Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ tại Trung Quốc

(Tiếp theo Phần 2 )

[MINH HUỆ 09-06-2019] Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một môn tu luyện thượng thừa của Phật gia, do Đại sư Lý Hồng Chí sáng lập. Từ khi được truyền xuất ra công chúng vào năm 1992, môn tu luyện này đã được phổ truyền tới hơn 100 quốc gia, rất nhiều người đã được trải nghiệm sự cải thiện sức khỏe rõ rệt sau khi bước vào tu luyện.

Chính quyền Trung Quốc chính thức cấm môn tu luyện này vào năm 1999. Kể từ đó, rất nhiều học viên ở Trung Quốc đã bị bức hại vì giữ vững đức tin của họ, trong đó có những họa sỹ, nhạc sỹ và thi sỹ tài năng.

Có những học viên đã mất đi sinh mệnh vì cuộc bức hại, có người bị kết án nhiều năm tù, có người lại bị tàn phế do bị tra tấn trong thời gian bị cảnh sát giam giữ, có người bị buộc phải rời xa quê hương và tị nạn ở các nước khác.

Theo thông tin công bố trên trang web Minh Huệ, ít nhất 9 nghệ sỹ đã chết, 75 người bị bắt, trong đó 50 người bị kết án tù hoặc bị giam giữ trong trại lao động cưỡng bức. Bài báo cáo dưới đây chỉ đưa ra một số nhỏ trong những trường hợp đã công bố.

Ông Lý Quang Vỹ, một họa sỹ nổi tiếng thế giới, đã mất tích cách đây 14 năm

Ông Lý Quang Vỹ nổi tiếng với tài thư pháp và hội họa Trung Hoa. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào cuối năm 1998, sau khi mắc phải một căn bệnh nặng. Ngay sau khi bước vào tu luyện, sức khỏe của ông đã cải thiện rất nhiều.

2019-6-7-194254-1.jpg

Ông Lý Quang Vỹ

Sau khi cuộc bức hại nổ ra vào tháng 7 năm 1999, cảnh sát đã lục soát nhà ông và tịch thu các sách Pháp Luân Công và băng hình luyện công của ông. Ông Lý, người đã bị ảnh hưởng nặng nề trong thời Cách mạng Văn hóa, đã rất sợ hãi. Căn bệnh cũ của ông lại tái phát. Ông đã viết kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và gửi cho các đồng nghiệp là họa sỹ của mình. Chính vì việc này mà ông đã bị theo dõi và giám sát bất cứ khi nào ông ra khỏi nhà.

Vào ngày 25 tháng 7 năm 2005, ông Lý nói với gia đình ông muốn đi dạo và sẽ về sớm, nhưng ông đã không trở về nữa. Gia đình tìm kiếm ông khắp nơi, và cũng báo việc ông bị mất tích cho đồn cảnh sát địa phương. Tuy nhiên, chính quyền đã từ chối giúp đỡ họ chỉ vì ông Lý tu luyện Pháp Luân Công. Hơn nữa, chính quyền thậm chí còn đe dọa con gái của ông rằng: “Đừng tự chuốc lấy rắc rối cho mình.”

Bài viết liên quan:

Học viên Lý Quang Vỹ đã bị mất tích bốn năm (Ảnh) (tiếng Anh)

Họa sỹ Vương Minh Nguyệt và Nhiếp ảnh gia Kim Tiểu Huy ở Bắc Kinh bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức

Ông Vương Minh Nguyệt và ông Kim Tiểu Huy bị bắt giữ lần lượt vào ngày 8 và 9 tháng 7 năm 2008. Họ đã bị giam tại Trại Lao động Cưỡng bức Đoàn Hà ở Bắc Kinh trong hai năm.

Ông Vương Minh Nguyệt, sinh năm 1962 tại Bắc Kinh, là một họa sỹ sơn dầu nổi tiếng. Ông tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật Trung ương chuyên ngành tranh sơn dầu. Năm 1996, ông Vương bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công và được hưởng rất nhiều lợi ích cả về thể chất lẫn tinh thần. Ông vẫn tiếp tục tu luyện tinh tấn ngay cả sau khi ĐCSTQ phát động cuộc bức hại vào tháng 7 năm 1999.

2008-12-31-205142-0.jpg

Ông Vương Minh Nguyệt

Sáng ngày 9 tháng 7 năm 2008, các cảnh sát của quận Đông Thành, Bắc Kinh đã đột nhập vào nhà ông Vương để lục soát và bắt giữ ông. Ông Vương Minh Nguyệt bị đưa đến Trại tạm giam Quận Đông Thành Bắc Kinh và bị giam giữ trong một tháng. Sau đó, ông bị kết án phi pháp và bị giam tại Trại Lao động Cưỡng bức Đoàn Hà. Trước khi bị bắt, ông Vương có thể chất rất tốt, nhưng hiện giờ, theo một nhân chứng ở trại lao động này cho biết, ông trông rất hốc hác.

2008-12-31-205142-1.jpg

Tranh sơn dầu của ông Vương: Hoa tầm xuân đỏ

2008-12-31-205142-2.jpg

Tranh sơn dầu của ông Vương: Không tên

Các tác phẩm nghệ thuật của ông Vương Minh Nguyệt đã được trưng bày trong nhiều cuộc triển lãm ở cả trong và ngoài nước. Hầu hết các tác phẩm của ông được bán trực tiếp cho cá nhân hoặc đưa vào các bộ sưu tập của bảo tàng. Năm 2000, ông được mời vẽ chân dung cựu Thủ tướng Anh đã quá cố – Ngài Edward Heath- cũng như được mời tham gia chương trình Trao đổi Văn hóa Nghệ thuật. Năm 2004, ông lại được mời đến Anh để tổ chức một buổi triển lãm nghệ thuật mang tên “Hồn hoa mộng” (Soul of Dream Flower). Toàn bộ tranh của ông đã được bán hết ngay trong ngày khai mạc triển lãm. Ngày 15 tháng 10 năm 2004, ông đã cho trưng bày một trong những bức tranh của mình có tên “Tìm Xuân”, tại Triển lãm Tranh Sơn dầu Chủ nghĩa Hiện thực Văn học và Nghệ Thuật Quốc tế “Chung một con đường”, sự kiện này đã mang lại danh tiếng cho ông trên trường quốc tế.

Nhiếp ảnh gia Kim Tiểu Huy là một người bạn rất thân của ông Vương. Ông Kim bị bắt trước ngày ông Vương bị bắt. Sau khi bị giam giữ tại trại tạm giam Đông Thành trong một tháng, ông Kim bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức Đoàn Hà ở Bắc Kinh.

Bài viết liên quan:

Họa sỹ Vương Minh Nguyệt và nhiếp ảnh gia Kim Tiểu Huy ở Bắc Kinh bị đưa phi pháp đến trại lao động cưỡng bức (Ảnh) (tiếng Anh)

Họa sỹ nổi tiếng Phạm Nhất Minh bị giam trong trại lao động cưỡng bức trong hai năm

2008-10-21-fanyiming-01.jpg

Ông Phạm Nhất Minh

Ông Phạm Nhất Minh, sinh năm 1967 tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, được biết đến là một người đàn ông tốt bụng và trung thực. Ông thích hội họa từ khi còn rất nhỏ. Năm 1991, ông Phạm tốt nghiệp chuyên ngành Tranh Sơn dầu của Học viện Mỹ thuật Trung ương Trung Quốc, và trở thành họa sỹ chuyên nghiệp. Phần lớn các tác phẩm nghệ thuật của ông được các nhà sưu tập người Mỹ và châu Âu mua lại. Năm 2001, ông được mời đến Anh để thực hiện bức chân dung của cựu Thủ tướng Anh Edward Heath.

Từ năm 2001 đến 2003, ông đã có ba triển lãm cá nhân ở Hồng Kông. Vào năm 2004, một cuộc triển lãm khác về các tác phẩm của ông đã được tổ chức tại Anh. Tháng 9 năm 2004, cuốn sách “Hành trình chung lối (Journeying on the Same Path) – tranh sơn dầu tuyển chọn của Phạm Nhất Minh” của ông đã được xuất bản. Tháng 10 năm 2004, ông cho trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của mình tại một triển lãm mang tên “Hành trình chung lối” tại Phòng Trưng bày Nghệ thuật Quốc tế Bắc Kinh. Và tháng 11 năm 2005, ông lại triển lãm các tác phẩm trong tuyển tập “Hành trình chung lối”.

Ngày 8 tháng 7 năm 2008, ông Phạm cùng con trai tám tuổi đang trên đường tan học về nhà thì bị các nhân viên từ Đồn Cảnh sát An Định Môn ở Khu Đông Thành bắt giữ và kết án ông hai năm lao động cưỡng bức.

2008-10-21-fanyiming-02.jpg

Một góc nhìn của tác phẩm “Tuyết rơi”

2008-10-21-fanyiming-03.jpg

Bức tranh sơn dầu của ông Phạm Nhất Minh

Bài viết liên quan:

Phạm Nhất Minh, một họa sỹ sơn dầu nổi tiếng, cũng là học viên Pháp Luân Công, vẫn còn bị giam tại Bắc Kinh (Ảnh)

Nhà thư pháp nổi tiếng Lưu Tích Đồng bị tra tấn dã man trong trại lao động

Ông Lưu Tích Đồng đã bị cầm tù phi pháp hai lần trong một trại lao động cưỡng bức chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công, một lần trong 3 năm vào năm 2003 và một lần khác trong 4 năm vào năm 2009. Ở trại lao động, ông đã bị tra tấn, bao gồm bị trói chặt bằng dây trong 80 ngày, và cấm ngủ hơn 10 ngày. Ông đã bất tỉnh hơn 50 lần vì bị đánh đập và sốc điện.

2007-11-19-qingdaoliu-01.jpg

Ông Lưu Tích Đồng

2008-10-24-liuxitong-01.jpg

Các tác phẩm nghệ thuật của ông Lưu Tích Đồng

Ông Lưu là nhà thư pháp nổi tiếng ở thành phố Thanh Đảo và cũng là một thành viên của Hiệp hội Thư pháp Trung Quốc. Ông Lưu đã tổ chức thành công nhiều cuộc triển lãm thư pháp cá nhân và được đón nhận trên khắp cả nước.

Bài viết liên quan:

Nhà thư pháp tài hoa đệ đơn khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân vì bị tra tấn

Nhà thư pháp nổi tiếng Lưu Tích Đồng bị bức hại ở Nhà tù Tỉnh Sơn Đông (Ảnh) (tiếng Anh)

Họa sỹ nổi tiếng Tề Bỉnh Thục bị giam tại Bệnh viện Tâm thần và Trại Lao động Cưỡng bức

Bà Tề Bỉnh Thục, ngoài 60 tuổi, là cháu gái của họa sỹ nổi danh Tề Bạch Thạch. Và bản thân bà cũng là một họa sỹ nổi tiếng. Trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, bà Tề được chẩn đoán mắc nhiều căn bệnh, cũng như có vấn đề xuất huyết nghiêm trọng. Mặt bà luôn trắng bệch và bà thường phải nằm liệt giường. Sau khi bước vào tu luyện Pháp Luân Công, bà đã phục hồi sức khỏe và khỏi mọi loại bệnh tật.

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, bà Tề đứng ở hàng đầu tiên trong các học viên đi Trung Nam Hải (khu tổ hợp chính quyền trung ương Trung Quốc) để thỉnh nguyện. Bà đã đứng đó cả ngày mà không ăn, không uống, thậm chí là không cả ngồi xuống.

Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, bà liên tục bị bắt vì không chịu từ bỏ đức tin của mình. Anh trai bà đã đưa bà tới Bệnh viện Tâm thần Đại Liễu Thụ ở thị trấn Đại Bắc, khu Triều Dương, Bắc Kinh. Các bác sỹ ở bệnh viện tâm thần này cho biết bà bị chứng “rối loạn tâm thần do khí công” và đã tiêm thuốc không rõ nguồn gốc cho bà. Họ nói khi nào “vụ việc” Pháp Luân Công này chấm dứt, bà mới được thả ra. Một năm sau, bà đã bị đưa tới Trại Lao động Cưỡng bức Tân An.

Trong lúc bà bị giam, cảnh sát và lính canh đã ép bà vẽ tranh. Rồi họ bán chúng và bỏ túi số tiền đó. Trước khi bà Tề bị bắt, bà trông như chỉ mới 40 tuổi nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Nhưng từ khi bà bị bắt giữ phi pháp và tra tấn tới nay, toàn bộ tóc bà đã ngả bạc và hai bàn tay bà liên tục bị run, điều này khiến bà vẽ tranh rất khó khăn.

Bài viết liên quan:

Cô Tề Bỉnh Phục, cháu gái nghệ sỹ hội họa Trung Quốc Tề Bạch Thạch, bị tra tấn trong Trại Lao động Cưỡng bức Tân An (tiếng Anh)

Cháu gái nghệ sỹ hội họa Tề Bạch Thạch bị giam giữ trong một bệnh viện tâm thần vì tu luyện Pháp Luân Công (tiếng Anh)

Chủ tịch Hội giải thưởng Thơ ca Trung Quốc bị bắt vì nói với mọi người về Pháp Luân Công

Ông Đồ Đằng, tên chính thức là Đồ Tùng Sơn, là chủ tịch Hội giải thưởng Thơ ca Trung Quốc. Ngày 13 tháng 8 năm 2012, ông Đồ bị bắt vì đã nói với mọi người về Pháp Luân Công tại một quán cà phê gần Chùa Đại Nhạn ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Sau đó, ông bị đưa tới trại lao động cưỡng bức, ở đó, ông bị cầm tù trong 1 năm 1 tháng.

Ông Đồ là một nhà thơ và cũng là nhà văn. Ông sinh năm 1978 ở tỉnh Hà Nam, trước khi bị bắt ông sinh sống tại quận Vị Ương, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Ông đã thành lập Hội giải thưởng Thơ ca vào năm 2007 với mục đích thực hiện các nghiên cứu văn hóa, giáo dục cộng đồng, trao đổi học thuật và sản xuất ấn phẩm. Ông đã tổ chức 10 buổi hội thảo thơ ca và nhiều hội thảo văn học khác ở Tây An. Vì những cống hiến tận tâm cho các dịch vụ văn hóa cộng đồng, ông đã được các cộng đồng học thuật và nghệ thuật ở Tây An đánh giá cao.

Ông Đồ đã bỏ hút thuốc, một chứng nghiện mà ông đã từng mắc trên 10 năm, vào ngày ông bước vào tu luyện Pháp Luân Công. Ông cũng bỏ đi nhiều thói quen xấu khác khi ông tiếp tục tu luyện. Ông và gia đình ông đã thụ hưởng nhiều lợi ích từ việc ông tu luyện Pháp Luân Công.

Bài viết liên quan:

Chủ tịch Hội giải thưởng thơ ca Trung Quốc bị bắt vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/9/388427.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/14/178433.html

Đăng ngày 20-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share