Bài của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-09-2009] Sau một thời gian tu luyện, Sư Phụ lại truyền ra những bài giảng mới và chỉ ra những thiếu sót của cả chỉnh thể chúng ta, và giúp chính niệm chúng ta khởi phát. Tôi hiểu Pháp của Sư Phụ hơi chậm, và nhiều lần nhận thức và tầng thứ của tôi chỉ được cải thiện khi Sư Phụ chỉ ra một điều gì đó qua các bài giảng.

Vì vậy, mỗi khi có bài giảng hay kinh văn mới, tôi luôn chép lại bằng tay và cũng đánh máy ra khi học {nó}

Tuy nhiên các đồng tu và tôi cảm thấy bối rối khi thấy bài giảng “Giảng Pháp ở Manhattan” và băn khoăn không hiểu vì sao bài giảng này của Sư Phụ đến giờ mới được phát hành. Tôi lắng tâm lại và cẩn thận đọc nó.

Cuối cùng, tôi nhận ra rằng nhiều năm trước đây, Sư Phụ từ bi của chúng ta đã chỉ ra rất nhiều vấn đề mà các học viên gặp phải ở những tầng thứ khác nhau. Bài giảng năm 2006 là một “cẩm nang” với những điểm hóa để giải quyết những vấn đề liên quan đến tu luyện mà chúng ta đang gặp phải.

Tiếp theo, tôi muốn chia sẻ nhận thức của mình với các bạn đồng tu. Xin hãy chỉ ra những thiếu sót của tôi.

1. Loại bỏ tâm tật đố, lý giải con đường tu luyện của các học viên khác.

Nhiều học viên trong vùng chúng tôi gánh vác nhiều đồ án giảng chân tướng và chứng thực Pháp khác nhau. Đôi lúc, việc tu luyện cá nhân của những học viên này bị ngưng trệ bởi vì họ quá bận rộn với công việc Đại Pháp. Vậy là, các học viên khác sẽ trách họ rằng đã quá bận rộn với công việc của người thường và công khai chỉ trích những người này không tu luyện cá nhân tốt. Họ thậm chí còn tin rằng những học viên này “quen biết với rất nhiều người và còn được lợi nhiều thứ” trong các hoạt động Đại Pháp, và vô cùng đố kỵ. Do đó, những học viên đã làm công việc Đại Pháp dần dần bị nản chí sau khi bị chỉ trích hết lần này đến lần khác, và họ thậm chí còn không muốn chia sẻ những tài liệu Đại Pháp mà họ đã làm nữa.

Tôi hiểu rằng Sư Phụ đã chỉ ra trong bài giảng này rằng

“…hết thảy những gì trong xã hội người thường đều thành hình thức tu luyện của chư vị.” “Các đệ tử Đại Pháp làm thế nào có thể vận dụng tốt hình thức này; đó là vấn đề bước đi [sao] cho tốt [trên] con đường tu luyện.”

Tôi tin rằng sau khi đọc kỹ bài giảng này, hầu hết các học viên sẽ nhận thức tốt hơn về những học viên làm công tác Đại Pháp. Chỉ khi chúng ta, học viên Đại Pháp có thể đồng tâm và cùng đi trên con đường chứng thực Pháp, thì chúng ta mới có thể trân quý thệ nguyện tiền sử trợ Sư chính Pháp.

2. Giữ trách nhiệm ước thúc tự thân và đồng tâm hợp lực phát chính niệm

Sư Phụ đã nói trong bài giảng,

“…Do đó tôi nói rằng, chớ coi rằng phương thức tu luyện nới lỏng này xem ra không có điều lệnh, không có giới luật, không có nội quy chế độ, không có người ước [chế] [câu] thúc chư vị; nhưng mà yêu cầu lại hết sức cao; là vì chư vị phải tự mình ước thúc chính mình, chư vị phải tự mình đạt đến tiêu chuẩn.”

Vậy nên, tôi nhớ rằng vài can nhiễu mà tôi đã gặp đều liên quan đến việc phát chính niệm.

Ví dụ, vài học viên từ các vùng khác đề nghị chúng tôi phát chính niệm hướng đến một hoạt động do ĐCSTQ tổ chức. Lúc 12 giờ đêm tôi rất buồn ngủ. Thỉnh thoảng, tôi trở nên lười bếng và đi ngủ sớm và định sẽ dậy sau đó để phát chính niệm nhưng thỉnh thoảng tôi cũng ngủ qua giờ đó. Tại sao tôi không thể vượt qua tính lười? Mấu chốt là ở chỗ, tôi không nhận ra tầm quan trọng của việc đồng tâm phát chính niệm, và rằng khoảng thời gian đó rất là đáng quý. Nếu tôi hiểu rõ ý nghĩa của việc phát chính niệm và tòan bộ hiệu quả của việc đó, tôi đã không lười biếng như vậy. Vì vậy, tôi hy vọng rằng các đồng tu sẽ chủ động và nghe theo lời Sư Phụ để kiên định tinh tấn khi đối diện với những can nhiễu khác nhau. Khi đó, học viên Đại Pháp trên khắp thế giới sẽ có thể thực sự phát chính niệm và trợ Sư chính Pháp.

3. Dứt bỏ tâm sợ hãi, giảng chân tướng một cách vô vị kỷ

Sợ hãi đối với tôi vẫn luôn là một trở ngại. Tôi không thực sự ngộ nguyên lý Pháp, không nhìn vào trong, hay đề cao về nhiều mặt bởi vì can nhiễu từ những quan niệm hậu thiên, và cuối cùng đã đi theo an bài của cựu thế lực. Sư Phụ nói

“Tĩnh tư kỷ đa chấp trước sự.
Liễu khước nhân tâm ác tự bại”

(“Biệt ai” trong Hồng Ngâm )

Tu luyện là tu tâm, con đường tu luyện của chúng ta là trực chỉ nhân tâm. Sư Phụ không thể giảng Pháp rõ hơn nữa.Tuy nhiên, tôi không tu luyện tốt. Tôi bắt đầu thuyết phục mọi người thoái ĐCSTQ muộn. Tôi còn kém xa những học viên đang làm tốt ở trong vùng. Thậm chí ngay cả bây giờ, tôi vẫn cảm thấy sợ khi nói chuyện về thoái xuất Đảng. Tuy nhiên, tôi tin rằng với sự trợ giúp của Sư Phụ, tôi chắc chắn có thể vứt bỏ tâm sợ hãi và thăng tiến trong tu luyện.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/20/208523.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/30/111196.html
Đăng ngày 01-10-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share