Tên: Trương Đức Bình (张德萍)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 40
Địa chỉ: Tứ Xuyên, thành phố Nghiễm Hán, thị xã Tam Thủy, làng Thường Nhạc, tổ 7.
Nghề nghiệp: Cựu nhân công của Hãng thép ống Du Hán tại thành phố Nghiễm Hán.
Ngày được thả ra gần nhất: 19 tháng 5 năm 2009.
Nơi giam gần nhất: Trại lao động cưỡng bức nữ Nam Mộc Tự (楠木寺女子劳教所)
Thành phố: Tư Trung
Tỉnh: Tứ Xuyên
Hình thức bức hại: lao động cưỡng bức, đánh đập, đuổi việc, bắt uống những thứ thuốc không bất minh, biệt giam, tịch thu đồ vật cá nhân, và nhiều nữa.

[MINH HUỆ 23-08-2009] Bà Trương Đức Bình bị bắt ngày 6 tháng 5 năm 2008, và hai tháng sau bị buộc qua ‘tái huấn’ bằng lao động cưỡng bức. Trong khi bà Trương bị cầm tù, các linh canh khiến bà chịu đựng nhiều loại tra tấn tàn bạo. Bà Trương chống lại sự cầm tù bất hợp pháp của bà và được thả ra từ trại lao động cưỡng bức sau một năm.

Trong mười năm qua, bà Trương và gia đình cha mẹ bà thường bị bức hại bởi những người từ chính quyền thị xã Tam Thủy và sở cảnh sát địa phương. Thường thường, hơn một chục người và nhiều chiếc xe xuất hiện mỗi lần.

Vào khoảng 8:00 giờ tối ngày 23 tháng 12 năm 2001, khi bà Trương đang làm việc tại hồ chứa nước, các viên chức cảnh sát Lưu Quang Kiện, Lưu Quang Dũng, Khanh Tam Gia, Liêu Tiên Dũng, Hoàng Dũng, và những người khác từ sở cảnh sát thị xã Tam Thủy thình lình xuất hiện và lục soát văn phòng của bà Trương mà không đưa ra giấy tờ cá nhân hoặc tài liệu gì. Chúng thậm chí còn hăm dọa chủ tịch của Hãng và nói rằng, “Tại sao ông dám thuê một học viên Pháp Luân Công làm việc cho ông? Chắc ông không muốn giữ cái xưởng của ông phải không?” Sau đó chúng đi đến nhà bà Trương, tịch thu các sách Đại Pháp của bà, và mang bà đến sở cảnh sát Tam Thủy, tại đây bà bị tra tấn trong hai ngày. Bà Trương được thả ra, nhưng bà bị mất việc làm.

Trong lễ hội Hội Mùa Xuân năm 2002, bà Trương và một học viên khác bị bắt và bị mang đến sở cảnh sát. Bà bị còng hai tay với hai cánh tay ôm vòng một cái cây lớn trong hơn 24 giờ đồng hồ. Điều này xảy ra ngày 9 tháng 2 năm 2002, ngay hai ngày trước Tết Nguyên Đán.

Năm 2008, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gia tăng sự bức hại các học viên vì Thế Vận Hội Bắc Kinh. Vào sáng ngày 6 tháng 5 năm 2008, Vương Dũng, giám đốc của Sở Lực lượng Vũ trang tại thị xã Tam Thủy, dẫn các viên chức cảnh sát Khanh Tam Gia, Trần Toàn Vĩ, Đường Bân Bân, Lưu Quang Dũng, Lưu Quang Kiện và những người khác, từ Sở Cảnh sát Đội an ninh quốc gia, đến nhà bà Trương để lại tịch thu bất hợp pháp các tài sản của bà. Chúng cũng lấy đi các sách Đại Pháp của bà và các tài liệu liên quan, điện thoại của bà, một máy truyền hình màu, một xe máy dầu, một xe đạp, hơn 200 tệ tiền mặt, và các đồ vật khác. Chúng cũng đập nát tất cả các cánh cửa sổ và cửa chính của bà, cũng như cánh cửa của người hàng xóm của bà.

Sau này bà Trương bị mang đến nhà tù của thành phố Nghiễm Hán, tại đây bà phản đối sự giam cầm bất hợp pháp của bà bằng cách từ chối không ký tên vào một tài liệu của trại lao động cưỡng bức. Ngày 31 tháng 9 năm 2008, bà bị chuyển đến trại lao động cưỡng bức nữ nổi tiếng Nam Mộc Tự, tại thành phố Tư Trung, tỉnh Tứ Xuyên.

Nơi trại lao động cưỡng bức này, các học viên bị áp lực để ‘chuyển hóa’. Họ bị cấm không được dùng nhà vệ sinh, không được phép ngủ hoặc nói chuyện, phải đứng đối mặt với một tấm vách tường trong thời gian lâu, và ngồi trên một chiếc ghế nhỏ không động đậy trong thời gian lâu. Họ không được cho nước và khi có người hỏi nước, người đó phải nộp đơn cho đó bằng cách viết một tờ báo cáo tự nhục mạ mình, hoặc bị đánh tàn bạo.

Khi các học viên mới đến trại lao động, một số thuốc không rõ xuất xứ được bỏ vào thức ăn của họ, khiến cho phần đông họ bị tao bón nặng nề, các nữ học viên bị ngưng kinh nguyệt, và chân của họ bị sưng. Vì bà Trương chống lại sự bức hại, bà bị nhốt trong phòng giam biệt lập, và hai tù nhân xì ke được chỉ định để uy hiếp bà. Trong vòng một vài ngày bà bị đánh cho đến khi bà bị nội thương, bị chấn thương, ngoại thương, và cơ thể của bà đầy những vết cắt và bầm. Ngón chân cái và ngón chân chỏ trên bàn chân phải của bà bị tra tấn đến méo mó. Dù bà không thể ngồi xổm, bà vẫn bị buộc ngồi xổm và không thể đứng dậy sau đó. Trong đêm, bà Trương không thể ngủ vì khi bà cố nằm xuống thì nó gây cho bà sự đau đớn không cùng. Sau một hai giờ, bà ngủ được trong một chút, nhưng các tù nhân tà ác đánh thức bà dậy. Sau đó bà lại trải qua một giai đoạn thời gian khác đau đớn vô cùng.

Ngày 5 tháng 8 năm 2008, bà Trương cảm thấy bà không thể chịu nổi các sự tra tấn nữa. Bà nghĩ về điều đó rất nhiều và sau đó tăng gia đức tin của bà nơi Đại Pháp, và như vậy cảm thấy bình an hơn.

Trong thời gian khi bà Trương bị tra tấn, bà không bao giờ hợp tác với các viên chức nhà tù. Bà không trả lời các câu hỏi của chúng, và chúng không thể tìm một lời nào để dùng làm lý do để bức hại các học viên hơn nữa. Sau 22 ngày bị tra tấn, tình trạng của bà Trương rất yếu kém. Cảnh sát tạm thời ngưng tra tấn bà và nhốt bà cùng với một học viên khác. Sau này chúng cố buộc bà làm việc cho trại, và bà nói với các học viên khác, “Chúng ta không nên làm việc cho nhà tù, chúng ta không nên hợp tác với những kẻ tà ác và không nên làm bất cứ điều gì để đóng góp cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.” Vì thế, bất chấp hình thức quấy rối nào mà cảnh sát làm với bà, như là đánh đập, chửi mắng, không cho dùng nhà vệ sinh, v.v. Bà vẫn kiên định. Một lần có người đánh bà và bà la lớn lên, “Đánh người là vi phạm luật pháp!” Cuối cùng, cảnh sát không còn biết đối xử với bà thế nào.

Bà Trương từ chối từ bỏ môn tập Pháp Luân Công và từ chối làm việc. Các viên chức nhà tù hăm dọa bà gia tăng thời gian giam cầm của bà (thêm 13 ngày mỗi tháng) và những cách khác. Nhưng bà không bị ảnh hưởng và ngồi xếp bằng đả tọa để thiền định và đọc thuộc lòng những bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp.

Ngày 7 tháng 10 năm 2008, gia đình bà Trương và một số bạn học viên đi đến thăm bà và mang cho bà một số áo quần và tiền mặt, nhưng các lính canh không cho phép họ gặp mặt bà. Ngày hôm sau, một viên chức nói chuyện với bà và muốn dùng tình cảm đối với các thân nhân và một số những điều lợi lộc để cho bà đồng ý từ bỏ Pháp Luân Công. Trong khi nói chuyện về Thế Vận Hội Bắc Kinh, viên chức cảnh sát nói rằng sự thành công của Thế Vận Hội cho thấy sức mạnh của Trung Quốc, v.v. Bà Trương trả lời, “Thời kỳ Thế Vận Hội này là một sự tủi nhục cho lịch sử Thế Vận Hội. Tôi là một nạn nhân của nó.” Viên chức hỏi bà, “Vậy bà muốn gì?” Bà Trương trả lời, “Pháp Luân Công đã bị đàn áp từ chín năm nay, Pháp Luân Công không có làm điều gì sai. Các học viên không có làm điều gì sai. Tất cả họ phải được thả ra vô điều kiện.” Viên chức nói, “Không thể nào. Đó phải là quyết định của hội đồng trung ương của ĐCSTQ.” Từ đó, không có viên chức nào bén mảng đến nói chuyện với bà Trương.

Vào sáng ngày 9 tháng 4 năm 2009, bốn giám đốc nhà tù, Nhâm Phong Minh, Bạch Lộ, Cận Ái Quân và Phó Cầm, ra lệnh cho tù xì ke Trần Duy ép bà Trương ký tên và in dấu tay vào bản thả bà ra, nhưng bà từ chối. Các giám đốc sau đó ra lệnh cho thêm bốn tù nhân ép buộc bà làm điều đó, nhưng chúng thất bại. Các tù nhân sau này bắt đầu đánh đập bà Trương một cách tàn bạo, và chúng chụp lấy ngón cái của bà và ép lấy dấu tay của bà. Bà Trương nói với họ với sức mạnh của công lý, “Đây là điều mà ĐCSTQ làm, chúng xử dụng tất cả chư vị để làm điều xấu.” Với điều đó, bà nhận chịu càng nhiều tra tấn tàn bạo hơn. Các tù nhân cả tuyên bố là bà Trương tự ý lăn dấu tay.

Chiều ngày 19 tháng 5 năm 2009, bà Trương không có ký tên một tài liệu nào cả và đường đường chính chính rời trại lao động cưỡng bức nữ Nam Mộc Tự. Trên đường về nhà, bà Trương được cho biết là cha của bà đã chết do vì sự bức hại dài hạn của cảnh sát. Ông đã qua đời vào ngày 20 tháng 3 năm 2009. Anh của bà đã gọi và yêu cầu các viên chức tại trại lao động cưỡng bức thả bà ra, nhưng chúng cả không cho bà biết tin về cái chết của cha bà.

Sau khi bà Trương Đức Bình được thả ra từ trại, bà trở thành vô gia cư. Bà đi đến Sở cảnh sát Tam Thủy để đòi hỏi trả lại các đồ vật của bà, mà chúng đã tịch thu trong lúc lục soát nhà bà. Sở không trả lại gì cả, và cả kêu bà phải báo cáo hằng tháng, và nộp một đơn xin phép mỗi khi bà muốn rời thành phố. Chúng cũng tịch thu chứng minh thư của bà, nên bà Trương phải sống một đời sống lang thang.

Những kẻ bức hại:

Sở cảnh sát thị xã Tam Thủy (Điện thoại: 86-838-5850002)
Giám đốc Tằng Học Quân và Hứa Ý
Viên chức cảnh sát: Lưu Quang Dũng, Lưu Quang Kiện, Vương Minh Cường, Đường Bân Bân, La Vân Hoàng, Trần Dư Vĩ.

Thị xã Tam Thủy, thành phố Nghiễm Hán:
Nhâm Kiến Bình, phó giám đốc thị ủy.
Vương Dũng, giám đốc của Sở Lực lượng vũ trang của thị xã Tam Thủy.

Trại lao động cưỡng bức nữ Nam Mộc Tự: Giám đốc: Trương Tiểu Anh, Nhâm Phong Minh, Giang Nam, Đoạn Viện Viện, Phó Mỹ Cầm, Ngao Tinh Tinh, Dương Dực Cảnh, Trần Hoa, Dương Sa, La Xuân Hoa, Bạch Lộ, Tương Lệ, Lưu Lan, Thương Tĩnh.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/23/206895.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/3/110543.html
Đăng ngày: 13-12-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share