Bài của Chu Dung, phóng viên từ Đài Bắc, Đài Loan
[MINH HUỆ 06-10-2009] Tín hiệu vệ tinh vùng Châu Á – Thái Bình Dương của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) đã bị nhiễu tới 15 ngày trong thời gian Quốc khánh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào khoảng ngày 1 tháng 10 năm 1009. Ngày 5 tháng 10 năm 2009, ông Lại Thanh Đức, một luật sư đã tổ chức họp báo tại Cơ quan Lập pháp Đài Loan. Chủ đề của buổi họp báo là “Vệ tinh truyền thông của Đài Loan không an toàn. Tín hiệu vùng Châu Á – Thái Bình Dương của NTDTV đã bị cố ý làm nhiễu trong 15 ngày!”
Luật sư La Thục Lôi, người đại diện cho NTDTV khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Công ty truyền thông Chunghwa, Ủy ban các Vấn đề Đại lục, Ủy ban Truyền thông Quốc gia (NCC) và Bộ Liên lạc, các quan chức chính phủ khác, và một vài cá nhân đã được mời tới buổi họp báo để thảo luận vấn đề và kêu gọi nhà chức trách lưu tâm đến việc ĐCSTQ đã xâm phạm quyền tự do báo chí và tự do thông tin. Họ kêu gọi một cuộc điều tra kỹ càng về thực chất của việc làm nhiễu sóng và đề nghị cộng đồng quốc tế tư vấn về chuyên môn để hỗ trợ cho cuộc điều tra này.
Ngày 5 tháng 10, một cuộc họp báo được luật sư Lại Thanh Đức tổ chức tại Cơ quan Lập pháp Đài Loan để thảo luận về vấn đề an toàn vệ tinh thông tin ở Đài Loan do vụ làm nhiễu tín hiệu của NTDTV. Từ phải sang trái: Luật sư nhân quyền Lâm Phong Chánh (Raymond Lam), ông Khâu Hoảng Tuyền, Luật sư Lại Thanh Đức và bà Chu Uyển Kỳ (Theresa Chu), người phát ngôn của NTDTV khu vực Châu Á – Thái Bình Dương- Đài Loan. Trương Thuỵ Lan, Tổng giám đốc NTDTV Châu Á – Thái Bình Dương – Đài Loan, tìm hiểu sự thật về việc làm nhiễu sóng của NTDTV.
Ông Kenneth Chiu (trái), luật sư nhân quyền và ông Raymond Lam (phải), một luật sư và cũng là giám đốc điều hành của Tổ chức Cải cách Tư Pháp kêu gọi Cơ quan Điều tra Đài Bắc thu thập chứng cứ và cho dân chúng biết sự thật.
Chứng cứ cho thấy ĐCSTQ đứng đằng sau vụ làm nhiễu sóng
Trương Thuỵ Lan, Tổng giám đốc NTDTV khu vực Châu Á – Thái Bình Dương- Đài Loan cho biết ĐCSTQ luôn lo sợ cơ quan truyền thông tiết lộ sự thật về việc đàn áp nhân quyền của nó. Nó sử dụng sức mạnh chính trị và kinh tế để làm nhiễu và chặn các kênh truyền thông quốc tế. Trong thời gian diễn ra lễ “Quốc khánh”, tín hiệu của NTDTV khu vực Châu Á – Thái Bình Dương- Đài Loan đã bị chặn trong nhiều ngày, cho thấy ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp.
NTDTV luôn được biết đến qua việc đưa tin độc lập về tình hình ở Trung Quốc. Trong những năm gần đây, NTDTV đã đưa tin toàn diện và sâu sát hơn về các chủ đề mà ĐCSTQ coi là “nhạy cảm” như dân chủ, tự do, nhân quyền bao gồm việc bảo vệ nhân quyền ở các vùng khác nhau ở Trung Quốc cũng như tình trạng tham nhũng và hỗn loạn; việc đàn áp thương nhân Đài Loan và các dân tộc thiểu số, các giáo phái ngầm, Pháp Luân Công, … Do đó, nó là mục tiêu gây sức ép của ĐCSTQ trên phạm vi quốc tế.
Bà Theresa Chu, phát ngôn viên và cũng là luật sư của NTDTV khu vực Châu Á – Thái Bình Dương- Đài Loan nói rằng ĐCSTQ đã liên tục gây nhiễu đến việc phát sóng độc lập của NTDTV từ năm 2002, và vụ việc nghiêm trọng nhất là với công ty Eutelsat.
Trước kỳ thế vận hội Olympic Bắc Kinh tháng 7 năm ngoái, tổ chức quốc tế “Phóng viên không biên giới” đã điều tra về vụ việc và cho biết “Công ty vệ tinh châu Âu” Eutelsat đã chặn tín hiệu của NTDTV vào Trung Quốc để làm vừa lòng ĐCSTQ nhằm giành được hợp đồng kinh doanh với ĐCSTQ”. Điều này đã gây ra mối quan ngại nghiêm trọng ở Châu Âu và trong cộng đồng quốc tế. NTDTV đã giành được 477 chữ ký từ Quốc hội Châu Âu về Nghị quyết Quốc hội Châu Âu về việc “khôi phục việc phát sóng của NTDTV vào Trung Quốc của các công ty vệ tinh Châu Âu”.
Đại diện của NTDTV nói rằng có một thực tế không thể chối cãi và được biết đến rộng rãi trên trường quốc tế là ĐCSTQ luôn e ngại các phương tiện truyền thông phơi bày sự thật về việc đàn áp nhân quyền của nó và đã sử dụng quyền lực chính trị và kinh tế để làm nhiễu sóng của các cơ quan phát sóng độc lập. Vụ việc Eutelsat và vụ làm nhiễu tín hiệu của NTDTV trong thời gian nghỉ quốc khánh của ĐCSTQ là minh chứng rõ ràng cho việc nhúng tay của ĐCSTQ.
Tự do truyền thông và an ninh quốc gia
Bà Gail Rachlin, thành viên Ban quản trị của NTDTV nhấn mạnh rằng việc làm nhiễu tín hiệu vệ tinh ở Đài Loan là có quan hệ mật thiết đến quyền tự do báo chí và đặc biệt đến vấn đề an ninh thông tin quốc gia. “Nhà cung cấp tín hiệu vệ tinh truyền thông Chunghwa vẫn chưa biết việc làm nhiễu này diễn ra như thế nào. Chúng tôi yêu cầu một cuộc điều tra tức thời đối với vụ việc này. Chúng tôi muốn có một câu trả lời rõ ràng và hy vọng nó sẽ không bao giờ còn tái diễn”, bà Rachlin nói. Bà cũng nhấn mạnh rằng tự do truyền thông là rất quan trọng ở Hoa Kỳ, và bà tin rằng ở Đài Loan cũng như vậy. Việc gây nhiễu tín hiệu vệ tinh ở Đài Loan kéo dài lâu như vậy là xâm phạm đến quyền tự do tiếp cận thông tin của Đài Loan. Bà Rachlin yêu cầu chính phủ tìm ra nguồn gốc của vụ làm nhiễu sóng.
Luật sư Lo Shu Lei tin rằng vụ việc có liên quan đến an ninh quốc gia. “Nếu vệ tinh của chúng ta có thể bị làm nhiễu dễ dàng như vậy, vậy khi đất nước cần hệ thống vệ tinh trong trường hợp khẩn cấp, thì là xong rồi”. Ông Lo tin rằng thật nguy hiểm nếu vụ điều tra không tiến triển và vấn đề an toàn vệ tinh không thể được giải quyết.
Tuyên bố của NTDTV chỉ ra rằng, bất kể việc làm nhiễu tín hiệu trực tiếp do Bắc Kinh thực hiện hay Bắc Kinh gây áp lực kinh tế/ chính trị đối với công ty truyền thông Chunghwa, cả hai đều trực tiếp đe dọa đến tự do truyền thông của Đài Loan và an ninh quốc gia.
Việc ngăn chặn tự do ngôn luận của Bắc Kinh mở rộng đến Đài Loan
Luật sư Lin Feng – Cheng, Chủ tịch Hiệp hội Cải cách Tư Pháp đã từng làm việc cho Đài tiếng nói quốc tế Đài Loan (RTI). RTI phát tới Trung Quốc thông qua hệ thống sóng tần số thấp và là một kênh hợp pháp ở trường quốc tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn gây nhiễu tín hiệu của RTI. “Không có ngày nào mà tín hiệu lại không bị làm nhiễu,” Ông Lin nói. Ông Lin nghi ngờ rằng vấn đề vệ tinh của NTDTV là do Bắc Kinh thực hiện.
Chủ tịch Leon Chuang từ Hiệp hội các nhà báo Đài Loan nói rằng Bắc Kinh mua chuộc kênh truyền thông Đài Loan bất cứ khi nào có thể. Khi nào không thể làm được việc đó, nó sẽ dùng công nghệ của nó để chặn kênh truyền thông.
Ông Chuang đưa ra một ví dụ. Vào tháng 8 năm 2008, khi xảy ra vụ nổi dậy ở Tây Tạng, nhiều nhà báo quốc tế đã tới Tây Tạng để đưa tin về sự việc. Tòa nhà họ ở là tòa nhà duy nhất bị mất điện. “Bắc Kinh sẽ làm bất cứ điều gì có thể để kiểm soát và can thiệp đến tự do truyền thông”, ông Chuang nói.
Luật sư nhân quyền Ken Chiu nhắc nhở rằng Bắc Kinh dùng nhiều cách để phá hoại quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin. Theo ông Chiu, Bắc Kinh mua chuộc các hãng báo giấy và báo điện tử ở Đài Loan và chặn Internet, như nó đã làm với trang tin BBC tiếng Trung trong kỳ thế vận hội năm ngoái.
Ông Chuang rất ủng hộ hành động bảo vệ tự do ngôn luận của NTDTV, nhất là khi NTDTV đang cố gắng phơi bày thực tế là người dân ở Đài Loan không thể bắt được sóng của các kênh thông tin thường nhật. “Tự do ngôn luận ở Đài Loan sẽ bị đe dọa nghiêm trọng nếu việc gây nhiễu vệ tinh này không được giải quyết đúng đắn và kịp thời”, ông Chuang cảnh báo.
Khi cần thiết, NTDTV sẽ sử dụng đến công cụ luật pháp để khôi phục lẽ phải
Cô Zhang Ruilan, Tổng giám đốc NTDTV khu vực Châu Á – Thái Bình Dương kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý sâu sát đến vấn đề tự do ngôn luận để hệ thống truyền thông ở Đài Loan không bị làm nhiễu và xâm phạm. Trong tương lai, chúng tôi sẽ báo cáo cho các tổ chức quốc tế như Phóng viên không biên giới, việc chính phủ, quốc hội và công ty truyền thông Trung Quốc ở Đài Loan tiến hành điều tra và xử lý vụ việc như thế nào. Cùng lúc, cô nhấn mạnh rằng, khi cần thiết, NTDTV sẽ sử dụng đến công cụ luật pháp để khôi phục lẽ phải và bảo đảm quyền phát sóng một cách hợp pháp.
Thành viên của Ủy ban Luật pháp Lai Dequing nói: “Cho dù đó là NTDTV hay đài truyền hình nào khác, họ đều nên được chính phủ bảo vệ. Quyền tự do báo chí là quyền mà chính phủ nên bảo đảm nhất.” Ông yêu cầu NCC mời các học giả và chuyên gia trong và ngoài nước thành lập một nhóm điều tra đáng tin cậy, để đưa ra câu trả lời thỏa đáng dựa vào những chứng cứ mà Công ty Truyền thông Trung Quốc ở Đài Loan sẵn có trong vòng một tuần.
Công ty Truyền thông Trung Quốc ở Đài Loan hứa sẽ nộp báo cáo về vụ gây nhiễu tín hiệu cho NCC trong vòng ba ngày và NCC cam kết sẽ thành lập đội điều tra ngay lập tức, và sau đó điều tra và phân tích dữ liệu mà công ty Truyền thông Trung Quốc ở Đài Loan cung cấp.
Tham gia cuộc họp còn có các luật sư nhân quyền Qiu Huangquan, Lin Feng và Zhuang Fengjia từ Hội nhà báo Đài Loan. Họ nói, gây nhiễu đến việc phát sóng là vi phạm Pháp luật và rằng bên cạnh việc điều tra của NCC, Viện kiểm sát Đài Bắc cũng cần hành động để tham gia tích cực vào cuộc điều tra. Họ mong đợi chính phủ sẽ tiến hành một cuộc điều tra toàn diện để tìm ra ngọn ngành của vấn đề và tìm ra bất cứ ai đứng đằng sau để có thể đảm bảo quyền tự do truyền thông và an ninh quốc gia
Thông tin cơ bản về vụ gây nhiễu NTDTV khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Đài truyền hình Trung Quốc toàn cầu – Tân Đường Nhân APTV đặt tại Đài Bắc, Đài Loan- có 1.64 triệu người xem và phát sóng phủ 80% Trung quốc Đại lục. Từ 17 đến ngày 30 tháng 9, hai tuần trước ngày “1 tháng 10” (ngày “nhạy cảm” đối với ĐCSTQ), việc nhận vài tín hiệu từ APTV trở nên khó khăn. Tín hiệu vệ tinh của Tân Đường Nhân APTV bị can nhiễu bởi những nguồn không xác định. Do đó, những chương trình như Tin tức toàn cầu, Thông tin bị cấm ở Trung Quốc, và vài chương trình bình luận bị nhiễu sóng. Ngày 1 tháng 10, tín hiệu từ trạm APTV bị chặn. Đây là lần đầu tiên mà một trạm truyền hình không chính thống của Đài Loan bị gây nhiễu trong một thời gian dài như vậy.
Thành viên Hội đồng Luật sư, ông Lai Deqing phản đối việc làm nhiễu tín hiệu của Đài Tân Đường Nhân APTV
Ngày 1 tháng 10, Thành viên Hội đồng Luật sư, ông Lai Deqing đã nói tại cuộc họp của hội đồng rằng việc làm nhiễu đến tín hiệu của Đài Tân Đường Nhân APTV do ĐCSTQ thực hiên là xâm phạm đến quyền tự do ngôn luận. Ông nói nó đã gây phá hoại đến an ninh của hệ thống truyền thông của Đài Loan và quyền tự do ngôn luận, ông yêu cầu Ủy ban Trung Quốc Đại lục và Bộ Liên lạc tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng và phản kháng đối với ĐCSTQ.
Ông Lai nhấn mạnh rằng, kể từ ngày 17, việc gây nhiễu diễn ra khi Chương trình “Chín bài bình luận về ĐCSTQ” (Cửu Bình) hay khi Chương trình Tin tức bị cấm ở Trung Quốc hay các chương trình bình luận được phát sóng.
Một thành viên khác của Hội đồng Luật sư, bà Luo Shulei, đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Liên lạc dành sự quan tâm hàng đầu tới vụ việc của NTDTV.
Hội đồng Luật sư mời Bộ trưởng Bộ Liên Lạc Mao Zhiguo tới để nghe báo cáo về tình trạng khắc phục sau cơn lũ ngày “8 tháng 8”. Bà Luo Shulei đã kiến nghị lên ông và đề nghị ông dành mối quan tâm hàng đầu đến vụ việc của NTDTV. Bà nói Đài Tân Đường Nhân APTV là một kênh truyền hình hợp pháp ở Đài Loan, vậy mà nó bị chặn sóng và vệ tinh thì bị gây nhiễu, rằng Công ty Truyền thông Trung Quốc ở Đài Loan vẫn chưa tìm ra ngọn nguồn vấn đề cho dù nhiều ngày đã trôi qua.
Bà nhấn mạnh rằng vệ tinh “Zhongzin số 1” mà công ty truyền thông Trung Quốc ở Đài Loan thuê cũng được sử dụng bởi đơn vị cứu hỏa và sử dụng ở 365 hạt và thành phố cũng như sử dụng cho đường dây điện thoại khi có thảm họa. Thật vô lý khi Đài Tân Đường Nhân APTV đã bị chặn trong nhiều ngày như vậy, và có khả năng toàn bộ hệ thống truyền thông của Đài Loan đều bị xâm phạm.
Ông Mao Zhiguo đáp lại rằng ông sẽ tiến hành điều tra tức thời và gửi báo cáo bằng văn bản cho hội đồng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/6/209846.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/23/111786.html
Đăng ngày: 29-10-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.