[MINH HUỆ 09-06-2019] Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một môn tu luyện thượng thừa của Phật gia, do Đại sư Lý Hồng Chí sáng lập. Từ khi được truyền xuất ra công chúng vào năm 1992, môn tu luyện này đã được phổ truyền tới hơn 100 quốc gia, rất nhiều người đã trải nghiệm được sự cải thiện sức khỏe rõ rệt sau khi bước vào tu luyện.

Chính quyền Trung Quốc chính thức cấm môn tu luyện này vào năm 1999. Kể từ đó, rất nhiều học viên ở Trung Quốc đã bị bức hại vì duy trì đức tin của họ, trong đó có những họa sỹ, nhạc sỹ và thi sỹ tài năng.

Có những học viên đã mất đi sinh mệnh vì cuộc bức hại, có người bị kết án nhiều năm tù, có người lại bị tàn phế do bị tra tấn trong thời gian bị cảnh sát giam giữ, có người bị buộc phải rời xa quê hương và tị nạn ở các nước khác.

Theo thông tin công bố trên trang web Minh Huệ, ít nhất 9 nghệ sỹ đã chết, 75 người bị bắt, trong đó 50 người bị kết án tù hoặc bị giam giữ trong trại lao động cưỡng bức. Bài báo cáo dưới đây chỉ đưa ra một số nhỏ trong những trường hợp đã công bố.

Ca sỹ Vu Trụ chết trong trại giam của đồn cảnh sát 11 ngày sau khi bị bắt

980ffc63f1d9dd282bdfdd016e3b9828.jpg

Ca sỹ/ tay trống Vu Trụ

Ngày 26 tháng 1 năm 2008, ngay trước Thế vận hội Olympic Bắc Kinh, anh Vu và vợ bị bắt và bị giam vào Trại tạm giam Thông Châu. Anh Vu đã chết trong trại giam của đồn cảnh sát vào ngày 6 tháng 2 ở tuổi 42. Các nhà chức trách đã che giấu cái chết của anh và yêu cầu gia đình anh không được để lộ cái chết của anh với một ai. Ngay cả nhà bố mẹ anh cũng bị giám sát. Vợ anh Vu, cô Hứa Na bị kết án 3 năm tù và bị đưa đến Nhà tù Nữ Bắc Kinh, nơi cô bị tra tấn vì không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Anh Vu bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1995. Trước cái chết của anh, vợ chồng anh từng bị giam giữ 15 ngày vào tháng 8 năm 1999. Cảnh sát tra tấn họ để khai thác thông tin về những học viên khác.

Bài viết liên quan bằng tiếng Anh: Báo cáo cập nhật: Người nhà của một nhạc sỹ bị giết mất tích

Họa sỹ nổi tiếng Trịnh Nghệ Hân chết sau nhiều năm chịu áp lực tinh thần

8aa944ef9b3b9883b0d5f6bdd28e804e.jpg

Cô Trịnh Nghệ Hân

Cô Trịnh, một họa sỹ tài năng, đã không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Cô bị giam gần 4 năm từ đầu năm 2000, và chỉ được thả ra sau khi chồng cô, một nghệ sỹ đoạt giải, kêu gọi công chúng giúp đòi tự do cho cô trong một buổi phỏng vấn. Sau khi cô được thả, cảnh sát đã liên tục giám sát vợ chồng cô. Cô Trịnh bị cấm đi du lịch hay tổ chức triển lãm tranh. Cả chồng cô cũng bị cấm tham dự các buổi phỏng vấn hay rời khỏi đất nước.

Nhờ danh tiếng của vợ chồng cô, rất nhiều khách đến thăm. Cô Trịnh đã tận dụng cơ hội để nói với họ về Pháp Luân Công và những trải nghiệm tu luyện của cô. Tuy nhiên, cô cảm thấy áp lực tinh thần trầm trọng khi sống mà không được tự do giãi bày. Việc mẹ cô, bà Dương Hoán Anh, cũng là một học viên Pháp Luân Công, thường xuyên bị bắt giữ và tống giam khiến cô vô cùng đau khổ. Cô suy sụp rồi ra đi ở tuổi 45, vào năm 2012.

adf9152eb2a9ea72208153c195819760.jpg

7b408ee0ee14d9c10448527aca7dd721.jpg

5a60e1258a1b7e88adfadedfc0a7ea91.jpg

33730674cf6d955927cc3f60887f032e.jpg

00b0c15b92cae59d5cadeabb14dc478e.jpg

Những bức tranh của cô Trịnh Nghệ Hân

Bài viết liên quan bằng tiếng Anh: Người mẹ đau khổ kiện Giang Trạch Dân vì cái chết của con gái

Nhạc sỹ Lý Nguyên Sinh qua đời sau ba năm bị cầm tù

Anh Lý Nguyên Sinh là một nghệ sỹ ghi-ta kiêm ca sỹ tự học. Anh bị bệnh tim bẩm sinh và sức khỏe kém đến mức anh được khuyên nên ở nhà và nghỉ ngơi vô thời hạn. Vào tháng 5 năm 1998, anh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Chỉ trong 1 tháng, anh đã có thể quay trở lại sân khấu để biểu diễn.

e833a5897cda7ecebe5c24bff8a93ad2.jpg

Anh Lý Nguyên Sinh biểu diễn cùng vợ

Vào tháng 6 năm 2001, anh Lý đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Anh đã bị bắt và bị giam tại Trại Lao động Cưỡng bức Thiên Hà. Anh Lý đã tuyệt thực không biết bao nhiêu lần để phản đối việc bị ngược đãi trong nhà tù, song lại bị các nhà chức trách kéo dài bản án thêm 10 tháng. Anh bị cấm ngủ, không cho ăn uống gì. Anh đã bị một số cảnh sát đánh gây thương tích cánh tay. Thậm chí sau một thời gian dài được thả, anh vẫn không thể cầm được gì bằng tay.

Trong khóa tẩy não tăng cường, anh bị bắt ngồi trên ghế nhỏ hơn 10 tiếng đồng hồ, rồi bị cột vào một tấm ván gỗ to để không di chuyển được. Thị giác và thính giác của anh bị tổn thương trầm trọng do bị tra tấn. Anh còn bị tổn thương não, nên phản xạ trở nên vô cùng chậm chạp.

Vào tháng 10 năm 2003, khi được thả ra, anh phải nằm liệt giường vì sức khỏe yếu trầm trọng. Anh tiếp tục phải chịu áp lực tinh thần to lớn và sức khỏe anh sa sút nhanh chóng. Anh qua đời khi đang ngủ vào ngày 13 tháng 12 năm 2004.

Bài viết liên quan bằng tiếng Anh: Đại Pháp đã ban cho chồng tôi một cuộc sống mới, nhưng cuộc bức hại đã lấy đi tất cả

Họa sỹ tranh biếm họa, ông Trương Chi Toàn được cáng ra khỏi nhà tù và qua đời

Ông Trương Chi Toàn là họa sỹ vẽ tranh biếm họa. Ông từng là giáo viên tại Trường Đại học Sư phạm Hành Thủy ở Hành Thủy, tỉnh Hà Bắc. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công sau khi nghỉ hưu.

Vào ngày 19 tháng 3 năm 2001, ông bị bắt giữ và bị kết án 7 năm tù. Trong 4 năm đầu tiên, ông Trương rất khỏe mạnh. Ngay cả bác sỹ trong tù cũng ngạc nhiên làm sao người đàn ông đã ngoài 70 này lại có một trái tim khỏe như đang độ 40.

Để khiến ông gục ngã, lính canh ra lệnh cho hai tù nhân cùng phòng tra tấn ông. Họ đánh đập, lăng mạ ông, khạc nhổ vào người ông, cấm ông ngủ bằng cách gõ vào giường sắt của ông, kéo chăn khỏi người ông vào ban đêm, thẩm vấn và đe dọa ông, khiến sức khỏe của ông bị suy sụp nghiêm trọng.

095a436abec45524b39c2b8eeec45872.jpg

Ông Trương Chi Toàn

Vào tháng 3 năm 2007, ông Trương được bảo lãnh tại ngoại để điều trị y tế. Khi gia đình đến đón ông, ông đã trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê và phải cáng ra. Ngay cả con trai ông cũng khó nhận ra bố mình. Sau khi được thả, ông Trương tiếp tục bị Phòng 610 và cảnh sát địa phương thường xuyên quấy nhiễu. Ông không hồi phục được và đã qua đời vào ngày 1 tháng 5 năm 2010 ở tuổi 76.

Xem tiếp Phần 2


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/9/388427.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/12/178413.html

Đăng ngày 18-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share