[MINH HUỆ 15-10-2009]

Tên: Sa Ngọc Liên.
Giới tính: Nữ.
Tuổi: 61.
Địa chỉ: Không rõ.
Nghề nghiệp: Công nhân nhà máy.
Ngày bị bắt gần nhất: 14 tháng 10 năm 2005.
Nơi bị giam gần nhất: Nhà tù nữ Thiểm Tây.
Thành phố: Thành phố Tây An.
Tỉnh: Tỉnh Thiểm Tây.
Sự bức hại phải chịu đựng: Bị giam, làm tiền, đánh đập, cấm ngủ, lục soát nhà, ép ăn, tra tấn cơ thể.

Bà Sa Ngọc Liên về hưu từ Hãng Máy nhẹ thành phố Bảo Kê. Bà 61 tuổi. Bà bắt đầu tập luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 9 năm 1996. Từ khi chế độ Giang bắt đầu bức hại Pháp Luân Đại Pháp, Bà Sa Ngọc Liên đã bị bức hại nhiều lần bởi Phòng 610 vì bà từ chối buông bỏ đức tin của bà. Bà bị bắt giam bốn lần và bị kết án hai lần trại lao động.

1. Ngày 17 tháng 12 năm 1999, bà Sa Ngọc Liên bị cảnh sát từ Phòng Công an khu Vị Tân thành phố Bảo Kê bắt. Bà bị giữ tại một chi nhánh văn phòng khu Vị Tân trên đường Kinh Nhị. Lý Kiến Trung và những người khác của văn phòng thay phiên nhau canh chừng bà ban đêm, ban ngày, nhân viên từ văn phòng an ninh cố buộc bà từ bỏ đức tin của bà. Bà kiên quyết từ chối yêu cầu của chúng. Bà bị giữ trong 13 ngày và bị đưa một tờ cảnh cáo của Phòng Công an khu Vị Tân thành phố Bảo Kê.

2. Ngày 26 tháng 3 năm 2000, Sa Ngọc Liên bị bắt trên đường đi Bắc Kinh để khiếu nại cho Pháp Luân Đại Pháp. Kiến Hoa từ chi nhánh văn phòng đi đến nhà bà, làm tiền 4000 nhân dân tệ, và cùng với các viên chức Phòng 610 đi Bắc Kinh và mang bà Sa Ngọc Liên về. Bà bị giữ tại nhà khách Hãng Bảo Vận để cố buộc bà ‘chuyển hóa’. Bà từ chối và bị giữ tại đây trong sáu ngày, bị buộc trả 1500 nhân dân tệ và chuyển đến nhà tù Vị Tân trong thêm 15 ngày. Vào tháng 10 năm 2000, bà bị kết án đi trại lao động trong một năm bởi Phòng Công an Vị Tân. Bà được phép trải qua hạn tù ở nhà, nhưng cảnh sát làm tiền bà thêm 2000 nhân dân tệ nữa.

3. Ngày 26 tháng 1 năm 2001, nhân viên Phòng 610 Vị Tân ra lệnh cho gia đình bà Sa Ngọc Liên, nhân viên hội đồng gia cư của bà, sở cảnh sát địa phương và nơi làm việc của bà điền một tờ “Tờ giáo huấn, dạy trách nhiệm’, để cố theo dõi bà sát hơn. Bà Sa Ngọc Liên viết một lá thư làm sáng tỏ sự thật về Pháp Luân công và gửi nó cho các tổ chức địa phương mà chịu trách nhiệm cuộc bức hại.

4. Năm ngày trước ngày 1 tháng 10 năm 2001, Lý Khải Minh từ Sở cảnh sát đường Kinh Nhị gọi Sa Ngọc Liên đến sở để viết một tờ ‘bảo đảm’ hứa không tập Pháp Luân Công nữa. Bà không đi, nhưng bỏ nhà đi ngày hôm sau. Các cảnh sát viên cho rằng bà đi Bắc Kinh và nói với chồng bà đi tìm bà. Ông từ chối và bị làm tiền 2000 nhân dân tệ.

5. Ngày 2 tháng 10 năm 2001, các học viên Pháp Luân Công tổ chức một Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm vùng Bảo Kê. Một học viên bị theo dõi mà không biết bởi cảnh sát và cảnh sát bắt hơn 50 học viên ngày hôm đó. Bà Sa Ngọc Liên ở trong số họ. Phần đông các học viên bị kết án đi trại lao động trong một đến chín năm. Học viên Dương Tuyết Cần vẫn còn bị giữ tại Nhà tù nữ Thiểm Tây nơi bị chịu sự bức hại tàn bạo. Bà Sa Ngọc Liên bị giữ trong một nhà tù trong một tháng và bị kết án bởi Phòng Công an Vị Tân ba năm trong một trại lao động và bị giữ tại Trại lao động nữ Thiểm Tây. Trong trại lao động, các lính canh xúi dục các tù nhân đánh bà vì không đọc các luật lệ của trại lao động. Sự đánh đập tạo nên bệnh ù tai và bị mất thính giác nặng nề. Các lính canh cố buộc bà viết tờ bảo đảm. Khi bà từ chối hợp tác các lính canh tra tấn bà không cho ngủ và buộc bà đứng nơi một gốc trong thời gian lâu. Bà bắt đầu tuyệt thực và trở nên vô cùng yếu, phát triển các triệu chứng túi mật và bệnh tim. Trại lao động tiêm thuốc cho bà trong ba ngày qua máu. Thay vì khỏe hơn, bà trở thành tệ hơn. Cuối cùng, trại lao động đồng ý thả bà ra để đi trị bệnh. Chồng bà mang bà về nhà, sau khi bà đã bị giữ trong tám tháng.

6. Ngày 14 tháng 10 năm 2005 khoảng 6 giờ chiều, các cảnh sát viên từ Phòng Công an vùng Vị Tân, một sở cảnh sát địa phương, lục soát nhà bà và bắt bà. Chúng tịch thu nhiều đồ vật cá nhân, làm thiệt hại 10 ngàn nhân dân tệ, và lấy đi sáu ngàn tiền mặt. Bà bị giữ tại dãy nhà khách Xưởng ống sắt Bảo Kê và sau này chuyển đến khách sạn Phượng Hoàng (nhà tù tạm), tại đó bà bắt đầu tuyệt thực. Nhiều lính canh kéo rèm lại và bắt đầu ép ăn bà tàn bạo. Lính canh tuyên bố rằng thật là phi lý khi chồng bà không biết bà làm gì tại nhà, vì vậy chúng cũng bắt chồng bà và giữ ông trong 81 ngày. Bà bị chuyển đến nhà tù Kim Thai và cảnh sát làm tiền gia đình bà tám ngàn nhân dân tệ mà không cấp biên nhận. Sau 11 tháng, bà bị kết án bốn năm tù bởi Tòa án Kim Thai và bị giữ tại Nhà tù nữ Thiểm Tây. Trong tù, các lính canh ra lệnh cho bà kêu lên, “Chào ngài!” mỗi khi bà nhìn thấy một lính canh. Bà Sa Ngọc Liên tin rằng bà vô tội và từ chối hợp tác. Bà bị đánh đập tàn nhẫn. Bà bị còng vào một cánh cửa sắt và bị buộc viết một tờ ‘hối quá thư’. Một đêm, bà bị gọi ra khỏi phòng giam của bà sau nửa đêm, và bị buộc viết ba tờ tuyên bố bởi Vương Anh, Tích Đông Pha và đội trưởng lính canh. Sau đó, chúng thường tra tấn bà vào đêm và bà phát các bệnh do những hành vi của chúng kể cả ho, mất thính giác, và bệnh viêm xoang. Sau khi bà được thả ra, các viên chức Phòng 610 từ Thành phố Bảo Kê, vùng Vị Tân tiếp tục bức hại bà tại nhà.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/15/210424.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/24/111803.html
Đăng ngày 22-12-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share