Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ tại Trung Quốc

(Tiếp theo Phần 3 )

[MINH HUỆ 09-06-2019] Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một môn tu luyện thượng thừa của Phật gia, do Đại sư Lý Hồng Chí sáng lập. Từ khi được truyền xuất ra công chúng vào năm 1992, môn tu luyện này đã được phổ truyền tới hơn 100 quốc gia, rất nhiều người đã được trải nghiệm sự cải thiện sức khỏe rõ rệt sau khi bước vào tu luyện.

Chính quyền Trung Quốc chính thức cấm môn tu luyện này vào năm 1999. Kể từ đó, rất nhiều học viên ở Trung Quốc đã bị bức hại vì duy trì đức tin của họ, trong đó có những họa sỹ, nhạc sỹ và thi sỹ tài năng.

Có những học viên đã mất đi sinh mệnh vì cuộc bức hại, có người bị kết án nhiều năm tù, có người lại bị tàn phế do bị tra tấn trong thời gian bị cảnh sát giam giữ, có người bị buộc phải rời xa quê hương và tị nạn ở các nước khác.

Theo thông tin công bố trên trang web Minh Huệ, ít nhất 9 nghệ sỹ đã chết, 75 người bị bắt, trong đó 50 người bị kết án tù hoặc bị giam giữ trong trại lao động cưỡng bức. Bài báo cáo dưới đây chỉ đưa ra một số nhỏ trong những trường hợp đã công bố.

Nghệ nhân thư pháp Cao Tông Chấn b bt giữ nhiu ln

Ông Cao Tông Chấn ở quận Thuận Nghĩa, Bắc Kinh, là hội viên của Hiệp hội Thư pháp và Hội họa Trung Hoa, thành viên của Ủy ban Nghệ thuật Quan hệ Công chúng Trung Quốc. Tác phẩm của ông đã giành được nhiều giải thưởng tại các cuộc thi thư pháp quốc gia. Tác phẩm “Người giàu là người biết đủ” giành huy chương vàng và được đưa vào Từ điển Đương đại Trung Quốc. Năm 2006, ông Cao đã quyên tặng 10 tác phẩm thư pháp và 100.000 Nhân dân tệ cho Quỹ Từ thiện Hòa bình Thế giới. Ông được trao huy chương vàng và được trao danh hiệu Đại sứ Từ thiện.

2008-4-4-sydneyshow523.jpg

Ông Cao Tông Chấn

Ông Cao bước vào tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997. Ông đã bị bắt nhiều lần kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999. Cha ông, vì không chịu đựng được sự quấy nhiễu liên tục của cảnh sát mà đã qua đời vào năm 2001. Con gái ông, em Cao Dương, cũng bị phân biệt đối xử ở trường.

Ngày 15 tháng 12 năm 2006, cảnh sát lại bắt ông Cao với lý do có người đã tố giác ông phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Để tránh tiếp tục bị bức hại, ông Cao và con gái đã di cư sang Úc.

Bài viết liên quan: Nghệ nhân thư pháp Cao Tông Chấn kể về những gì đã trải qua trong cuộc bức hại của ĐCSTQ(tiếng Anh)

V chng nhc sỹ b bc hi chỉ vì tu luyn Pháp Luân Đại Pháp

Ông Trần Nhữ Đường là một nghệ sỹ đàn vi-ô-lông-xen và là trưởng Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Trung Quốc. Vợ ông, bà Trần Ngưng Phương, là một nghệ sỹ sáo. Hai nhạc sỹ thành danh này đã biểu diễn khắp thế giới với Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Trung Quốc trước khi nghỉ hưu.

Ông Trần bước vào tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1995. Trước đó, ông là người nghiện thuốc lá nặng tới hơn 30 năm. Vì sức khỏe của ông, gia đình ông đã làm đủ mọi cách có thể để giúp ông bỏ thuốc lá, nhưng đều vô hiệu.

Một lần, ông Trần xem một video các bài giảng Pháp Luân Công của Sư phụ Lý Hồng Chí. Nội dung bài giảng đọng mãi trong ông và ông quyết định bước vào tu luyện. Đêm đó, ông Trần thậm chí còn không nghĩ đến việc hút thuốc. Ngày hôm sau, khi ông châm một điếu thuốc thì thấy nó không những không có vị như trước nữa, mà còn rất kinh. Ông đã thử các nhãn hiệu khác nhau, nhưng đều có vị rất ghê. Ông vứt thuốc lá đi, và kể từ đó không còn nghĩ đến việc hút thuốc nữa. Cơn thèm thuốc của ông biến mất. Ông thấy thật lạ kỳ khi lần này bỏ thuốc thật dễ dàng. Sức khỏe ông cũng hồi phục

Khi chính quyền Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, ông Trần và vợ đã viết đơn kiến ​​nghị chính phủ về quyền tu luyện Pháp Luân Công. Cả hai đều bị giam giữ. Con trai của họ, cũng là một học viên, đã bị bắt và cầm tù ba năm. Gia đình họ hiện đang sống ở Mỹ.

Bài viết liên quan: Một gia đình Pháp Luân Công đoàn tụ sau khi con trai chịu đựng ba năm bức hại ở Trung Quốc (tiếng Anh)

Bà Nhạc Xương Trí, k sư đin và họa sỹ, b bt tám ln chỉ vì tu luyn Pháp Luân Công

Bà Nhạc Xương Trí, 72 tuổi, là kỹ sư điện tại Cục Hàng không và Vũ trụ Trung Quốc, đồng thời là một họa sỹ. Bà không chỉ là một kỹ sư xuất sắc, mà những bức tranh thủy mặc của bà còn được đưa vào tuyển tập tác phẩm của 500 Ha sỹ Xut sc nht Trung Quc. Bà đã từng quyên góp 30.000 Nhân dân tệ cho một quỹ cứu trợ nạn nhân lũ lụt.

2009-12-8-auyuechen.jpg

Bà Nhạc Xương Trí (bên trái) và bà Trần Kinh Hiểu (bên phi) đệ đơn khiếu nại ông Chu Vĩnh Khang của Ủy ban Chính tr và Pháp luật Trung ương Trung Quc

Bà Nhạc Xương Trí bẩm sinh đã ốm yếu, rất khó nuôi. Bà bước vào tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996 và đã có sức khỏe tốt. Sau khi chính quyền Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, bà Nhạc đã bị bắt tám lần và bị giam giữ tại một trung tâm tẩy não hai lần.

Tại nơi làm việc, bà thường xuyên bị công kích chỉ vì bà tu luyện Pháp Luân Công. Hơn nữa, lương hưu hàng tháng của bà đã giảm từ 1.300 xuống 200 Nhân dân tệ.

Tháng 7 năm 2003, bà Nhạc bị kết án bốn năm tù tại Nhà tù Nữ Bắc Kinh và bị tra tấn trong thời gian cầm tù. Bà bị thiếu ngủ, bị cấm sử dụng nhà vệ sinh và bị đánh đập tàn nhẫn. Một hôm, chín người đẩy bà xuống đất và đánh bà, làm răng bà bị lung lay. Họ kéo hai chân bà xoạc ra 180 độ và ấn cổ bà về phía trước. Bà nghe thấy tiếng nứt ở lưng dưới, rồi bất tỉnh. Khi bà tỉnh lại, những kẻ tấn công bà hỏi: “Bà còn tu luyện Pháp Luân Công nữa không?” Khi bà nói bà vẫn tiếp tục tu luyện, họ lại tra tấn như vậy. Cột sống của bà bị gãy ở ba điểm. Người bà đầy vết bầm rộng mà đến cả tháng sau vẫn thấy rõ. Vì bà không được điều trị y tế hay dưỡng sức, các đốt sống của bà không được nắn thẳng lại nên bà không đứng thẳng được. Cuối cùng, bà Nhạc rời Trung Quốc. Hiện, bà đang định cư tại Úc.

Bà Chương Thúy Anh, họa sỹ Úc bị giam giữ 8 tháng vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công

Bà Chương Thúy Anh, một họa sỹ tài năng từ Trung Quốc di cư sang Úc cùng chồng và con. Khi hay tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, bà đã đến Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney để gửi thư thỉnh nguyện. Nhân viên lãnh sự quán không nhận bức thư mặc dù ngày nào bà cũng đến đó suốt năm tháng ròng. Vì vậy, bà đã tới Bắc Kinh để kháng cáo đòi lại công lý cho Pháp Luân Công. Bà bị thẩm vấn và đánh đập, sau đó bị ép rời khỏi Trung Quốc.

Ngày 5 tháng 3 năm 2000, khi bà Chương trở lại Trung Quốc, bà đã bị bắt sau khi hạ cánh xuống sân bay và bị đưa đến nhà tù. Bà bị còng tay, xích chân và tống vào phòng giam toàn tội phạm nam. Các tù nhân khác được xui ngược đãi thể xác bà Chương. Bà không được liên lạc với bất cứ ai bên ngoài.

Cuối cùng, một tù nhân được thả ra đã viết thư cho chồng bà và Lãnh sự quán Úc tại Bắc Kinh, nói cho họ biết bà đang ở đâu. Sau vài tháng, họ đã lo liệu cho bà được thả ra. Kể từ trải nghiệm đau khổ đó, bà Chương đã dành toàn bộ thời gian và công sức của mình để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Bài viết liên quan:

Báo cáo chi tiết: Nhiều nghệ sỹ ở Trung Quốc bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công (Ảnh) (tiếng Anh)

(Hết)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/9/388427.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/15/178441.html

Đăng ngày 21-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share