[MINH HUỆ 06 – 12 – 2009] Ngày 1 tháng 12 năm 2009, tiếp bước Cuộc đối thoại nhân quyền Liên minh Châu Âu-Trung Quốc và Cuộc gặp thượng đỉnh Liên minh Châu Âu-Trung Quốc, Nghị viện Châu Âu đã tổ chức một phiên họp công khai tập trung vào tình trạng nhân quyền hiện nay tại Trung Quốc với những người tham gia từ Nghị sỹ Quốc hội Châu Âu (MEPs) đến các chuyên gia từ các tổ chức nhân quyền khác nhau.

Những người tham gia đã lên án nạn vi phạm nhân quyền dưới chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đặc biệt là việc đối xử với các học viên Pháp Luân Công, và thảo luận phương pháp ngoại giao được sử dụng trong tương lai.

2009-12-5-eurohearing-01--ss.jpg
Phiên họp công khai của Quốc hội Châu Âu về tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc

2009-12-5-eurohearing-02--ss.jpg
Cựu thành viên Quốc hội người Canada ông David Kilgour phát biểu tại phiên họp công khai của Quốc hội Châu Âu

Cựu thành viên Quốc hội Canada ông David Kilgour được mời đến để nói về cuộc bức hại mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng. Ông chỉ ra rằng Pháp Luân Công đã bị bức hại thảm khốc. Trong cuốn sách mới nhất của ông, đồng tác giả với David Matas, Mổ cắp đẫm máu, ông kết luận với một số lượng lớn chứng cứ tội ác kinh hoàng mà những học viên Pháp Luân Công vô tội bị giết hại là vì nội tạng của họ. Không ai nên làm ngơ việc này.

Khi được phỏng vấn, ông Kilgour nói, “Đây là một trong những cuộc bức hại tàn ác nhất trong thế kỷ 21, là tội ác chống lại loài người. Nó đã kéo dài hơn một thập kỷ và vẫn đang tiếp tục. Đây là lý do tại sao David Matas và tôi đã đến gần 60 đất nước. Tất cả những điều này (tội ác) phải chấm dứt. Chúng tôi sẽ tiếp tục với nỗ lực của chúng tôi cho đến khi nó kết thúc

Ông nói thêm rằng Châu Âu có thể đóng góp. Trong Mổ cắp đẫm máu, ông đưa ra 25 đến 30 kiến nghị, trong đó có một kiến nghị được áp dụng cho Châu Âu, nghĩa là “Nước ngoài nên đưa ra lời cảnh báo tư vấn việc đi lại cho người dân rằng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc có nguồn gốc gần như toàn bộ từ những tù nhân không tự nguyện, dù là kết án tử hình hay là các học viên Pháp Luân Công.”

2009-12-5-eurohearing-03--ss.jpg
Phó chủ tịch Nghị viện Châu Âu,ông Edward McMillan-Scott phát biểu tại cuộc họp

Phó chủ tịch Nghị viện Châu Âu, ông Edward McMillan-Scott nói tại cuộc họp rằng tất cả những người được liên lạc trong chuyến đi đến Trung Quốc năm 2006 của ông đã bị bắt và tra tấn bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó có cả học viên Pháp Luân Công Tào Đồng. Liên minh Châu Âu nên tiếp tục đề cập đến Trung Quốc.

2009-12-5-eurohearing-04--ss.jpg
Đại diện của tiều ban nhân quyền, bà Heidi Hautula, tại phiên họp

Đại diện của tiểu bang nhân quyền, bà Heidi Hautula, đã chủ trì cuộc họp và nhận xét rằng thật khó mà tin được một phong trào hòa bình (Pháp Luân Công) như vậy lại chịu đựng cuộc bức hại tàn bạo như thế.

Bà nói trong cuộc phỏng vấn, “Tôi không thể hiểu hay chấp nhận làm thế nào mà một phong trào hòa bình trở thành kẻ thù của quốc gia. Tôi biết nhiều cá nhân học viên Pháp Luân Công, không khác gì những người bạn Châu Âu của tôi mà tập yoga sau khi làm việc. Mục đích của chúng tôi rất rõ ràng. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc hãy minh bạch, để đảm bảo quyền công dân, và dừng việc bắt những người đã nói lên sự thật”

Một nhà thơ, nhà triết học, và một nghị sĩ của Nghị viện Châu Âu (MEP) đến từ Lithuania, ông Leonidas Donskis chỉ ra rằng cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đối xử với người dân của nó rất giống với Liên minh Xô Viết cũ. Lý do chính tại sao cộng đồng quốc tế khoan dung tình trạng nhân quyền tại Trung Quốc là vì nhiều quốc gia muốn bảo vệ lợi ích riêng của họ.

Tại phiên họp, vài nghị sỹ và chuyên gia nhân quyền đã đề nghị rằng cuộc đối thoại nhân quyền được công khai thay vì im lặng và thảo luận bí mật. Người đứng đầu Tổ chức theo dõi nhân quyền Châu Á, ông Brad Adams, nói, “Liên minh Châu Âu và các nước thành viên cùng với những quốc gia khác trên thế giới phải thảo luận công khai và rõ ràng vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc,hơn là việc nói vòng vo và thảo luận bí mật với Đảng Cộng sản Trung Quốc không có kết quả. Tất cả chúng ta biết rằng áp lực cộng đồng và tuyên bố chính thức thì mới có hiệu quả. Chúng tôi cần nhắc nhở thế giới, những gì đang diễn ra cho 1.3 tỉ người Trung Quốc (vi phạm nhân quyền) thì quan trọng hơn các giao dịch thương mại và mua hàng giá rẻ của Trung Quốc”.

Toàn bộ phiên họp được phát sóng trực tiếp trên website Liên minh Châu Âu. Một nhân viên nhân quyền của Liên minh Châu Âu sau cuộc họp này nói rằng anh ta ước rằng khán giả Trung Quốc có thể xem buổi phát sóng trực tiếp.


Bản tiếng Hán https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/6/213930.html
Bản tiếng Anh https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/12/113074.html
Đăng ngày: 15– 12 – 2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share