông hai năm trước khi ông truyền bá Đại Pháp cho công chúng. Giờ đây, tôi biết rằng sự tu luyện trong Pháp Luân Đại Pháp là không có ngần mức. Khi tôi nghĩ đến những khó khăn mà Sư phụ đã gánh chịu trong những năm đó để giới thiệu Đại Pháp cho công chúng để cứu độ họ, tôi không cầm được nước mắt chảy dài.

6. “Im lặng lắng nghe người ta nói cho đến khi họ chấm dứt là biễu lộ sự kính trọng đối với họ”

Khi tôi bắt đầu đi theo và trợ giúp Sư phụ khi ông dạy Pháp Luân Công cho công chúng, tôi thường cắt lời người khác vì Tâm tánh tôi không phát triển tốt và tôi còn trẻ và nông nỗi. Có lúc tôi áp đặt sự hiểu biết và tình cãm của tôi trên người khác. Trong nhiều dịp, vì tôi huênh hoang, tôi làm như là tôi biết tất cả. Sư phụ nói với tôi rằng hãy lắng nghe người khác nói cho đến khi họ chấm dứt là biễu lộ sự kính trọng đối với họ. Tôi cũng cần phải để ý xem người ta nói điều gì. Dùng Pháp để đo lường nó và xem nó có phù họp với Đại Pháp không. Sau khi cẩn thận phân tích những gì họ nói, sau đó mới có thể kiên nhẫn lên tiếng nói ý kiến của mình. Tôi cần phải lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn. Bình tĩnh lắng nghe mọi điều mà người kia muốn nói và không nóng nảy là một thứ lễ phép và tự tu luyện.

Tôi bị ảnh hưởng sâu xa những lời của Sư phụ. Trong 10 năm qua, tôi thường dùng những lời này để tự xét mình. Khi tôi thấy các đồng tu, nhất là các đồng tu nam trẻ, nóng nảy và vô lý, bất kể cung cách trong khi liên lạc hoặc nói chuyện với nhau, tôi bình tĩnh nói với họ điều mà Sư phụ đã nói với tôi. Tất cả đều cảm thấy nhiều lợi ích nghe những lời đó.

Trong lớp học, trừ khi dạy Pháp, Sư phụ rất ít nói sau đó.

7. Mỗi khi Sư phụ nhìn thấy một đồng tu hoặc một người đến thăm rời đi, ông luôn chờ cho đến khi người đó đi khuất trước khi trở về phòng

Sư phụ rất trang nghiêm trong hoạt động hằng ngày của ông kể cả đi đứng nằm ngồi. Ông rất dễ hợp với người khác và cũng có một cá tánh ấm áp và thân thiện. Cả sau nhiều năm như vậy, tôi không bao giờ thấy Sư phụ ngồi tréo chân hoặc dựa lưng khi ông ngồi trên sa-lông hoặc trên ghế. Sư phụ biễu lộ một sự kính trọng lớn khi nói chuyện với những học viên lớn tuổi, và giọng nói của ông cũng rất tôn kính. Mỗi khi ông thấy các đồng tu hoặc người viếng thăm rời đi, Sư phụ đứng nơi cữa chờ cho họ đi khuất mới trở vào phòng của ông. Cái điểm nhỏ này ăn sâu vào trong trí của tôi trong nhiều năm như vậy.

8. Không bao giờ mõi mệt khi dạy Pháp

Sư phụ thường có thời khóa biễu cho những câu hỏi và trã lời trong các khóa dạy Pháp. Sư phụ dùng ngày thứ mười chỉ để trã lời những câu hỏi của học viên. Học viên thường viết và đưa lên nhiều câu hỏi trên giấy mỗi lần. Cả những câu hỏi mà đã được trã lời nhiều lần trước đây, cũng có học viên lại hỏi lại. Luôn có nhiều học viên mới từ những nơi khác đến tham dự khóa dạy. Sư phụ nói ông không muốn nhắc lại những câu đã trã lời để tiết kiệm thời gian, nhưng các học viên vẫn lại nêu lên những câu hỏi tương tựa. Khi như vậy, Sư phụ lại kiên nhẫn giải đáp câu hỏi. Nhất là những người mới đến từ các nơi khác nhau luôn hỏi những câu tương tựa và rất phổ thông. Có lúc những học viên cũ nóng lòng nhưng trong nhiều năm như vậy và ở nhiều nơi khác nhau, Sư phụ gặp biết bao nhiêu là học viên và luôn kiên nhẫn trã lời những câu hỏi của họ rõ ràng và chi tiết tối đa. Lòng từ bi của Sư phụ không lời nào tả xiết.

Có lúc tôi gần nổi nóng trong trường hợp nào đó. Ví dụ những người mới đến luôn muốn tôi sữa các động tác tập công của họ. Khi một chuyện xãy ra hoài hoài, sau một lúc tôi thật cảm thấy mất kiên nhẫn. Nhưng khi tôi nhớ lại sự kiên nhẫn của Sư phụ, sự phiền hà trong tâm tôi biến mất ngay. Có người nói mình không học được gì mới với những người tu mới, vậy họ luôn muốn liên hệ với những người tu cũ đã tu luyện đến một cấp cao. Sự thật là không đúng. Một người tu chân chính có thể tinh tấn trong mọi trường hợp. Sự tinh tấn trong tu luyện đều phản ảnh trong khi người ta đối đãi với các đồng tu mới và phải biễu lộ sự kiên nhẫn, lòng tốt và phóng hạ cái tâm chấp trước nơi cái ta. Ví dụ ngày nay khi chúng ta giảng rõ sự thật, chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, chúng ta phải đối diện với sự can nhiễu của tà ác mà đã sâu đậm như vậy tẩy não và đầu độc dân chúng. Khi chúng ta đối diện với sự hiễu lầm mà dân chúng có đối với chúng ta, thì khả năng tự kềm chế những tình cãm của mình và giữ tâm tốt và nhẫn tất cả đều biễu hiện khi một người tu chân chính vượt được cái ta và tiến bộ nhanh.

Sư phụ nói, “Từ bi là tu xuất lai, không là biễu hiện xuất lai; là phát tự nội tâm chứ không làm để người xem. Nó là vĩnh viễn thường tại, chứ không là theo thời gian, theo hoàn cảnh biến đỗi.” (“Pháp giảng tại Đại hội Hoa thịnh Đốn 2003”)

Mỗi lần tôi đọc đoạn này của Pháp, tôi nhớ lại tôi đã cãm động biết bao bỡi lòng từ bi và kiên nhẫn của Sư phụ khi ông dạy Pháp và hướng dẫn đệ tử trong những năm đầu đó.

9. Chứng kiến sức mạnh của sự im lặng của Sư phụ

Năm 1993, một người từ Hội nghiên cứu Khí công mời Sư phụ đến thành phố quê hương của ông ta tại Liêu Thành, tỉnh Sơn Đông để cho một khóa dạy. Ông ta cho rằng ông muốn giới thiệu một môn tập tốt cho dân chúng thành phố của ông, nhưng kỳ thật, mục đích thật của ông ta là làm tiền cùng với hội khí công địa phương. Khi khóa học kết thúc, theo khế ước cũng giống như các khóa dạy của Sư phụ tại nhiều nơi khác, Sư phụ chỉ lấy 30-40%, trong khi người tổ chức địa phương lấy 60-70% số tiền thu. Sư phụ dạy khóa học với một giá rất rẽ. Sự thật, lúc bấy giờ Pháp Luân Công lấy giá thấp nhất trong các khóa dạy khí công. Một vé là 40 đồng nhân dân tệ và các học viên cũ thì được nữa giá, 20 đồng, vì vậy lúc nào cũng có nhiều học viên cũ mỗi khi Sư phụ dạy một khóa học mới. Mỗi lần sau một khóa học được tỗ chức, gần như không còn dư một xu sau khi đã trã tiền mướn phòng họp, ăn uống và tiền phòng ngũ.

Sau khi khóa học xong, người tỗ chức của hội khí công địa phương tại Sơn đông than phiền rằng Sư phụ đặt để giá tiền quá thấp. Khi một người trong họ đưa xe Sư phụ đến Ga xe lữa Tế Nam, bà ta không ngừng than phiền với Sư phụ cả hơn một tiếng đồng hồ.

Tôi ngồi ở ghế băng sau lắng nghe. Lúc đầu tôi cố giữ im lặng. Cuối cùng tôi không chịu nỗi được nữa. Vì tôi không còn nhẫn được cách mà bà ta lăng nhục Sư phụ như vậy, tôi la lớn lên, “Bà im đi. Nếu bà còn nói nữa, chúng tôi không cần bà đưa chúng tôi đến nhà ga, chúng tôi sẽ ra khỏi xe và tự đi một mình.” Sư phụ xoay lại và lườm tôi. Ông không nói một lời nào. Nhưng tôi có thể hiễu rằng ông thấy tôi sai và chứng tỏ rằng tôi không nên nói nữa và chỉ xin ngồi đó im lặng. Sức mạnh của nét từ bi và nghiêm nghị của Sư phụ ngay tức thời hạ cơn xúc động trầm trọng của tôi. Bà đó xem như cũng bị sức mạnh đó kềm chế và không còn nói gì nữa sau khi nói thêm một vài lời. Sau vụ đó, Sư phụ không giải thích điều gì. Trong suốt quá trình đó, Sư phụ không nói một lời nào. Nhưng tất cả chúng tôi có mặt lúc đó, kể cả người tổ chức, đều hiễu ra những lỗi lầm thiếu sót của mình.

Theo tôi hiễu thì “Nhẫn vô khả nhẫn” là dạy cho phía Thần của các đồng tu Đại Pháp để họ tiêu trừ tà ác và chánh Pháp. Đó không có nghĩa để cho chúng ta tự dung túng bản thân để không vứt bỏ chấp trước còn đang được che đậy. Sự thật, chúng ta cần khống chế tốt khía cạnh con người của chúng ta và tu luyện tâm tánh trong mọi lúc. Phía Thần của chúng ta sau đó sẽ có thể thể hiện năng lực và sẽ không bị cản trở bỡi phía con người. Do đó, sức mạnh của Thần sẽ biễu hiện để tham gia vào Chánh Pháp và tiêu trừ các lực tà ác.

10. Một cái nhìn của Sư phụ như một tấm gương, phơi bày tất cả những tư tưởng xấu của tôi

Năm 1994, Sư phụ cho một khóa giảng Pháp Luân Đại Pháp tại Trịnh Châu. Số người tham dự hơn nhiều sự chờ đợi, và phòng giảng do cơ quan tổ chức địa phương mướn là trong tình trạng không khá. Gạch đá nơi băng ngồi đều lộ, và có cữa sỗ không có kiếng. Tôi rất lo và đề nghị với cơ quan tổ chức địa phương để thay đỗi chỗ họp và máy móc âm thanh. Trong cuộc nói chuyện, tôi quên không giữ gìn tâm tánh và nỗi nóng lên.

Sư phụ kêu tôi đến bên ông. Tôi ở bên Sư phụ từ khi tôi đắc Pháp, và đây là lần đầu tiên mà Sư phụ nói với tôi mà không có nụ cười. Cả trước khi Sư phụ mở lời, hai chân tôi rung lên và tôi cảm thấy sự hiện diện phi phàm của Sư phụ. Một cái nhìn của Sư phụ như một tấm kính sáng, và tất cả những tư tưởng của tôi đều bị phơi bày. Tôi bắt đầu xem xét những vấn đề mà tôi đã không hiễu trong quá khứ. Không có lời nào có thể diễn tã sự uy nghiêm và cao quí của Sư phụ.

Hai mươi phút sau khi tôi nỗi nóng với người tổ chức, tôi mất tiếng nói. Khi tôi lên đài để chỉ dẫn các công pháp, tôi cảm thấy bình thường, nhưng sau khi tôi đi xuống rồi, tôi cảm thấy thật không ổn/kỳ cục. Nó kéo dài trong bốn năm ngày.

11. Sư phụ quay lại tôi và nhìn vào mắt tôi trong hơn 10 giây mà không nói lời nào

Mùa hè 1993, tôi đi theo Sư phụ đến Vũ Hán, nơi ông cho khóa giảng. Trong ngày mà Sư phụ và tôi đi thăm chùa Qui Nguyên tại Hán Khẩu. Với một bàn tay dơ lên để trước ngực, Sư phụ đứng nghiêm trang trước tượng Thích Ca Mâu Ni. Tôi đứng sau lưng Sư phụ về phía tay mặt, cũng để một tay trước ngực. (Tôi lẽ ra phải chấp cả hai tay trước ngực trong thế hợp thập). Trước tượng Phật, trí tưởng tượng của tôi bay bổng, và tôi nghĩ, “Thích Ca Mâu Ni chỉ là một vị Như lai. Một vị Phật cao hơn nhìn một vị Như Lai như là một người thường, và tầng của tôi còn cao hơn.” Không dè, bàn tay trước ngực tôi đã hạ xuống hồi nào. Trong khi tôi thả lỏng cho trí tưởng tượng mặc tình với đôi mắt hơi nhắm lại, Sư phụ thình lình quay lại tôi và nhìn vào mắt tôi trong hơn mười giây đồng hồ mà không một lời. Tôi sợ đến nỗi đỗ mồ hôi lạnh và thình lình hiễu ra được.

Tôi tưởng tôi đã là sinh viên đại học sau khi chỉ mới liếc mắt vào quyển sách đại học. Cái ‘tôi’ to tướng của tôi đã để cho tà ma quỉ quái thêu dệt trong trí của tôi, nhưng tôi không nhìn được ra nó lúc bấy giờ. Một số đồng tu cũ đã rơi vào trong chính cái bẩy này và còn cả có thể từ chối không thừa nhận Sư phụ. Bài học thật quá nghiêm trọng.

12. Sự thật về câu buộc tội, “thấy chết không cứu”

Trước mỗi khóa dạy, Sư phụ đều nói với người tổ chức của hội khí công địa phương rằng “những người có bệnh nặng” không được nhận. Trong khóa giảng, Sư phụ cũng nói là chúng tôi không phải ở nơi đây để trị bệnh. Nếu có người đến nơi đây để được trị bệnh, chúng tôi sẽ trã lại tiền học phí nếu họ đã ghi danh. Người tổ chức của các hội khí công địa phương thường không nghe theo lời yêu cầu này vì họ muốn kiếm tiền nhiều hơn.

Năm 1994, trong một khóa học với 4, 000 người tham gia tại Cáp Nhĩ Tân, một vài người từ Cẩm Châu mang một nam tử béo vào trong phòng giảng. Người này bị tâm thần và hoàn toàn không có khả năng cử động. Người gia đình của họ mang họ đi vào và ra trước và sau mỗi buổi học. Người này được khiêng vào trong lớp cả khi anh ta không thể ngẩn đầu lên mà phải nằm dài để “nghe” trong khóa học. Trong lúc khóa giảng, Sư phụ lập đi lập lại yêu cầu những người trong tình trạng nguy hiễm hãy rời phòng học và nói rõ rằng “khóa học không phải để trị bệnh”. Họ không nghe.

Một buổi chiều, người đàn ông đó chết trong phòng ngũ của họ. Gia đình của họ mang xác của họ đến trước phòng hội và yêu cầu Sư phụ cứu y. Sư phụ lúc bấy giờ đang giảng Pháp. Một người nhân viên nói nhanh với Sư phụ vài lời và ông đi nhanh ra ngoài và không trở lại một thời gian lâu. Khi ông trở lại, Sư phụ nói với chúng tôi rằng người đàn ông này đã chết mấy ngày rồi. Nếu anh ta còn sống, có thể Sư phụ cứu được, nhưng anh ta đã chết rồi.

Gia đình anh ta bắt đầu buộc tội Sư phụ rằng đã không chịu cứu người khi mạng sống họ bị nguy hiễm. Một vài “đồng tu” cũng trách Sư phụ, và một trong họ nói, “Tôi không tu nữa, ” và liệng xuống đất cái phù hiệu Pháp Luân đeo trên áo. Sư phụ nói với họ, “Ngươi không đáng.” Sau này Sư phụ nói, “Người này đang bị điều khiển. Tôi sẽ thấy tiếc nếu y là một đồng tu chân chính.”

25-1-2005

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/1/25/94171.html, https://www.minghui.org/mh/articles/2005/1/25/94172.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/2/6/57247.html, https://en.minghui.org/html/articles/2005/2/7/57276.html.

Dịch ngày 16-2-2005, đăng ngày 17-2-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share