Hoàng Vũ Sinh và Lưu Văn Tân báo cáo từ Washington, DC
[MINH HUỆ 27 – 07 – 2009] Bà Đào Lisha một học viên Pháp Luân Công sống ở Washington, DC. Bà đã tham gia kháng nghị hòa bình trước tòa Đại sứ quán Trung Quốc cho cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong nhiều năm nay. Đối mặt với cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ hơn 10 năm vừa qua, bà Đào và các đồng tu đã kiên định Giảng thanh chân tướng.
Bà Đào Lisha tham gia một cuộc tụ họp lớn trước tòa nhà Capitol Hill
Cuộc kháng nghị hòa bình trước tòa Đại sứ quán Trung Quốc vẫn tiếp tục trong 10 năm qua.
1. Nguồn gốc của cuộc kháng nghị hòa bình ở trước tòa Đại sứ quán Trung Quốc
Ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công. Đối mặt với cuộc bức hại nghiêm trọng như vậy, các học viên đến từ khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ đã tụ hợp nhau lại trên bãi cỏ phía trước tòa nhà Capitol Hill để kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ chú ý đến vấn đề này. Một vài học viên tranh thủ thời gian nghỉ làm của mình và đi những đoạn đường dài để đến tham dự. Vào thời điểm cao nhất, tổng số người tham dự đã đạt tới một đến hai nghìn học viên.
Sau này, vài học viên địa phương đã đến Giảng chân tướng trực tiếp trước cửa tòa Đại sứ quán Trung Quốc. Vì ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, các học viên đã đến tòa Đại sứ quán Trung Quốc để kháng nghị hòa bình cuộc bức hại và để Giảng thanh chân tướng. Hoạt động này vẫn tiếp tục diễn ra trước tòa Đại sứ trong nhiều năm.
Lúc đầu, chỉ có hai học viên lần lượt ngồi trước cửa Đại sứ quán, kháng nghị hòa bình cuộc bức hại và giảng thanh chân tướng. Sau đó, càng ngày càng có nhiều học viên tham gia. Cứ khi nào có thể, các học viên trẻ cũng đến trước hoặc sau giờ làm việc. Các học viên đã kháng nghị hòa bình cuộc bức hại trong 10 năm. Luôn có các học viên ở trước tòa Đại sứ quán Trung Quốc, cũng như họ đã ở đó từng ngày trong 3650 ngày qua.
2. Thỉnh nguyện hoà bình đã làm cảm động nhân viên Đại sứ quán
Vào một buổi tối tháng 11 năm 1999, bà Đào nói một nhân viên đại sứ quán đã đi ra một lần nữa để nói chuyện với bà. Người đó nói với bà rằng anh ta đã xem hết cuốn Chuyển Pháp Luân rồi, và sau đó anh ta tiếp tục nói xấu Đại Pháp. Bà Đào nói, “Thật tốt cho anh. Anh đã nhận được những điều tốt đẹp sau khi đọc cuốn sách này”. Bà lấy bản sao của cuốn Chuyển Pháp Luân ra khỏi túi và hỏi, “Vì anh đã xem qua cuốn sách này, vậy anh nghĩ phần nào của cuốn sách là không tốt?” Những người khác đã không có câu trả lời và chỉ có thể nói lắp bắp.
Bà Đào tiếp tục, “Tôi có tất cả các cuốn sách về Pháp Luân Công. Nếu anh thấy bất kỳ điều xấu nào trong đó, anh có thể chỉ nó cho tôi, và chúng ta có thể cùng thảo luận về nó”. Bà cũng từ bi nhắc nhở anh ta đừng tin theo những báo cáo sai sự thật mà Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV và Tân Hoa Xã (hai phương tiện truyền thông của ĐCSTQ) bởi vì mọi người trên khắp thế giới đều biết rằng họ nói dối và ĐCSTQ đã vu khống Pháp Luân Công. Ngoài ra, bà Đào nói với người đó rằng bà sẽ cố gắng hết sức để giúp bất kỳ nhân viên nào ở Đại sứ quán Trung Quốc để hiểu về Pháp Luân Công và bà khuyến khích họ cùng thảo luận với bà về các câu hỏi của họ.
Cuối cùng, bà Đào nói với người nhân viên đó rằng mọi người không nên chấp nhận một cuộc bức hại khủng khiếp như vậy thế này là nhằm để chống lại người dân Trung Quốc, và, “vì chúng ta đều là người Trung Quốc, chúng ta nên làm hết sức mình để chấm dứt cuộc bức hại này—dù người đó là một nhân viên làm việc tại Đại sứ quán hay đơn giản là một Hoa kiều”. Sau đó, bà Đào đã có một cuộc nói chuyện thân thiện với người nhân viên đó.
Vào mùa đông khi nhân viên Đại sứ quán quét sạch tuyết ra khỏi đường đi, bà Đào luôn chúc họ buổi sáng tốt lành và tán dương hành động tốt của họ. Nhân viên Đại sứ quán cũng chúc bà một buổi sáng tốt lành. Hàng ngày họ có thể thấy các học viên Pháp Luân Công hoà ái ngồi ở đó và biết rằng bà Đào cũng là một học viên. Khi bà Đào nói, “Pháp Luân Đại Pháp Hảo”, họ gật đầu tán thành.
Một nhân viên thậm chí còn bí mật rời Đại sứ quán Trung Quốc đến nói cho bà Đào biết rằng có các màn hình theo dõi ở khắp nơi trong vòng bán kính 100m quanh toà Đại sứ quán Trung Quốc. Thậm chí nhân viên trong Đại sứ quán còn bị giám sát.
Bà Đào trả lời rằng Pháp Luân Công là mở rộng cửa và công khai, và các học viên không lo lắng về danh tính của bất cứ ai đến để hỏi về các thông tin. Thay vào đó, các học viên thức sự hy vọng nhân viên Đại sứ quán sẽ tới và hiểu chân tượng và minh bạch rằng ĐCSTQ xấu xa như thế nào. Bà cố gắng thuyết phục họ thực hiện “Tam thoái” (rút khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên quan của nó, Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên). Bà từ bi nói với những người làm việc cho ĐCSTQ, “Các bạn kiếm sống bằng cách làm việc cho ĐCSTQ; tuy nhiên, điều duy nhất mà ĐCSTQ có thể làm cho các bạn là kiểm soát thân thể của các bạn; còn tâm của các bạn thì tự do. Các bạn cần hiểu rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt để bảo đảm một tương lai tươi sáng cho chính bản thân mình!”
3. Cảnh sát Hoa Kỳ tốt bụng cùng sự ủng hộ của nhân dân
Hơn 10 năm nay, các học viên Pháp Luân Công đã có được sự ủng hộ của cảnh sát Hoa Kỳ và nhân dân trong cuộc kháng nghị hoà bình của mình trước Đại sứ quán Trung Quốc. Bà Đào kể một câu chuyện về một người cảnh sát tốt bụng.
Hai ngày sau các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, bà Đào vẫn đến Đại sứ quán Trung Quốc như thường lệ. Bà thấy 6 nhân viên cảnh sát ở đó và bà nói với họ rằng bà đã buồn như thế nào về thảm hoạ ngày 11/09. Tuy nhiên, bà nói bà vẫn đến Đại sứ quán bởi vì ĐCSTQ cũng là những tên khủng bố. Khi bà hỏi liệu bà có thể ở trước Đại sứ quán Trung Quốc như thường lệ hay không, cảnh sát đã đồng ý mà không hề có chút do dự nào. Vào thời điểm đó cảnh sát đã làm việc không quản ngày đêm.
Một lần, có một cảnh sát đang ngồi nghỉ trên một chiếc ghế băng. Bà Đào đã đi đến chào anh ta. Người cảnh sát nói rằng anh ta đã quá mệt mỏi sau khi làm việc 12 giờ mỗi ngày. Bà nói, “Vì anh quá bận rộn, anh không cần phải bận tâm đến nơi này. Nó luôn yên bình vì có các học viên Pháp Luân Công ngồi ở đây, và nơi này sẽ mãi mãi yên bình”. Người cảnh sát đó trả lời, “Các bạn có một trăm tới một nghìn học viên ở đây, mỗi người là một người tuân theo Chân – Thiện – Nhẫn. Bà có biết vì sao tôi lại tới đây không? Tôi thực sự mệt mỏi sau khi làm việc xong. Khi tôi cảm thấy quá mệt mỏi, tôi lại tới đây ngồi nghỉ một lúc, bởi vì ngồi ở đây làm cho tôi thấy rất thoải mái. Mỗi lần tôi thấy mệt mỏi, tôi luôn muốn đến và ngồi ở đây”.
Khi người cảnh sát đó biết được rằng ĐCSTQ đã xúi giục những người Mỹ gốc Hoa đánh các học viên, anh ta đã bị kích động đến nỗi anh ta lấy những chiếc còng tay của mình ra và vung chúng về phía Đại sứ quán Trung Quốc. Anh ta nói với bà Đào, “Bà Lisha, nếu có bất kỳ ai dám đối xử với bà như thế, hãy gọi cho tôi ngay nhé. Tôi sẽ còng tay hắn ngay tức thì. Nơi đây là nước Mỹ, ĐCSTQ không có tiếng nói ở đây, và đó là trách nhiệm của tôi [bảo vệ bà]”. Không lâu sau, người cảnh sát đó đã được thăng chức.
Một mùa đông, một người phụ nữ lớn tuổi đi qua nói chuyện với các học viên rồi sau đó lái xe đi. Một lúc sau, bà quay lại với một phích đầy trà nóng ở trong xe. Bà đưa trà cho các học viên, bà nói, “Bây giờ trời quá lạnh. Tôi biết người Trung Quốc không thích cà phê, vì vậy tôi đặc biệt chuẩn bị trà nóng cho các bạn”.
Người phụ nữ này thường đến thăm các học viên. Một lần khi họ đang ngồi thành một nhóm lớn, bà ấy bảo họ, chỉ tay về phía một cây mộc lan, “Tôi quan sát các bạn từng ngày. Trong tâm tôi, các bạn là những cái cây cao quý; các bạn là những ngọn núi vĩ đại!”.
4. Người nhà của một quan chức cao cấp thoái ĐCSTQ
Bà Đào nói rằng tất cả nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc đã quan sát các học viên Pháp Luân Công thực hiện như thế nào trong suốt 10 năm vừa qua. Đã không hề có một biến cố bạo động nào xảy ra. Trước khi có cuộc bức hại, bà thậm chí còn không biết Đại sứ quán Trung Quốc nằm ở đâu. Một phụ nữ lớn tuổi sẽ làm gì ở đó? Thêm vào đó, bà không bao giờ nghĩ rằng sẽ có một lý do để đến đó. Tuy nhiên, cuộc bức hại trầm trọng đến nỗi các học viên Pháp Luân Công sẽ tiếp tục phải kháng nghị hoà bình ở đó từng ngày, không kể trời nắng thế nào vào mùa hè hay lạnh mức nào vào mùa đông, cho đến khi nào cuộc bức hại này kết thúc.
Trong suốt 10 năm nay, bà Đào mỗi ngày phải mất 4 giờ để đến Đại sứ quán. Một học viên cao tuổi khác tên là bà Tiết năm nay 89 tuổi. Hàng ngày bà cũng đến đây. Bà Đào thậm chí cố thuyết phục bà ấy đừng tới vì tuổi tác của bà. Tuy nhiên, bà Tiết trả lời, “Không sao đâu mà. Tôi kiên trì đến đây để kháng nghị hoà bình cuộc bức hại này. Tôi cần phải đi tốt trên con đường tu luyện của mình”.
Cách đây vài ngày khi bà Đào tham gia một hoạt động của nhóm ở trước toà nhà Capitol Hill, bà giảng chân tướng như thường lệ cho một nhóm người Trung Quốc. Trong số họ có người anh em của một quan chức chính phủ nổi tiếng. Khi bà đề cập đến vấn đề trào lưu càng ngày càng nhiều người Trung Quốc thoái ĐCSTQ, một người đàn ông đứng gần anh em của quan chức cao cấp đó hỏi, “Bà dám đề cập tới việc thoái ĐCSTQ với ông ta sao? Bà có biết ông ta là ai không?” Bà Đào trả lời, “Tôi không biết ông ta là ai. Tôi chỉ biết ông ta là người đồng hương Trung Quốc của tôi. Tôi hy vọng ông ta sẽ có được một tương lai tươi sáng. Thậm chí là một quan chức cao cấp đứng trước mặt tôi, tôi sẽ chân thành khuyên ông ta rút khỏi cái nhóm xấu xa này là ĐCSTQ để mang đến cho gia đình của ông ta và các thế hệ con cháu chưa sinh ra của họ một tương lai tươi sáng!” Sau này, người anh em của quan chức cao cấp đó cũng thoái ĐCSTQ.
5. Phần kết
Tính cho đến nay, đã có hơn 57 triệu người thoái ĐCSTQ. Mọi người đều có mặt minh bạch, và chúng sinh nên chọn điều tốt. Bà Đào nói, “Chúng tôi sẽ tiếp tục lỗ lực cho đến khi cuộc bức hại này chấm dứt”.
Tinh thần này là tiếng lòng của hàng trăm nghìn học viên Pháp Luân Công. Tinh thần của đại thiện và đại nhẫn sẽ chắc chắn thức tỉnh nhiều con người thế gian hơn nữa với một cảm giác về công lý và lương tâm, và để thế giới này thực chứng được ánh sáng chói lọi vĩnh cửu của Chân – Thiện – Nhẫn.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/27/205405.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/5/109776.html
Đăng ngày: 08– 08 – 2009. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát với nguyên bản.