Theo thông tin từ Tỉnh Liêu Ninh
[MINH HUỆ 28-11-2009] Theo các nhân chứng, vài sáng ngày 27 tháng 11 năm 2009, ông Vương Vĩnh Hàng, 36 tuổi, là luật sư ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đã bị đưa ra xét xử tại Tòa án Quận Sa Hà Khẩu Đại Liên và đã bị kết án ngay lập tức bảy năm tù vì đã biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công và việc “gây tổn thất cho việc thi hành luật pháp”.
Có khoảng 40 cảnh sát và bảo vệ đứng xung quanh tòa án.
Ông Vương trước đây làm việc tại công ty luật Can Quân Liêu Ninh. Từ năm 2007, ông đã giúp đỡ về mặt luật pháp cho các học viên Pháp Luân Công, những người đã bị giam bởi chính quyền bởi tập luyện Pháp Luân Công.
Tháng 5 năm 2008, vợ của ông Vương, bà Vu Hiểu Diễm là một học viên Pháp Luân Công, đã bị cảnh sát Thượng Hải giam giữ bất hợp pháp. Ông đã viết một thư ngỏ đến ĐCSTQ- người đứng đầu Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, thách thức tính hợp pháp của việc bức hại các học viên Pháp Luân Công trong thời gian dài và thúc giục chính quyền ngay lập tức sửa sai và trả tự do cho toàn bộ các học viên Pháp Luân Công, những người đã bị bắt giam bất hợp pháp.
Tháng 7 năm 2008, ông Vương đã công bố ở trên mạng một bài phân tích chi tiết về tính bất hợp pháp của Điều 300 – thường được sử dụng để bỏ tù các học viên Pháp Luân Công. Ông chỉ rõ rằng Điều 300 không đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của luật pháp quốc tế về tính minh bạch và đặc thù. Hơn nữa, về bản chất của nó là vô nghĩa vì nếu chỉ rèn luyện một tín ngưỡng hoặc tham gia một nhóm tôn giáo nào đó thì không thể gây cản trở công lý hoặc “phá hoại việc thi hành luật pháp”, như Điều 300 đưa ra.
Ông cũng gửi bài phân tích đó đến Viện Kiểm Soát và Tòa Án Nhân Dân tối cao, thúc giục họ sửa lỗi lầm để Điều 300 sẽ không còn được xử dụng để bức hại bất hợp pháp các công dân vô tội, những người tham gia tập luyện Pháp Luân Công.
Kết quả là, công ty luật đã ngừng hợp đồng với ông Vương, và chính quyền đã thu hồi bằng luật sư của ông.
Ngày 16 tháng 6 năm 2009, ông đã đại diện cho ông Tùng Nhật Húc, một học viên Pháp Luân Công bị giam giữ, ở tòa án và bào chữa sự vô tội của thân chủ ông. Điều này đã gây ra sự nổi giận của ĐCSTQ. Ngày 4 tháng 7 năm 209, có gần 20 cảnh sát mặc thường phục đã đột nhập vào nhà ông Vương, lục soát và bắt giam ông và vợ ông. Vợ ông đã được thả vào ngày hôm sau. Mẹ ông Vương, hơn 70 tuổi, cũng bị quấy nhiễu và bị đe dọa.
Theo những nguồn tin gần với vụ án, việc bắt giữ ông Vương được làm dưới sự chỉ đạo của Chu Vĩnh Khang, người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Lập pháp Trung ương, một cơ quan của chính phủ trực tiếp chỉ đạo các chính sách pháp luật và lập pháp.
Trong lúc bị giam riêng biệt, ông Vương đã bị đánh nhiều lần, khiến ông bị gãy xương ở mắt cá chân phải. Một trong hai chân của ông đã bị teo đi do kết quả của việc điều trị chậm trễ. Ngày 19 tháng 8 năm 2009, gần một tháng sau khi ông bị thương, ông Vương đã được đưa đến bệnh viện để phẫu thuật. Ông bị đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát an ninh quốc gia trong lúc ông ở bệnh viện. Vợ ông đã yêu cầu được đến thăm ông nhưng đã bị từ chối.
Gia đình ông Vương đã thuê hai luật sư để đại diện cho ông, nhưng chính quyền đã ngăn không cho họ gặp ông Vương, nói rằng trường hợp của ông Vương liên quan đến bí mật quốc gia. Chính quyền cũng cố gắng ngăn cản các luật sư tham gia buổi tố tụng tại tòa, nhưng các luật sư đã vẫn nhất định có mặt tại phiên tòa.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/28/213468.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/5/112854.html
Đăng ngày 08-12-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản