[MINH HUỆ 7-12-2009] Cô Vạn Bình luôn luôn mỉm cười. Mọi người thích làm bạn với cô bởi vì tính cách dịu dàng của cô.

2009-12-6-wanping--ss.jpg
cô Vạn Bình

Cô Vạn Bình, hiện nay 40 tuổi, làm việc tại Công ty TNHH chế tạo ván gỗ nhân tạo tại tỉnh Hồ Nam. Cô  luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Ở nơi làm việc, bất cứ khi nào người khác cần làm thay ca, Cô Vạn Bình sẵn lòng giúp đỡ nếu cô có thể.

Một ngày vào tháng 9/2009, Cô Vạn mặc một chiếc áo dài tay đi làm. Có những vết thâm tím trên mặt của cô. Cảm thấy lạ, đồng nghiệp hỏi cô đã xảy ra chuyện gì. Cô đã nói với họ về việc cô bị bắt giữ vì nói cho mọi người về Pháp Luân Công và cuộc bức hại, và về việc nhân viên đồn cảnh sát Tân Hà đã đánh đập cô tàn bạo.

Cô Vạn đã từng bị bắt trước đó. Trong vòng 10 năm qua cô đã chịu đựng tất cả các loại khó khăn bởi việc cô không từ bỏ niềm tin của mình.

Cô Vạn đã phải chịu đựng bệnh viêm thấp khớp trầm trọng từ hồi còn học trung học. Cô phải mặc quần áo dài ngay cả giữa mùa hè và phải đắp chăn nếu không thì cơn đau sẽ không thể chịu nổi. Cô bắt đầu làm việc tại xưởng ván gỗ nhân tạo năm 1988. Hằng ngày cô phải tiếp xúc với keo dính có chứa hóa chất formaldehyde và benzene được dùng trong qui trình sản xuất và nó đã làm hại sức khỏe của cô. Sau khi cô làm việc ở đó được một vài năm, ở cô bị xuất hiện những vết thâm màu tím và xanh. Khi thì một vài cái xuất hiện trên vùng này, khi thì chúng lại xuất hiện ở vùng khác trên thân thể của cô. Không bác sỹ nào biết nguyên nhân gây ra những vết thâm kinh niên. Cô cũng đã phát bệnh viêm dạ dày và đủ loại vấn đề về sức khỏe.

Một đồng nghiệp đã giới thiệu Pháp Luân Công cho cô vào năm 1997. Chưa đầy 5 tháng tập luyện, những căn bệnh của cô Vạn đã biến mất. Gia đình cô và hàng xóm đã chứng kiến những sự thay đổi ở cô và nói rằng Pháp Luân Công thật tuyệt vời. Kể từ đó cô Vạn đã trở nên cởi mở và hiểu biết hơn. Những thứ mà đã làm phiền cô trước kia không còn ảnh hưởng tới cô được nữa.

Hai năm sau, vào tháng 7/1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công. Kể từ đó, truyền thông, các chương trình TV và báo chí đã phát đi những tin tức bịa đặt về Pháp Luân Công. Lãnh đạo ở nơi cô làm việc cũng yêu cầu các học viên Pháp Luân Công giao nộp sách và tài liệu Pháp Luân Công và ngừng tu luyện. Tuy nhiên, Cô Vạn tiếp tục đọc sách và tập luyện Pháp Luân Công như thường lệ.

Cô bị bắt và giam giữ đơn giản bởi vì cô đến Bắc Kinh và hô to, Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Những người quản lý ở nơi làm việc đã cho cô nghỉ việc. Cô chỉ có 200 tệ để trang trải cuộc sống cho sáu tháng. Khi đến lúc tăng lương, cô ấy được tăng mức thấp nhất, bậc 4, trong khi đáng ra cô phải được bậc 7 là mức cao nhất.

Nhân viên phòng cảnh sát Đô Chính ở thành phố Trường Sa đã lục soát nhà của cô vào đầu năm 2008 bởi vì cô bị nhìn thấy khi đang phát tài liệu Pháp Luân Công cho mọi người. Sau đó, cô bị giam giữ ở trung tâm giáo dưỡng Tỉnh Hồ Nam (một nơi tẩy não). Mục đích thực sự của trung tâm này là tẩy não các học viên Pháp Luân Công để buộc họ từ bỏ đức tin. Hai người thay nhau trông giữ cô dưới sự giám sát ngày đêm. Cô bị buộc phải xem những băng hình và đọc những tin tức thóa mạ Pháp Luân Công và bị ép buộc phải viết “bản cam kết”. Cô bị yêu cầu phải trả cho “phí sinh hoạt” trong trung tâm. Chính quyền ở trung tâm đã tống tiền cô hơn 2000 tệ cho việc cô ở đó 13 ngày.

Cô Vạn bị bắt giữ trở lại vào 22/09/2009, và bị tống giam trong một phòng nhỏ ở phòng cảnh sát Tân Hà. Cảnh sát viên Vương Nam Đình thẩm vấn cô đã dùng cách tra tấn để buộc cô nhận một tội giả. Cô bị tát vào mặt nhiều lần; bị đánh ngã xuống nền nhà và bị dẫm đạp và buộc phải quỳ xuống. Vương Nam Đình đã túm tóc cô và đập đầu cô vào tường. Da tay cô đã bị trầy ra từng miếng sau khi bị Vương dẫm lên bằng giầy da cứng. Vương cũng đánh vào gáy của cô và đánh vào đầu cô với một chai nhựa chưa đầy nước. Sau một ngày giam giữ, cảnh sát đã buộc gia đình cô Vạn trả 1000 tệ như “phí hộ tống cảnh sát”, nhưng họ không cấp cho gia đình cô biên lai hay là  giấy tờ khác. Người trong gia đình cô đã bảo lãnh cho cô ra, trả thêm một khoản 10000 tệ nữa, dùng danh tiếng cá nhân và lấy tài sản công ty ra để đảm bảo. Cô cuối cùng cô đã trở về nhà mặc dù người đầy vết thương và vết bầm tím.

Nhiều người ở Trung Quốc không hiểu vì sao các học viên Pháp Luân Công thà chịu sự tra tấn chứ không bỏ đức tin của họ. Nhưng trong thâm tâm cô Vạn tin rằng sớm muộn gì thì những người đồng hương sẽ hiểu rằng những khó khăn mà những học viên phải chịu đựng sẽ không trở lên vô ích. Cuối cùng họ sẽ hiểu rằng Pháp Luân Đại Pháp tốt và kính trọng những học viên vì đã giữ vững sự tự do tín ngưỡng như đã chọn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/7/214001.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/22/113288.html
Đăng ngày: 24-12-2009, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share