Bài viết của một học viên Australia
[MINH HUỆ 12-12-2009] Ngày 10 tháng 12 năm 2009 là ngày Nhân quyền Quốc tế. Đó cũng là ngày phiên tòa lần thứ hai cho vụ kiện chống lại ông Trần Thiệu Cơ, cựu bí thư Ủy ban Chính trị và Tư pháp của tỉnh Quảng Đông về tội hình phạt tù và tra tấn học viên Pháp Luân Công trái pháp luật. Các học viên ở Sydney tổ chức một cuộc họp báo phía trước Tòa án Dân sự Tối cao New South Wales để thông báo tiến trình của 3 vụ kiện chống các viên chức cao cấp Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và kêu gọi Australia bảo vệ công lý.
Các nguyên đơn trong 3 vụ kiện chống lại những kẻ bức hại Pháp Luân Công
Khi Trần Thiệu Cơ là phó bí thư Tỉnh Ủy tỉnh Quảng Đông của ĐCSTQ và là giám đốc Cục công an tỉnh, thì ít nhất 64 học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết.
Nguyên đơn và luật sư của họ đã có mặt trong phiên tòa và tuyên bố rằng các đơn kiện được gửi đến các bị cáo qua kênh ngoại giao và bị cáo không bao giờ trả lời các cáo buộc. Các luật sư yêu cầu tòa án cho thêm thời gian để chuẩn bị tài liệu cho một bản án mặc định.
Nguyên đơn Tạ Diễm nói: “Tôi hi vọng rằng vụ kiện ở Australia và Tây Ban Nha là một lời cảnh báo cho các quan chức ĐCSTQ mà đã theo ĐCSTQ để tiếp tục cuộc bức hại. Những thủ phạm trong cuộc bức hại này sẽ bị đưa ra công lý.”
Người phát ngôn John Deller của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp New South Wales đã kêu gọi chính phủ Australia và mọi người phải quan tâm đến cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài hơn 10 năm của ĐCSTQ.
Người phát ngôn John Deller của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp New South Wales
Tại cuộc họp báo, nguyên đơn Trần Kinh Hiểu và Nhạc Xương Trí cũng đến để ủng hộ các vụ kiện chống lại Chu Vĩnh Khang. Họ cũng kêu gọi tòa án Australia bảo vệ công lý.
Bà Nguyệt, cựu kỹ sư điện tử của Cục Không gian ở Bắc Kinh, khoảng 70 tuổi. Bà đã bị tù 4 năm ở Trung Quốc vì niềm tin của bà. Bà bị gãy xương sống 3 chỗ từ những sự đánh đập trong tù.
Bà Chương Thúy Anh, một họa sĩ người Hoa ở Australia và một trong số 15 nguyên đơn trong vụ kiện chống lại Giang Trạch Dân và các bị cáo ĐCSTQ khác, đã nói bà được khích lệ bởi các phán quyết của tòa án Tây Ban Nha và hy vọng tòa án Australia có thể có hành động tương tự.
Bà Triệu, giám đốc Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp New South Wales, đã nói rằng phiên tòa kế tiếp trong vụ kiện chống lại ông Trần Thiệu sẽ được tổ chức vào tháng 3 tới. Nếu bị cáo vắng mặt thì nguyên đơn có thể yêu cầu toà án ra phán quyết mặc định.
Bà Triệu nói: “Hôm nay là ngày Nhân quyền Quốc tế. Chúng tôi tổ chức cuộc họp báo này để thể hiện sự ủng hộ của chúng tôi cho các vụ kiện và để kêu gọi chính phủ Australia và các phiên tòa bảo vệ công lý và nhân quyền.”
Người qua đường dừng lại để tìm hiểu sự thật
Sau cuộc họp báo, các học viên giương lên các biểu ngữ và tập công chung. Người qua đường dừng lại để tìm hiểu sự thật và nhiều người đã ký đơn thỉnh nguyện để ủng hộ Pháp Luân Công. Từ 5 giờ chiều đến 7:30 chiều, các học viên khác đã tổ chức các hoạt động gần Tòa thị chính thành phố Sydney. Họ giương lên các biểu ngữ theo hàng dài để phơi bày cuộc bức hại và kêu gọi người dân Australia giúp đỡ để chấm dứt cuộc bức hại.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/12/214315.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/15/113146.html
Đăng ngày: 17- 12 – 2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.