Bài viết bởi một học viên Đại Pháp ở Malaysia
[MINH HUỆ 17-12-2009] Thành viên quốc hội Malaysia Ông Charles Santiago nghĩ rằng toà án Tây Ban Nha đã thực hiện một bước tiến quan trọng và tiến thêm một bước đi đến quyết định về việc truy tố các quan chức Trung Quốc trong việc bức hại Pháp Luân Công.
Thành viên quốc hội Malaysia Ông Charles Santiago
Sau hai năm điều tra, một thẩm phán Tây Ban Nha đã chấp nhận lời buộc tội về tội diệt chủng và tra tấn trong vụ kiện chống năm quan chức cấp cao ĐCSTQ vì vai trò của họ trong việc đàn áp Pháp Luân Công
Bản cáo trạng được đưa ra giành cho Giang Trạch Dân, cựu tổng bí thư ĐCSTQ, được thừa nhận đây là kẻ chủ mưu trong việc bức hại Pháp Luân Công, và các quan chức Đảng Cộng sản Bạc Hy Lai, La Cán, Giả Khánh Lâm và Ngô Quan Chính.
“Tôi nghĩ quyết định của Tòa án Tây Ban Nha kêu gọi các quan chức Trung Quốc giải thích việc thảm sát hơn 3.000 người là một bước tiến quan trọng và quyết định” ông Santiago nói.
Ông Santiago nói rằng, theo các báo cáo công khai, thẩm phán Tây Ban Nha cũng đã xem xét các báo cáo từ Tổ chức Ân xá Quốc tế, tổ chức theo dõi nhân quyền, tổ chức luật nhân quyền, và Uỷ ban Liên hợp quốc về nhân quyền.
“Bốn tổ chức này rất đáng tin cậy và là những tổ chức nhân quyền hàng đầu trong số các tổ chức nhân quyền trên thế giới. Có rất nhiều sự thật trong những gì họ nói, và họ rất quý trọng công việc vì nhân quyền của họ. Chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những hành động của họ và phải làm sáng tỏ trong quá trình điều tra” ông Santiago nói
Ông Santiago nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân quyền. “Ở bất kỳ nơi nào của thế giới, chúng ta có thể có sự khác biệt về quan điểm, khác biệt về hệ thống tín ngưỡng, khác biệt về ý thức, niềm tin tôn giáo… nhưng chỉ bởi vì tôi không đồng ý với anh, điều đó không có nghĩa là tôi có thể giết anh hoặc diệt chủng. Điều đó không thể chấp nhận được”
Tòa án quốc gia Tây Ban Nha đã ban hành lệnh triệu tập. Thông báo của tòa án nói rằng nếu các lời buộc tội đối với các bị cáo được thành lập, họ có thể đối mặt với hình phạt tù lên đến 20 năm và có thể phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại về mặt kinh tế của các nạn nhân. Nếu các bị cáo không có phản hồi tòa án trong vòng sáu tuần, thẩm phán có thể đưa ra lệnh bắt giữ.
Vào năm 1999, cựu tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân đơn phương xúi giục các chiến dịch để “bài trừ” môn tập luyện tinh thần Pháp Luân Công. Các chính sách diệt chủng “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân xác, và kể cả các cái chết do bị tra tấn lại được coi là tự sát” kết quả là số lượng lớn học viên bị bắt, tra tấn, đánh đập đến chết, và mất tích. Nhiều nội tạng được lấy cắp trong khi họ vẫn còn sống vì lợi nhuận của ngành buôn bán cấy ghép nội tạng. Bốn bị cáo khác đều là tay sai đắc lực của Giang.
Trong số các bị cáo, La Cán là giám sát Phòng 610, là lực lượng cảnh sát mật vụ trên toàn quốc đã dẫn đầu một chiến dịch tàn bạo. Các luật sư Trung Quốc đã so sánh Phòng 610 với cơ quan mật vụ của Đức quốc xã Gestapo trong hành động tàn bạo và quyền hành ngoài pháp lý.
Ba bị cáo khác là Bạc Hy Lai, bí thư Đảng đương nhiệm của Trùng Khánh và cựu bộ trưởng bộ thương mại; Giả Khánh Lâm, quan chức cấp cao thứ tư của hệ thống phân cấp Đảng; và Ngô Quan Chính, lãnh đạo ủy ban kỷ luật nội bộ Đảng. Các cáo buộc chống lại họ dựa trên hành động chủ ý thúc đẩy cuộc đàn áp Pháp Luân Công khi họ là các quan chức cấp cao tương ứng tại tỉnh Liêu Ninh, Bắc Kinh và tỉnh Sơn Đông.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/17/214602.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/20/113251.html
Đăng ngày: 25– 12 – 2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.