Bài viết bởi Thành Vũ

[MINH HUỆ 21 – 09 – 2009] “Để bắt một kẻ trộm, phải bắt có tang chứng,” thường có nghĩa là cảnh sát phải có chứng cớ khi họ bắt một người tình nghi. Nếu không có chứng cớ, thì không khác gì với một kẻ cướp bắt cóc người. Than ôi, cái lý của cảnh sát tại Trung Quốc là ngược lại điều này. Họ “bắt trước rồi tạo ra tội trạng sau.” Điều này là sự thật trắng trợn trên toàn Trung Quốc, và các kẻ hành luật không cảm thấy hổ thẹn về cách mà họ làm các điều.

Theo báo cáo của website Minh Huệ đăng ngày 16 tháng Chín 2009, cảnh sát từ vùng Trường Trữ bắt bà Trương Anh, một học viên Pháp Luân Công tại Bảo Sơn, Thượng Hải, tại nhà của mẹ chồng bà ngày 8 tháng Chín 2009, và tịch thu tất cả đồ vật cá nhân của bà. Theo báo cáo, “Cha mẹ chồng của bà Trương hỏi cảnh sát, ‘Tại sao bắt người mà không có lý do và tịch thu tài sản của một gia đình? Các ông có chứng cớ gì?Viên chức Dương Dĩnh nói, ”Bắt người trước, rồi tìm lý do sau, vì chứng cớ sẽ luôn tìm được.”

Lời nói trên đây rằng “chứng cớ sẽ luôn tìm được” là một dấu hiệu rõ ràng là các viên chức đó hành động một cách tự biện hộ. Họ bắt người tùy tiện và sau đó tạo ra chứng cớ, vì thường không có chứng cớ thật.

Một báo cáo khác của website Minh Huệ có thể dùng làm ví dụ:

Ngày 26 tháng Tám 2009, Bà Trịnh Nhã Văn, cư dân tại thành phố Diên Cát, Tỉnh Cát Lâm, bị mất tích. Gia đình bà lo lắng đi tìm bà khắp nơi. Họ tìm bà suốt năm ngày ở các nơi mà họ biết, và ngày 30 tháng Tám, họ đi đến Nhà tù Công an Thành phố Hòa Long để hỏi về bà. Họ được cho biết là bà không có ở nơi đó. Gia đình bà sau đó gọi Trương Bảo Hòa, huấn luyện viên chính trị của Văn phòng Công an Thành phố Hòa Long Đội Quốc An. Trương Bảo Hòa nói, “Không bàn luận” và sau đó cúp ngang điện thoại. Họ gọi lại và Trương Bảo Hòa nổi nóng nói lời tục. Kỳ thật Trương Bảo Hòa là một trong các viên chức mà đã bắt Bà Trịnh.

Gia đình Bà Trịnh Nhã Văn đi than phiền với các cơ quan chính phủ, kể cả hệ thống tòa án, Ủy ban chính trị và luật pháp tại Văn phòng Công an. Họ cũng nói rằng họ sẽ nộp một đơn kiện sở cảnh sát và khiếu nại. Họ được nói cho biết, “Những sự vụ đặc biệt là được thi hành theo cách đặc biệt. Trong hoàn cảnh này có một số đòi hỏi, và kiện cũng vô ích thôi.

Xem như cảnh sát tất cả đều dùng “đòi hỏi đặc biệt để hành xử một số trường hợp” trong trường hợp mà không có chứng cớ. Khi họ bắt người không dựa trên chứng cớ, họ tìm chứng minh sau đó.

Kỳ thật, chính sách của ĐCSTQ “bắt trước và sau đó tạo tội trạng” là đã có từ lâu. Nhìn vào lịch sử của ĐCSTQ, quan niệm “bắt trước và sau đó tạo tội trạng” bắt đầu với châm ngôn của ĐCSTQ, “trước định bản chất, sau tổ chức tài liệu.” Sự trừng phạt chia thành từng phần cho Bành Đức Hoài , Lưu Thiểu Kì , Triệu Tử Dương, và các người khác đi theo chính sách trên. Mọi điều trong quá khứ ĐCSTQ đều đi theo châm ngôn này, nhất là khi tấn công các điền chủ, tài phiệt, và “phản cách mạng.” Để tấn công các giới chống nó, ĐCSTQ luôn “bắt trước, sau tạo tội trạng” hoặc “trước định bản chất, sau tổ chức tài liệu,” y như nó làm hiện nay trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công và các học viên của nó.

ĐCSTQ muốn tiêu trừ Pháp Luân Công – và không phải vì sự khiếu nại của hằng chục ngàn học viên ngày 25 tháng Tư 1999. Vào đầu 1995, ĐCSTQ đã bắt đầu phỉ báng Pháp Luân Công trong tờ Nhật báo Quang Minh. Bộ Công An của ĐCSTQ đã bí mật theo dõi Pháp Luân Công trong nhiều năm và chỉ định những mật vụ thường phục len lỏi vào các học viên. Cho dù họ tìm không được chứng cớ để tiêu trừ Pháp Luân Công, Bộ Công An tuyên bố từ sớm là Pháp Luân Công là một ‘tà giáo’. Sau đó họ tạo ra ‘chứng cớ’ dựa trên định danh này. Như vậy, khi ĐCSTQ bắt đầu hăng hái tiêu trừ Pháp Luân Công sau ngày 20 tháng Bảy 1999, các tài liệu mà lăng mạ Pháp Luân Công là không ngờ có ở khắp nơi và tràn ngập các kênh thông tin. Cả người dân thường cũng tự hỏi, “Phải chăng đây là bước đầu trước khi định danh cho Pháp Luân Công là một ‘tổ chức bất hợp pháp’?” Từ đâu có các tài liệu nhiều như vậy về Pháp Luân Công? Các tài liệu này, nhất là các băng thâu hình và thống kê, không thể nào được thu thập chỉ trong một năm rưỡi, cả nếu sử dụng đến toàn tài nguyên quốc gia. ĐCSTQ đã dùng tận lực để gài bẫy Pháp Luân Công.”

Đó là một ví dụ của chánh sách không chính thức của ĐCSTQ, “bắt trước, sau tạo tội trạng“. Khi Trương Bảo Hòa, huấn luyện viên chính trị tại Văn phòng Công An Thành phố Hòa Long Nhóm Quốc An, nói, “Không bình luận.” Rõ ràng, các viên chức ĐCSTQ phụ trách không có trách nhiệm chút nào về những người bị chết trong các nhà tù.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/21/208718.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/6/111366.html
Đăng ngày: 10 – 10 – 2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai ho sát hơn với nguyên bản.

Share