Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi tại Úc

[MINH HUỆ 19-02-2019] Tôi là một đệ tử Đại Pháp. Năm nay tôi 16 tuổi. Tôi sinh ra ở Perth, miền Tây nước Úc. Mặc dù gia đình tôi sống trong xã hội phương Tây, nhưng ngay từ nhỏ bố mẹ đã cho chị em tôi học tiếng Trung. Cha mẹ thường đọc thơ Hồng Ngâm cho chúng tôi nghe. Cả gia đình tôi thường cùng đọc sách Chuyển Pháp Luân và tập bài công pháp thiền định khi chúng tôi lên 4 hoặc 5 tuổi.

Tuy nhiên khi học đến trung học, tôi đã bỏ dở việc tu luyện. Đến năm lớp tám, khi nghe nói tôi không còn tiếp tục tu luyện, bà tôi thường xuyên gọi điện trong thời gian tôi được nghỉ học để nhắc nhở tôi thực hành theo các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp. Mẹ cũng mua cho tôi một cuốn Chuyển Pháp Luân phiên bản tiếng Anh để giúp tôi quay trở lại con đường tu luyện.

Vốn dĩ từ nhỏ tôi đã học hành chậm tiến. Khi cả nhà tôi tham gia học Pháp nhóm, bố và chị gái tôi học cùng người lớn, còn mẹ sẽ học cùng tôi. Với tôi, trước đây đọc sách Chuyển Pháp Luân chủ yếu chỉ là để học tiếng Trung. Tôi chưa từng nghĩ về ý nghĩa nội hàm của cuốn sách. Tôi rất lười hỏi cha mẹ về nghĩa của những từ mới. Vì vậy, có thể nói là tôi chưa thực sự học Pháp. Sau khi đọc sách bằng tiếng Anh, nhận thức của tôi tăng lên đáng kể. Tôi đọc cả cuốn sách mà không phải quan tâm đến từng chữ. Thật ngạc nhiên, sau khi đọc xong Chuyển Pháp Luân phiên bản tiếng Anh, chuyển sang phiên bản tiếng Trung thì tôi thấy dễ hiểu hơn rất nhiều.

Trong thời gian nghỉ học, tôi thường đi đến trung tâm thành phố để nói với mọi người về Đại Pháp. Thời gian đầu, bố cùng tôi đi tàu đến đó. Nhưng một thời gian sau, ông chỉ cho tôi đường đến ga tàu điện, và để tôi tự đi một mình. Tôi có mặt cả ngày tại điểm phát tài liệu, sau đó tự mình về nhà. Tôi cũng làm việc này vào ngày cuối tuần. Trong quá trình phát tài liệu giảng chân tướng Đại Pháp, tôi đã trải qua cả cả niềm vui lẫn nỗi buồn. Chân tôi bị đau do đứng quá lâu. Điều đó khiến tôi cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, mỗi lần tôi nói với ai đó chân tướng về Đại Pháp và phát cho họ tờ rơi hoặc cuốn sách nhỏ, tôi cảm thấy mình khỏe ra và lại tiếp tục công việc đó.

Trước đây, tôi thường tự cảm thấy lúng túng khi nói về Đại Pháp với những người xung quanh. Tuy nhiên, những người quen biết chúng ta lại là những người có quan hệ nghiệp lực luân báo với chúng ta. Họ đang chờ đợi được chúng ta nói cho họ biết chân tướng. Giờ đây, tôi thấy mình có thể nói chuyện với bất cứ ai về Đại Pháp. Tôi tận dụng tất cả các cơ hội để cho họ biết về cuộc bức hại, cũng như vẻ đẹp và lợi ích của môn tu luyện chân chính này.

Tôi thường học Pháp và đọc các bài chia sẻ trên trang web Minh Huệ khi ở trường. Chính điều này đã giúp tôi tăng cường chính niệm và dạy tôi cách giải quyết mâu thuẫn tốt hơn. Tôi thường mất 15 phút đi từ trường về nhà. Vì vậy, tôi thường dành thời gian này để suy ngẫm về cách tôi đã hành xử ở trường ngày hôm đó, liệu tôi có tuân theo các Pháp lý khi giải quyết các vấn đề hay không. Đồng thời tôi sẽ phải làm thế nào để ngày càng tinh tấn hơn.

Tuy vậy, tôi thấy mình vẫn thường có tâm tật đố .

Sư phụ giảng:

“Vấn đề tâm tật đố rất nghiêm trọng, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề chúng ta có thể tu viên mãn được hay không. Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược”. (Chuyển Pháp Luân)

Con xin cảm tạ Sư tôn đã ban cho con rất nhiều cơ hội để trừ bỏ tâm tật đố. Chủng tâm này có biểu hiện tại rất nhiều phương diện. Nó thường xuất hiện trong mối quan hệ giữa tôi và bạn bè. Chẳng hạn khi những người bạn của tôi thân thiết với bạn có điểm số cao hơn tôi, tôi đều cảm thấy không vui. Đôi khi, tâm tật đố của tôi mạnh đến mức tôi không có chút từ bi nào. Tôi thấy khó chịu và không biết làm thế nào để thoát khỏi cảm xúc đó. Tôi biết tôi cần học Pháp nhiều hơn và hướng nội tìm ra thiếu sót của mình. Tật đố không phải là con người thật của tôi. Tôi cần kiên quyết không thừa nhận nó. Trong khi đó, tôi cũng cần phải trừ bỏ nhiều chấp trước khác.

Sư phụ giảng:

“Những người tu luyện chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được”. (Chuyển Pháp Luân)

Tôi không nên có suy nghĩ ôm giữa những thứ cho rằng là của mình, bởi vì đơn giản điều đó không cần thiết. Nếu thứ nào đó thực sự là của mình thì sẽ không mất. Nếu thứ đó không thuộc về mình, thì tôi không nên tranh giành. Khi nhận ra điều này, tâm tôi thật bình thản, thư thái và thoải mái.

Những khi tu luyện tinh tấn, tôi có thể cảm nhận được nhiều thay đổi về tinh thần và thể chất. Sức khỏe của tôi đã tốt hơn rất nhiều. Tôi cũng ngộ ra được rất nhiều Pháp lý. Trí huệ cũng ngày càng khai sáng hơn. Tôi nhận ra một khoảng cách lớn giữa người thường và các học viên. Ở trường chẳng hạn, nếu giáo viên cho tôi điểm quá cao do nhầm lẫn, tôi sẽ để họ biết sự nhầm lẫn này. Bạn bè cho rằng tôi thật ngốc và hỏi tại sao tôi lại làm một việc ngớ ngẩn như vậy. Tôi hỏi lại họ: Nói dối ư? Liệu đáp án quan trọng hơn hay điểm số quan trọng hơn?

Có lần, tôi được điểm cao nhất ở môn toán, nhưng tôi thấy giáo viên đã cho tôi thêm điểm. Tôi trình bày với giáo viên để điều chỉnh lại điểm đưa tôi xuống vị trí thứ hai trong lớp. Thấy tôi làm vậy, bạn học sinh lúc đầu có điểm môn toán đứng thứ hai đã nói với giáo viên là điểm của bạn ấy cũng bị tính sai, vì vậy điểm số của tôi vẫn đứng đầu. Sau đó, tôi đã nói với các bạn cùng lớp rằng nếu một người làm nhiều việc thiện thì sẽ được nhận phúc báo.

Mâu thuẫn thường xảy đến giữa tôi và bạn bè. Nhiều khi, tôi cảm thấy mình bị bắt nạt và thỉnh thoảng thấy mình có lỗi. Có những lúc bị bạn bè xúc phạm, tôi không còn nhớ mình là một học viên và mất bình tĩnh. Tôi nhận ra đây là cơ hội Sư phụ ban cho tôi để đề cao tâm tính. Ngay cả khi đã biết vậy, nhưng tôi vẫn cảm thấy buồn. Vì vậy, tôi phát chính niệm để buông bỏ những suy nghĩ này.

Khi tạo cho mình thói quen hướng nội, tôi nhận ra được rất nhiều điều. Đầu tiên, những vấn đề xảy đến là khổ nạn để tôi đề cao tâm tính và trừ bỏ nghiệp lực. Thứ hai, tôi nhận ra mình chấp trước vào việc chứng thực bản thân khi tôi phát hiện ra thiếu sót của mình. Thứ ba, tôi là một học viên, và tôi không nên ghét bỏ người khác. Với người giúp tôi đề cao tâm tính, họ đang phải chịu đựng và không hề cảm thấy vui vẻ. Nếu tôi đổ lỗi cho họ, liệu tôi có còn từ bi với họ chăng?

Sau khi nhận ra những điều bản thân cần đề cao, tôi đã vượt qua khổ nạn bằng tâm từ bi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/19/382870.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/9/176428.html

Đăng ngày 27-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share