Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Trung Quốc

(Tiếp theo Phần 1)

[MINH HUỆ 09-06-2019] Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một môn tu luyện thượng thừa của Phật gia, do Đại sư Lý Hồng Chí sáng lập. Từ khi được truyền xuất ra công chúng vào năm 1992, môn tu luyện này đã được phổ truyền tới hơn 100 quốc gia, rất nhiều người đã trải nghiệm được sự cải thiện sức khỏe rõ rệt sau khi bước vào tu luyện.

Chính quyền Trung Quốc chính thức cấm môn tu luyện này vào năm 1999. Kể từ đó, rất nhiều học viên ở Trung Quốc đã bị bức hại vì duy trì đức tin của họ, trong đó có những họa sỹ, nhạc sỹ và thi sỹ tài năng.

Có những học viên đã mất đi sinh mệnh vì cuộc bức hại, có người bị kết án nhiều năm tù, có người lại bị tàn phế do bị tra tấn trong thời gian bị cảnh sát giam giữ, có người bị buộc phải rời xa quê hương và tị nạn ở các nước khác.

Theo thông tin công bố trên trang web Minh Huệ, ít nhất 9 nghệ sỹ đã chết, 75 người bị bắt, trong đó 50 người bị kết án tù hoặc bị giam giữ trong trại lao động cưỡng bức. Bài báo cáo dưới đây chỉ đưa ra một số nhỏ trong những trường hợp đã công bố.

Cô Vương Kim Phạm bị giam cầm hơn 10 năm

Cô Vương, trước khi trở thành giáo viên Trường Trung học Số 1 Đường sắt Tề Tề Cáp Nhĩ, từng là một nghệ sỹ biểu diễn thuộc Đoàn Ca Múa Đường sắt Tề Tề Cáp Nhĩ. Cô từng bị giam một năm trong một trại lao động cưỡng bức, bị kết án 10 năm tù, và nhiều lần bị giam giữ trong các trung tâm tẩy não, bệnh viện tâm thần và các Trại tạm giam từ năm 1999.

Năm 2000, cô Vương được đưa đến một bệnh viện tâm thần; ở đây, cô bị ép uống thuốc điều trị tâm thần ba lần một ngày. 15 ngày sau, cô bị các chuyên gia kiểm tra trong nhiều giờ đồng hồ. Sau đó, họ đã kết luận cô Vương không có bệnh tâm thần, nên hôm sau đã thả cô ra.

Năm 2003, cô Vương bị giam giữ tại Nhà tù Nữ Hắc Long Giang. Cô bị đánh bất tỉnh vì không chịu chào lính canh hay đọc những câu chào mang tính xúc phạm. Vì không chịu làm các việc lao động cưỡng bức, cô đã bị phạt ngồi xổm liên tục trong hai ngày đêm. Ngoài ra, lính canh còn xúi giục tù nhân tiếp tục đánh cô Vương. Do bị tra tấn, huyết áp của cô Vương tăng cao và có triệu chứng đột quỵ.

Một tháng trước khi cô được thả, lính canh đã dán miệng và trói tay cô lại. Cô bị mang tới một căn phòng và bị đánh. Sau đó, họ trói cô vào giường và không cho cô ngủ hay sử dụng nhà vệ sinh. Tiếp đó, cô bị bắt ngồi ghế nhỏ trong thời gian dài. Để ép cô từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, họ đã không cho cô ngủ mãi đến lúc cô bắt đầu xuất hiện ảo giác.

Cô Vương đã được thả vào ngày 29 tháng 4 năm 2014.

Bài viết liên quan:

Chín năm tù giam: Cô Vương Kim Phạm kể lại cuộc bức hại đã trải qua(tiếng Anh)

Nhà thơ Phục Anh bị cầm tù chín năm chỉ vì không chịu từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công

Cô Phục Anh, một nhà thơ tài năng, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 1 năm 1999. Cô bị bắt vào ngày 12 tháng 7 năm 2001, và bị kết án 9 năm tù sau 18 tháng giam giữ.

e2783d21c0288d96242f3fa56b9484eb.jpg

Cô Phục Anh

Cô bị giam vào Nhà tù Nữ Số 1 Tỉnh Liêu Ninh; tại đây, cô phải lao động nặng nhọc hơn 12 giờ mỗi ngày. Cô bị đánh đập tàn nhẫn. Tập thơ của cô cũng bị tịch thu.

Sau khi được thả vào năm 2010, cô Phục đã chăm sóc cho cháu gái và chuyển đến Thẩm Dương vào năm 2012. Tuy nhiên, cô lại bị bắt lại vào ngày 28 tháng 8 năm 2013 và bị giam giữ hơn một tháng. Cháu gái cô buộc phải thôi học.

Vào tháng 5 năm 2014, cô Phục kết hôn với anh Âu Dương Hồng Ba, cũng là một học viên. Vào ngày 16 tháng 7 năm 2014, anh Âu bị bắt giữ, tra tấn và bị kết án sáu năm tù.

Bài viết liên quan:

Một nhà thơ kiện Giang Trạch Dân vì bản án 9 năm tù

Bà Dịch Văn Quân, một họa sỹ ở Thành Đô, bị kết án tám năm tù

Bà Dịch Văn Quân và chồng bà bị bắt vào ngày 12 tháng 2 năm 2018. Họ bị thẩm vấn vào tối hôm đó trước khi bị đưa tới trại tạm giam Thành phố Thành Đô. Cảnh sát đã tịch thu hai máy tính mới, một số điện thoại di động, các sách Pháp Luân Công, cũng như một số bức tranh có giá trị và hàng ngàn Nhân dân tệ tiền mặt và thẻ tín dụng của họ. 37 ngày sau, chồng bà được thả. Vụ việc của bà Dịch đã được chuyển lên Tòa án Quận Thanh Dương.

Tại trại tạm giam, một bác sỹ đã lấy máu của bà, khiến bà lo ngại việc này có liên quan đến nạn thu hoạch nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm vào các học viên Pháp Luân Công. Lính canh trại tạm giam còn đánh đập bà và không cho bà sử dụng xà phòng, kem đánh răng hay thậm chí là giấy vệ sinh vì bà từ chối mặc đồng phục tù nhân. Các lính canh đã giữ lại quần áo mà chồng bà gửi cho bà vào tháng 8 và tháng 11 năm 2018. Mãi đến lần thứ ba ông Đinh gửi quần áo cho bà Dịch vào ngày 4 tháng 12 năm 2018, lính canh mới đưa cho bà.

Bà Dịch bị kết án 8 năm tù vào ngày 12 tháng 6 năm 2019.

Bài viết liên quan:

Hai học viên bị kết án dài hạn vì quyết không từ bỏ đức tin của mình

Thành Đô: Nữ họa sỹ bị đưa ra tòa vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công

Một họa sỹ và chồng ở Thành Đô lại bị bắt vì đức tin của mình

Nhạc sỹ từng đoạt giải bị kết án nhiều năm tù

Ông Kim Nguyên, một nhạc sỹ thuộc Đoàn Ca Múa Tỉnh An Huy đến từ Chu Hải, đã bị Tòa án Quận Hương Châu, thành phố Chu Hải kết án 8,5 năm tù vào ngày 24 tháng 6 năm 2011. Ông từng bị bắt vào năm 2001 và bị giam vào trại lao động cưỡng bức trong 3 năm.

Vào ngày 10 tháng 11 năm 2010, ông Kim bị bắt tại nhà. Ông bị ốm nặng trong trại tạm giam và bất tỉnh trong hai ngày. Trong phiên xử ngày 25 tháng 4 năm 2011, một luật sư nhân quyền dày dạn kinh nghiệm đã biện hộ cho ông và lập luận đòi lập tức trả tự do cho ông. Tuy nhiên, tòa án vẫn kết án ông 8,5 năm tù giam.

Ông Kim đã từng giành giải nhì Cuộc thi Đàn Nhị Trẻ Toàn quốc. Vợ ông Kim là một vũ công và áp lực do chồng bị bức hại đã làm bà suy sụp. Con trai của họ vẫn còn nhỏ, chưa tự chăm sóc bản thân được, mà đã phải lĩnh trách nhiệm giúp đỡ và an ủi mẹ mình.

Mẹ già của ông Kim đang ốm nặng. Bà chỉ còn một lá phổi và phải thở bằng bình oxy. Trong lúc chịu đựng nỗi đau tột cùng, bà mòn mỏi trông mong được gặp lại con trai của mình.

Bố ông Kim từng là một quan chức cấp cao ở địa phương và được đánh giá là quan chức không tham nhũng. Khi thấy con trai bị đối xử như một tên tội phạm, bị bắt và kết án tù, ông đau khổ đến nỗi sinh bệnh nặng ở lưng.

Bài viết liên quan:

Bị kết án tù bất công với thời hạn 8,5 năm, Nhạc sỹ Kim Nguyên đang trong tình trạng nguy kịch(tiếng Anh)

Giáo viên Mỹ Thuật liên tục bị kết án tù và giam vào trại lao động cưỡng bức

Ông Tần Úy bị kết án 2,5 năm tù giam vào ngày 2 tháng 12 năm 2016, chưa đầy bảy tháng sau tám lần bị bắt chỉ vì từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Ông Tần và gia đình đã đệ đơn kháng cáo, nhưng vào ngày 11 tháng 7 năm 2017, Tòa án Trung cấp Số 1 Bắc Kinh đã bác đơn kháng cáo của ông. Lần bắt giữ gần đây nhất của ông xảy ra sau khi ông tặng cho một cảnh sát mặc thường phục cuốn Chín bài Bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc (Cửu Bình).

c44f9a4cb49e47c1ef8be40d41bce6a4.jpg

Ông Tần Úy

Ông Tần Úy tốt nghiệp khoa Vẽ tranh Trang trí tại Học viện Mỹ thuật Trung ương. Ông dạy ở Trường Trung học 81. Trong 13 năm ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, ông Tần đã bị bắt giữ nhiều lần. Năm 2000, ông bị kết án 1,5 năm lao động cưỡng bức tại Trại Lao động Cưỡng bức Đoàn Hà ở Bắc Kinh, và bị đánh đập và sốc điện bằng dùi cui điện. Ông bị kết án 5 năm tù tại Nhà tù Tiền Tiến Bắc Kinh vào năm 2004. Ở đó, ông bị tra tấn, cưỡng chế tẩy não, và bị biệt giam. Sau đó, ông bị chuyển đến Nhà tù Hải Điến ở Bắc Kinh và cũng bị tra tấn ở đây.

Một người đàn ông ở Bắc Kinh không được gặp luật sư sau khi bị kết án vì tu luyện Pháp Luân Công

Một người đàn ông ở Bắc Kinh bị kết án 2,5 năm tù giam sau khi bị bắt giữ lần thứ tám, tòa án giữ đơn kháng cáo của ông

Ông Tần Úy, một giảng viên nghệ thuật Bắc Kinh, lại bị kết án lao động cưỡng bức

Ông Lưu Vĩnh, một họa sỹ, bị kết án bốn năm tù chỉ vì viết “Pháp Luân Đại Pháp hảo” lên tường

Ông Lưu sinh năm 1972 ở thành phố Trường Lĩnh, tỉnh Cát Lâm. Ông tốt nghiệp khoa Mỹ thuật, Đại học Sư phạm Đông Bắc. Năm 1994, ông Lưu bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Không lâu sau đó, chứng suy nhược thần kinh, chứng mất ngủ và ho mãn tính của ông đã biến mất.

Ông đã trở thành một người tốt bụng, cần mẫn, được cấp trên và đồng nghiệp của mình ái mộ. Trong quá trình công tác, ông Lưu đã làm việc tại Viện Bưu chính Viễn thông của Đại học Cát Lâm và Trường Kinh doanh của Đại học Sư phạm Vân Nam. Năm 2001, ông Lưu và vợ chuyển đến thành phố Côn Minh ở tỉnh Vân Nam, tại đây ông được mọi người công nhận là một họa sỹ và nhà điêu khắc xuất sắc.

Vào ngày 1 tháng 9 năm 2012, ông Lưu đã viết chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân Thiện Nhẫn hảo” lên tường khi đang thực hiện một dự án ở quận Mạnh Liên. Ông bị Cục Công an Mạnh Liên tố giác, bắt và giam vào trại tạm giam Mạnh Liên. Sau đó, ông bị kết án bốn năm tù.

Bài viết liên quan:

Nghệ sỹ Lưu Vĩnh bị Tòa án Huyện Mạnh Liên kết án bốn năm tù(tiếng Anh)

Gia đình một nghệ sỹ nổi tiếng ở tỉnh Vân Nam bị bức hại tàn bạo(tiếng Anh)

Hai vợ chồng bị bỏ tù chỉ vì phân phát phần mềm vượt tường lửa Internet

Anh Hoàng Nghiêm Vũ và cô Hà Văn Đình, vợ anh, đều là nghệ sỹ tài năng, cũng là các học viên Pháp Luân Công. Họ bị bắt chỉ vì phân phát phần mềm vượt tường lửa. Cả hai đều bị xét xử, mỗi người bị kết án 3 năm 3 tháng tù giam.

Anh Hoàng là ứng viên học bổng tiến sỹ tại Viện Trung Quốc Hiện đại, nghiên cứu về phương pháp và tinh hoa của hội họa cổ điển. Tranh của anh được giới nghệ thuật đánh giá rất cao.

cb4817dc4a593ff7b30ba64a96241cdb.jpg

Anh Hoàng Nghiêm Vũ

0434f5f0ac03f66c88d663d26dd4b146.jpg

Một trong những bức tranh của anh Hoàng

Vợ anh cũng tài giỏi không kém. Cô Hà từ khi còn trẻ đã được mời vào Hội Nhà văn Vĩnh Châu. Cô có nhiều tiểu thuyết và truyện tranh được đăng trên một số tờ báo. Giáo viên và bạn học coi cô là một ngôi sao đang lên. Sau đó, cô còn học cả hội họa.

6e590751bcf094900f4d8a337539d2cf.jpg

Anh Hoàng và cô Hà, vợ anh

9b079962d2807c5be4c7b1d5be13ae9a.jpg

Tác phẩm của cô Hà

Lần đầu cô Hà bị bắt là năm 2009 tại xưởng tranh chỉ vì trò chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Cô bị một cảnh sát vừa chửi rủa, vừa túm tóc cô mà đập đầu vào tường. Cô bị giam trong 15 ngày.

Sau vụ bắt giữ gần đây nhất vào tháng 12 năm 2013, cô Hà đã lén đưa quyển nhật ký của mình ra khỏi trại tạm giam, tiết lộ sự tra tấn và lăng nhục mà cô phải trải qua.

Bài viết liên quan:

Đôi vợ chồng nghệ sỹ trẻ triển vọng bị kết án phi pháp (Ảnh)

Kiên định dù bị tra tấn và làm nhục – Trích đoạn từ nhật ký viết trong tù của một phụ nữ trẻ(tiếng Anh)

Ông Vân Tiêu, nhà văn kiêm nhà giáo dục, bị tra tấn trong tù

Ông Vân Tiêu, còn có tên Vương Học Minh, là một nhà văn nổi tiếng trên Internet. Ông cũng là người sáng lập Trường Phú Đức Giảng Đường, trường chuyên dạy các giá trị truyền thống và đề cao đạo đức. Ở trường, ông Vân dạy văn học Trung Hoa và được học sinh vô cùng yêu mến.

Ngày 27 tháng 10 năm 2011, ông Vân bị bắt và bị buộc tội điều hành doanh nghiệp bất hợp pháp. Ban đầu, ông bị giam giữ tại trại tạm giam Số 2 Vũ Hán trong ba tháng, sau đó bị chuyển sang trại tạm giam Vũ Xương thêm tám tháng trước khi bị kết án một năm tù. Ông được thả vào ngày 26 tháng 10 năm 2012. Tuy nhiên, trường học của ông đã bị đóng cửa, toàn bộ sách và thiết bị đều bị mất, thiệt hại hơn 1 triệu Nhân dân tệ.

Trước đó, ông Vân đã bị cầm tù từ tháng 12 năm 2001 đến tháng 12 năm 2004 tại Nhà tù Nhã An và bị tra tấn ở đây. Ông bị xiên que tre qua bàn tay ông, bị châm thuốc lá vào mặt, và cấm ngủ… Trong thời gian ông bị cầm tù, bà Sử, vợ ông cũng bị bắt vào năm 2003 và bị kết án bốn năm tù chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Cha của ông Vân đã qua đời cùng ngày khi nghe tin ông bị bắt.

Ông Vân đã bị sa thải khỏi vị trí ở Phòng Giáo dục Long Tuyền vào năm 2000 vì không chịu từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Bài viết liên quan: (tiếng Anh)

Một nhà giáo dục bị cầm tù phi pháp sáu tháng

(Còn nữa)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/9/388427.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/13/178427.html

Đăng ngày 19-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share