Theo thông tin từ tỉnh Sơn Đông

[MINH HUỆ 16-11-2009] Trại lao động cưỡng bức số một Tế Nam ở tỉnh Sơn Đông là địa ngục trên trái đất cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Những học viên kiên định vào Đại Pháp và từ chối hợp tác với các cai ngục đều bị giam nhiều lần tại các phòng biệt giam. Một trong những cách tra tấn thường xuyên nhất là ”Ngồi trên bàn”, là cách gây ra nhiều đau đớn nhưng lại không để lại bất cứ dấu vết của sự tra tấn nào trên cơ thể học viên.

Những học viên bị giam ở phòng biệt giam đều bị buộc phải ngồi trên một cái ghế nhỏ trong cả ngày. Họ phải ngồi thẳng với hai chân xếp cạnh nhau, ngồi thành một góc 90 độ với hai tay bị đặt trên đầu gối. Không một cử động nào được phép, hoặc cai ngục sẽ đánh họ. Họ bị cấm nhắm mắt, hoặc họ sẽ bị đánh. Nhiều ngày sau đó, phần hông của họ phủ đầy máu, có màu thâm đen. Điều đó thực sự đau đớn.

Các học viên thường xuyên không được ngủ hoặc chỉ được ngủ trong nửa tiếng, một tiếng, hoặc hai tiếng, đưa họ tới sự tuyệt vọng. Ngoài ra, cai ngục còn chỉ đạo các tù nhân lăng mạ các học viên để ép họ “chuyển hóa” và từ bỏ niềm tin.

1. Tháng 9 năm 2008, bà Bàng Vĩ Na, 42 tuổi, là một học viên đến từ Lai Tây, Thành phố Thanh Đảo, đã bị đưa từ Trại lao động cưỡng bức số hai Vương Thôn đến Trại lao động cưỡng bức số một Tế Nam và bị giam tại Khu số bốn. Các cai ngục Đại Tú Phong, Hàn Kiến Hoa đã chỉ đạo các tù nhân Mã Linh Linh, Tống Tú Tình, Lâm Thanh, và Vu đưa bà Bàng đến một phòng cô lập. Bà bị buộc phải ngồi trên một cái bàn và chỉ được ngủ hai tiếng hàng ngày. Họ cũng gây áp lực ép bà viết những bài viết về suy nghĩ của bà. Vào một ngày hè năm 2009, bà Bàng đã nói với một tù nhân cần nhớ rằng “Đại Pháp là tốt”, nhưng người tù nhân đó đã tố giác bà với cai ngục. Do đó, Phong Kiến Hoa đã nhốt bà trong phòng biệt giam. Bà phải lao động nặng nhọc và phải viết các bản sao về các điều lệ ở trại lao động. Một lần khi gia đình bà Bành gọi đến trại lao động, một cai ngục đã tống tiền họ và dọa rằng, “ Nếu ông không đưa chúng tôi tiền, chúng tôi sẽ kéo dài thời hạn giam của bà Bành

2. Bà Trì Phong Xuân, một học viên từ Huyện Trường Thanh, Thành phố Lâm Thanh, đã bị giam tại Khu số bốn. Bà khoảng 50 tuổi. Đại Tú Phong đã giam bà trong một phòng nhỏ và tra tấn bà. Bà chỉ được phép ngủ một tiếng và bị cấm đến nhà vệ sinh. Bà đã làm bẩn quần áo trong và không được phép đi giặt sạch. Bà được ăn một miếng bánh mì nhỏ nhưng không được đưa nước hoặc thức ăn khác.

3. Bà Tống Phượng Lan, một học viên từ Huyện Quan, đã bị giam tại Khu số bốn. Khi bà nói với một tù nhân hãy nhớ “Đại Pháp là tốt”, người đó đã tố giác bà với các cai ngục. Cai ngục Hàn Kiến Hoa đã giam bà tại một phòng biệt lập và ép bà phải ngồi trên một cái bàn. Bà không được phép ngủ và bị giam trong phòng biệt lập cho đến ngày 3 tháng 11 năm 2009. Bà được thả ra vào ngày hôm đó.

4. Bà Cao Phong Ngân, trên 50 tuổi, bị giam tại Khu số bốn. Cai ngục Trương Tuyết Bình đã lần thứ hai giam bà trong phòng biệt lập và buộc bà phải ngồi trên một cái bàn. Bà chỉ được ngủ nửa tiếng hàng ngày.

5. Bà Chu Lập Tân, một học viên từ Lai Tây, Thành phố Thanh Đảo, khoảng 40 tuổi, đã bị bắt trước Kỳ Thế Vận Hội 2008 và bị kết án một năm bảy tháng lao động cưỡng bức. Bà bị giam ở Khu số ba. Bà cũng bị giam tại phòng biệt giam và bị buộc phải ngồi trên một cái bàn trong thời gian dài. Bà hiện vẫn bị giam ở phòng biệt giam. Bà chỉ được ngủ khi các tù nhân giám sát bà đi ngủ.

6. Trương Thừa Lan, một học viên từ Quận Trường Thanh, Thành phố Tế Nam, bị giam ở Khu số bốn. Các cai ngục Đại Tú Phong, Hàn Kiến Hoa, Lý Lệ Quyên, và Trương Hoành đã cấm bà dùng nhà vệ sinh ,khiến bà Trương phải đi vệ sinh trên sàn nhà. Đại Tú Phong đã ra lệnh cho tù nhân Ngô Ngọc Hâm ấn đầu bà Trương xuống sàn và dùng tóc bà để lau sàn.

Họ cho rằng bà Trương đã đọc thầm các bài giảng của Sư Phụ và đã tát mạnh vào mặt bà hai lần, khiến cho miệng bà bị chảy máu.

7. Bà Chu Mẫn bị giam ở Khu số bốn. Đại Tú Phong đã không cho bà thức ăn và tuyên bố rằng Bà Chu đang tuyệt thực. Họ “ép-ăn” bà và không cho bà ngủ. Vào mùa đông, họ đã  lấy đi chăn mới mà bà Chu đã mua từ trại lao động, cũng như các quần áo có lót vải của bà. Họ ép các tù nhân đánh bà Chu và hét lên, “Ai mà giống như bà Chu đều bị kéo dài thời hạn tù”.

8. Bà Ngụy Thục Trân, một học viên từ Thành phố Cao Mật đã bị giam tại Khu số bốn. Đại Tú Phong và Hàn Kiến Hoa đã không cho phép bà đến nhà vệ sinh.

9. Học viên Lý Hoa, 43 tuổi, từ Thành phố Cao Mật đã bị giam tại Khu số bốn. Cai ngục Lý Lệ Quyên tra tấn bằng cách chỉ cho bà ngủ hai tiếng một ngày.

10. Học viên An Liên Ngọc, 44 tuổi, từ Thành phố Lâm Nghi đã bị kết án hai năm lao động cưỡng bức.

11. Bà Hàn Bảo Loan, 42 tuổi, bị giam tại Khu số bốn. Lý Lệ Quyên đã tra tấn bà và chỉ cho ba ngủ hai tiếng một ngày.

12. Bà Trần Hồng Huy bị giam tại Khu số bốn. Tù nhân Lâm Thanh đã đấm bà ở mọi chỗ khiến bà bị thâm tím. Lâm cũng ngăn không cho bà Trần nói chuyện đó với gia đình.

13. Cô Lưu Hồng, khoảng 30 tuổi, một học viên từ Lai Tây, Thành phố Thanh Đảo, đã bị kết án một năm rưỡi lao động cưỡng bức. Hai cô Lưu Hồng và Lý Tú Mai, một học viên khác từ Lai Tây, Thành phố Thanh Đảo đều bị giam tại Khu số hai. Họ bị ép phải lao động nặng nhọc từ 16 đến 17 giờ một ngày.

Một cai ngục tên là Vương Khôn đã ép các học viên làm việc từ 4 giờ sang đến 10 giờ đêm hàng ngày. Vương Khôn nói rằng, “Nếu các bà không hoàn thành 4,600 túi đựng điện thoại di động, các bà sẽ phải làm thêm giờ. Không có bữa ăn đêm sau khi ăn tối. Không được quay lại phòng tập thể nếu không làm xong việc.” Các học viên chỉ được giành nửa tiếng để ăn, nhưng bị ép làm việc ít nhất 16 đến 17 tiếng một ngày. Một lần họ cho nghỉ lúc 11 giờ 30 tối và sau đó đã đánh thức các học viên lúc 3 giờ 30 sáng.

Những cai ngục và tù nhân đã tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trại lao động cưỡng bức số một Tế Nam, Tỉnh Sơn Đông:

Cai ngục: Hàn Kiến Hoa, Đại Tú Phong, Trương Hoành, Lý Lệ Quyên, Vương Khôn, Trương Tuyết Bình.
Tù nhân: Mã Linh Linh, Tống Tú Tình, Lâm Thanh, Vu (họ), Ngô Ngọc Hâm


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/16/212702.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/1/112743.html
Đăng ngày 09-12-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share