Tên: Khương Quốc Ba
Giới tính: Nam
Tuổi: 46
Địa chỉ: Chưa rõ
Nghề nghiệp: Viên chức Ủy ban luật pháp và chính trị thành phố Duy Phường
Ngày bị bắt gần đây nhất: 27 tháng 2 năm 2009
Nơi bị giam gần đây nhất: Trung tâm giam giữ Trường Lạc
Thành phố: Duy Phường
Tỉnh: Sơn Đông
Hình thức bức hại: Giam giữ, hành hạ thân thể, đánh đập, bức thực, dùng thuốc lạ, thẩm vấn, tra tấn, tống tiền, bị giám sát, tẩy não, lục soát nhà
Người bức hại: Hoàng Duy Liên, Sở trưởng Sở cảnh sát thành phố Duy Phường

[MINH HUỆ 10 – 11 – 2009] Ông Khương Quốc Ba đã bị bắt bất hợp pháp tại nơi làm việc tạm thời vào buổi sáng ngày 27 tháng 2 năm 2009. Các nhân viên cảnh sát đã trùm đầu ông bằng một cái túi đen và khiêng ông vào xe cảnh sát. Ông bị giữ tại Trung tâm giam giữ Trường Lạc suốt kể từ đó.

Trong suốt những tháng kể từ khi lần bị giam giữ gần đây nhất, ông Khương đã liên tục bị tra tấn dã man. Suốt những đêm đông giá lạnh, ông bị bắt phải đứng bên ngoài cả đêm dài chỉ được mặc quần áo mỏng cho đến khi bị bất tỉnh vì hạ thân nhiệt. Vào những ngày hè oi bức, ông bị buộc phải ở trong khu đất trống ở trung tâm giam giữ mà không có bóng mát và bị mất nước, gần như là chết. Ông bị trói vào giường chết với cả chân tay bị xích lại cho đến khi ói ra máu và mạng sống của ông bị đe dọa.

Trong khoảng thời gian ngắn này, ông Khương, người từng rất trẻ và đẹp trai, bây giờ trông như một ông lão 70 tuổi với mái tóc xám và một cơ thể tiều tụy.

Ông sinh vào tháng 3 năm 1963 và từng là một viên chức cấp phó huyện của Ủy ban luật pháp và chính trị thành phố Duy Phường của Đảng Cộng sản. Ông bắt đầu tập Pháp Luân Công vào tháng 6 năm 1995 và đạt được lợi ích về thể chất và tinh thần. Ông đã thoát khỏi căn bệnh khó chữa ở cả gan và thận, vốn đã làm ông dễ bị mệt và rất yếu.

Bất chấp vị trí cao của ông trong Đảng Cộng sản, người viên chức đáng kính này đã không ngừng bị bức hại. Hơn 10 năm qua, ông bị bắt 13 lần và bị lao động cưỡng bức 3 lần. Ông bị sa thải và bị tống tiền 12.000 nhân dân tệ. Bây giờ ông đang phải đối mặt với nguy cơ bị kết án tù.

Ông Khương Quốc Ba đã bị ngược đãi hơn 10 năm

Tháng 10 năm 2000, ông Khương đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Trong lần đi thứ năm, ông bị bắt và bị gửi trở lại thành phố Duy Phường. Ông bị giữ tại Trung tâm giam giữ địa phương đến cuối tháng 11. Ông bị kết án 3 năm lao động cưỡng bức và bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Trường Lạc thành phố Duy Phường. Tôn Khuê Trân, trưởng Phòng 610 Sở cảnh sát quận Khuê Văn, chịu trách nhiệm trường hợp của ông.

Ông Khương đã chịu sự tra tấn vô nhân đạo tại trại lao động cưỡng bức. Những nhân viên sau đây tại trại lao động đã tham gia ngược đãi ông: Từ Lập Hoa, trại trưởng trại lao động; Châu Cẩm Điền, phó trại lao động; Lữ Nhất Ba, trưởng Ban quản giáo; Đinh Quế Hoa, trưởng khu số 2; Chu Vĩ Nhạc, phó khu số 2; và Lưu Kiến Quang, trưởng đội số 1. Những nhân viên này đã xúi giục những tù nhân, bao gồm Triệu Đức Xương và Thượng Kiến Vĩ, để tra tấn dã man ông Khương. Một lần các tù nhân dậm mạnh hai đầu gối ông lại với nhau, làm cho đầu gối bên phải của ông bị sưng hơn sáu tháng. Trong suốt thời kỳ lạnh nhất của mùa đông, Triệu Đức Xương và các tù nhân khác đã lột quần áo ông ra và liên tục nhấn ông vào một bồn tắm đầy nước đá lạnh, cho đến khi hai mắt ông gần như lòi ra khỏi hốc mắt. Ông Khương đã bị tra tấn kiểu này 10 lần. Một lần, ông ngất đi sau khi bị tra tấn theo cách này hơn 10 phút. Lúc tỉnh lại, ông trần truồng và đang nằm trên sàn của một nhà kho. Ông nghe ai đó bên ngoài nói rằng, “Đừng để lại bất kỳ vết thương nào trên cơ thể của ông ta

Cơ thể ông Khương đã lâm vào trạng thái hiểm nguy sau khi chịu sự tra tấn vô nhân đạo trong trại lao động. Ông được ra ngoài để điều trị ngày 24 tháng 12 năm 2000. Tuy nhiên, ông đã bị đưa trở lại trại lao động cưỡng bức ngày 29 tháng 3 năm 2001. Ông không được ngủ cả ngày lẫn đêm và bị tẩy não. Tháng 9 năm 2001, sức khỏe của ông lại trở nên rất yếu. Gia đình ông đã bị tống tiền 5000 nhân dân tệ, và họ buộc phải ký giấy bảo đảm trước khi có thể đưa ông Khương về nhà để chữa trị. Trước khi ông hồi phục hoàn toàn, cảnh sát một lần lại đến nhà ông với ý định bắt lại ông. Ông Khương đã tự trốn thoát, và, hơn 4 năm ông đi từ nơi này đến nơi khác để tránh bị bắt.

Khoảng 5 giờ chiều ngày 3 tháng 4 năm 2005, khi ông Khương đang sửa một chiếc xe máy, ông bị phát hiện bởi một đặc vụ ở Cục An ninh Quốc gia Duy Phường. Sau khi đặc vụ Vương Hiểu Phong xác nhận danh tính của ông, hơn 10 đặc vụ đã bao vây ông. Ông bị đẩy xuống đất và bị đánh đập trước khi bị còng tay ra sau lưng và bị đẩy vào xe cảnh sát. Ông bị đưa đến Trung tâm giam giữ quận Hàn Đình. Sau khi từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào, ông bị xích vào một dụng cụ tra tấn gọi là “thập tự giá” ở tiền sảnh.

“Thập tự giá” được làm bằng ba tấm ván gỗ, một ở vị trí thẳng đứng và hai đặt nằm ngang. Các tấm gỗ rộng 10 cm, dài 180cm, và dày 3cm. Mỗi thanh ngang thì đóng vào đầu thanh dọc. Bởi vì những thanh ngang đặt trên đầu thanh dọc, chúng nhô ra và gây nên đau đớn tột cùng cho lưng của người bị trói vào “thập tự giá”.

Tứ chi ông Khương bị trói chặt vào bốn cái vòng kim loại trên “thập tự giá”, chặt đến nỗi ông không thể di chuyển hay vặn vẹo. Ông bắt đầu tuyệt thực để phản đối sự tra tấn vô nhân đạo. Mười hay nhiều ngày hơn sau đó, ông bị còng tay và bị xích lại, 6 cai tù và 2 tù nhân tống ông đến Bệnh viện nhân dân Hàn Đình. Ở đây, một cái ống được đưa vào mũi ông để ép ông ăn. Trong hoàn cảnh này, bức thực không phải để kéo dài mạng sống mà là cách tra tấn khác.

Ông tiếp tục bị trói vào “thập tự giá” trong khoảng thời gian tuyệt thực. Trong 20 ngày đêm không kể 30 ngày bị giam giữ, ông vẫn bị trói vào “thập tự giá”. Nếu ông cần đi vệ sinh, bốn tù nhân nhận lệnh đưa “thập tự giá” ra sân, và ông sẽ phải tự tiểu tiện trong khi bị trói trên thập tự giá. Chỉ khi cần đi đại tiện thì ông mới tạm thời được cởi trói.

Suốt 10 ngày cuối ở trung tâm giam giữ, ông Khương thường xuyên bị hôn mê hoặc đờ đẫn. Trong 2 ngày, ông hoàn toàn mất đi thị lực bên mắt phải vì nó bị sưng. Ông bị sụt cân thảm hại, từ hơn 85kg xuống còn khoảng 50kg. Cột sống ông bị thương vì những thanh ngang trên “thập tự giá”, làm ông không thể duỗi thẳng lưng hơn 4 tháng. Da trên mắt cá chân bị mòn đi và chảy máu vì các vòng kim loại trên “thập tự giá”. Đến hôm nay ông vẫn còn những vết sẹo.

Sáng ngày 2 tháng 11 năm 2005, bốn đặc vụ từ nhóm “trường hợp đặc biệt” đã đến trung tâm giam giữ. Họ còng tay ông và đưa ông đến Trại lao động cưỡng bức Duy Phường.

Ông Khương tiếp tục tuyệt thực trong trại lao động cưỡng bức. Khoảng 1 tháng sau khi bị giam giữ trong trại lao động, một loại thuốc lạ đã trộn vào trong thức ăn được dùng để bức thực ông, làm cho ông bị chóng mặt và quay cuồng. Ông không thể ngủ cả đêm và vẫn thấy chóng mặt vào sáng hôm sau. Ông phản ánh với bác sĩ trong trại lao động về việc này, nhưng họ vẫn tiếp tục trộn thuốc vào thức ăn. Thuốc làm cho ông bị chóng mặt đến nỗi thỉnh thoảng ông không thể đứng lên hoặc ngồi xuống. Ông sợ nhắm mắt lại bởi vì ông sẽ cảm thấy như thể bầu trời và trái đất quay vòng vòng. Một lần ông bị chóng mặt đến nỗi bị ngất xỉu trong khi đang tiểu tiện. Ông thường xuyên bị ói và những thứ ông ói ra có màu vàng, xanh, đen, v.v

Suốt kỳ lễ tết cổ truyền của Trung Quốc năm 2006, ông bị bức thực nhiều thuốc hơn bình thường. Trong đêm Trừ tịch, sau khi bị bức thực, ông cảm thấy chóng mặt cực độ và đã ói 5 lần.

Trong 4 tháng ở trại lao động, ông Khương đã bị ép ăn tất cả các loại thuốc lạ. Một số đã ảnh hưởng não của ông, làm ông bị chóng mặt và gây nên cơn đau đầu. Những loại khác tổn hại khác lên gan, lá lách, và thận, làm những bộ phận này sưng lên và gây cho ông đau đớn cực độ quanh vùng gan. Vài loại thuốc làm tim ông đập nhanh bất bình thường, gây cơn đau ngực và khó thở. Những loại khác làm dạ dày đau đớn vô cùng. Một vài loại làm răng ông rơi rụng ra ngoài. Loại nguy hiểm nhất làm ông mất sức khỏe. Ông cảm thấy yếu và đứng không vững trên đôi chân của mình. Cả tay chân như tê liệt đi, tất cả không có sức lực. Ông cũng trải qua các triệu chứng khác, bao gồm đột nhiên đổ mồ hôi nhiều, cảm thấy rất lạnh, toàn thân ngứa không chịu được, sốt cao, đau nhức ở cơ bắp và khớp xương, tiêu chảy, mất khả năng tiểu tiện và đại tiện, v.v. Những triệu chứng này chỉ là những điều mà ông có thể xác định. Sau đó những loại thuốc lạ bị nghiền thành bột và trộn vào nước nóng hoặc vào những thứ chất khác để ông không biết khi bức thực ông.

Thuốc mà làm cho ông không tiểu tiện được thì rất mạnh. Ông Khương bị buộc dùng thuốc đó liên tục và gia tăng liều lượng sau dịp tết. Mục đích của họ là làm ông Trương ngưng tuyệt thực hoặc chết vì không thể tiểu tiện.

Bên cạnh việc bị ép ăn với thuốc, ông Khương còn phải ăn số lượng lớn muối và nước tiêu nóng nhiều lần vào khoảng tháng 12 năm 2005. Một lần sau khi ăn vào buổi trưa, ông đã nôn vào túi rác vào buổi tối. Nhiều muối đã được đưa vào thức ăn đến nỗi sáng hôm sau ông thấy rõ ràng lượng muối ở trên giấy thải trong túi rác.

Sau hơn 4 tháng trong trại lao động cưỡng bức, sức khỏe ông Khương đã xấu đi nhanh chóng đến nỗi ông được đưa đến bệnh viện sáu lần để kiểm tra sức khỏe. Mỗi lần nhịp tim của ông đều ở 110 và thậm chí cao hơn 120. Tình trạng của ông rất là nghiêm trọng.

Giữa tháng 12 năm 2005, sau khi bị bức thực với những thuốc lạ trong thức ăn, ông Khương bị đau dạ dày cực độ. Ông ra mồ hôi rất nhiều và rất khó chịu ở tim. Khoảng 11 giờ tối, tình trạng ông Khương trở nên báo động, cai ngục chịu trách nhiệm gọi Chu An Lạc (nam, 44 tuổi,trưởng Ban quản giáo của Trại lao động cưỡng bức Trường Lạc) và bác sĩ của trại lao động, Lưu, đi đến phòng biệt giam để xem ông. Ông Khương bảo họ rằng ông đã biết những loại thuốc lạ thêm vào thức ăn của ông, đặc biệt có một loại làm đau tim. Chu An Lạc liên tục chối bỏ điều này, nói rằng không có thuốc thêm vào ảnh hưởng đến tim. Trong khi cố gắng che dấu những gì đã làm, ông ta đã vô tình tiết lộ ra một điều mà không được phép nói. Ông ta đã nói: “Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng không có thuốc nào đưa cho ông mà ảnh hưởng đến tim, bởi vì bác sĩ luôn cho tôi biết loại thuốc nào mà anh ta sẽ dùng trước khi cho ông ăn. Gần đây, họ đã không bảo với tôi là họ sẽ sử dụng loại thuốc như vậy”. Ông ta đột nhiên nhận ra mình đang nói gì và dừng lại. Ông ta nhanh chóng quay đi và rời khỏi phòng. Bác sĩ Lưu đi theo và rời đi mà không nói một lời nào.

Tháng 3 năm 2006, ông Khương đã ở trong tình trạng cực xấu đến nỗi chính quyền nhà tù cho ông được bảo lãnh ra ngoài để chữa trị. Thông qua tập luyện các công pháp, ông đã hồi phục. Ông yêu cầu được làm việc tại đơn vị cũ, một bộ phận công chứng. Ban đầu, Tống, lãnh đạo cơ quan làm việc của ông, trả lời, “Anh có thể trở lại làm việc sau khi hết hạn lao động cưỡng bức.” Tuy nhiên, sau khi hết hạn lao động cưỡng bức, ông yêu cầu lần nữa và được bảo rằng các nhân viên sở tư pháp sẽ không cho ông trở lại làm việc. Ông đi đến sở và được nói rằng Phòng 610 đã thông báo rằng yêu cầu của ông đã bị từ chối. Ông Khương phải tự nuôi sống mình, vì thế ông đã làm việc như một nhân viên thời vụ tại các nơi khác nhau để kiếm sống qua ngày.

Tuy nhiên, sáng ngày 27 tháng 2 năm 2009, ông lại bị bắt tại nơi ông đang làm việc.Thông qua một nguồn tin nội bộ, sau khi ông Khương bị bắt, ngay lập tức bị chuyển đến Bệnh viện nhân dân Trường Lạc để kiểm tra. Ông bị chẩn đoán rất gắt gao, nhiễm viêm gan B, khả năng truyền nhiễm rất cao. Tuy vậy, ông vẫn bị gửi đến trung tâm giam giữ. Các cai ngục mang găng tay không tái sử dụng được và xịt thuốc tẩy trước khi lột bỏ quần áo, giày dép, quần dài và lôi ông vào xà lim giam giữ.

Những ngày tiếp theo, ông Khương cảm giác rằng mình đang ở trong một địa ngục tối tăm. Ông đã chịu sự tra tấn vô nhân đạo và những đau đớn không tưởng tượng nổi. Ông tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi. Các cai ngục đã gọi những tù nhân ác độc để trói ông vào một cái giường chết và tiến hành bức thực tàn bạo, làm ông bị nôn. Người ta nói rằng người nhà ông Khương đã thăm ông nhiều lần, nhưng chỉ khi có các cai ngục ở đó giám sát những gì họ nói, gây quấy nhiễu hơn nữa để làm tinh thần ông suy sụp. Một lần, các lính gác lột bỏ áo ấm của ông và bắt ông đứng ngoài xà lim chỉ với quần áo mỏng trên người. Bên ngoài lạnh thấu xương, và suốt đêm ông bị cóng đến nỗi ngất đi.

Ông Khương đã từ chối hợp tác với bầt kỳ cuộc thẩm vấn nào. Các cai ngục đã đẩy ông ra ngoài vùng đất trống vào những ngày hè. Sau đó ông bị mất nước gần như chết, ngay khi ông tỉnh lại thì họ lập tức thẩm vấn ông suốt đêm. Chúng cố gắng lấy “bằng chứng phạm tội” chống lại ông trong khi ông không được tỉnh táo. Ông Khương bị đưa trở lại xà lim và lại bị xích vào giường chết với tứ chi bị khóa vào những chiếc vòng sắt, cho đến khi ông ói ra máu và gần chết.

2009-11-9-sirenchuang--ss.jpg
Hình minh họa “giường chết”

(Ghi chú: “Giường chết’ trong Trung tâm giam giữ Duy Phường là một cái khung kim loại rộng 20cm với một tấm ván gỗ trên khung. Nó được thiết kế theo cách mà không có chỗ để cho phân hay nước tiểu thoát ra. Trần, đội trưởng khu số 1, đã cố tình ra chỉ thị cho các bác sĩ trại lao động – gồm có Khang, Chu, và Tiết – cho thuốc vào thức ăn bức thực để làm cho nạn nhân đi ngoài ngay lập tức. Trần sẽ la lên, “Cho hắn ta làm dơ quần của hắn đi”)

Hoàng Duy Liên, Sở trưởng Sở cảnh sát thành phố Duy Phường, bị cho rằng là người chịu trách nhiệm cho trường hợp của ông Khương. Qua một nguồn tin nội bộ, Hoàng Duy Liên nghi ngờ ông Khương đã viết một bài báo tố cáo tội ác của ông ta, và ông ta đã bắt ông Khương để trả thù. Ông ta muốn ông Khương phải chết trong nhà giam.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/10/212305.html
Bảnh tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/4/112818.html
Đăng ngày: 07 – 12 – 2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share