Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-01-2019] Từ nhỏ tôi là một người cầu toàn. Tôi luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đồng nghiệp bảo rằng tôi là một người đáng tin vì tôi luôn nỗ lực làm tròn trách nhiệm, bất quản việc đó có thể thành công hay không.

Vài ngày trước, tôi tham gia một buổi liên hoan họp mặt 50 năm của trường tiểu học. Những bạn học cùng lớp ngày xưa vẫn còn nhớ và bảo rằng tôi luôn nghiêm túc trong mọi chuyện. Tôi cũng luôn giữ tâm thái nghiêm túc trong tu luyện. Còn nhớ năm 1998, khi bài kinh văn “Nhổ tận gốc” trong “Tinh tấn yếu chỉ” của Sư phụ vừa được đăng tải, tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần. Buổi tối tôi liền có một giấc mộng, trong mộng tôi tự mình dùng cái xẻng gắng sức hì hục đào bỏ tận gốc những thứ bất hảo ở vị trí của con mắt thứ ba.

Tuy nhiên, chính cái gọi là thái độ nghiêm túc của tôi lại khiến mọi người xung quanh cảm thấy không thoải mái.

Có lần, một người bạn học thời đại học bảo cậu ấy không dám nhìn thẳng vào mắt tôi, tôi xem đó như một lời khen ngợi. Khi một học viên tham gia lại vào nhóm luyện công buổi sáng sau một thời gian vắng mặt, cô ấy hỏi các đồng tu khác xem Sư phụ có kinh văn nào mới không, nhưng lại không hỏi tôi. Về sau, cô ấy thừa nhận rằng cô ấy không dám nói chuyện với tôi.

Thực sự là tôi chưa bao giờ chỉ trích bất cứ ai bằng lời lẽ nặng nề. Nhưng tôi nghĩ chính thái độ và giọng điệu khi nói của tôi đã thể hiện ra vẻ bất mãn, chỉ trích, nghiêm khắc và không khoan dung… khiến đối phương cảm thấy bị “áp đặt” và “áp lực”.

Kết quả là các học viên khác chỉ nguyện ý nói chuyện với tôi khi thật sự rất cần thiết. Họ chỉ chia sẻ những câu chuyện và trải nghiệm với nhau khi không có tôi. Thậm chí sau khi nhận thấy họ đang hạn chế trò chuyện với mình, tôi vẫn cảm thấy đó là họ đang có thiếu sót.

Sư phụ điểm hóa để tôi nhìn ra chấp trước

Một ngày tháng 4 năm 2017, khi tôi chuẩn bị đồ để khâu vài thứ thì phát hiện miếng đê để khâu vá không còn trong hộp. Tôi không nghĩ gì về điều này. Có lẽ Sư phụ thấy tôi không ngộ ra điểm hóa lần đầu, nên một tháng sau, cái đê thứ hai lại biến mất. Khi nhận ra đây không phải là ngẫu nhiên, tôi nhớ ra rằng trong tiếng Trung thì từ “đê” (顶针) phát âm là “dǐng zhēn” (đính châm), và chữ “zhēn” trong từ “châm” này có cách đọc giống với chữ “Chân” (真). Điều tôi nghĩ đến đầu tiên là tôi có vấn đề về tu “Chân” và “chân tu”.

Sau đó, đến tháng 8 năm 2017, tôi bắt đầu có hiện tượng rụng tóc. Trong tiếng Trung, “rụng tóc” (脱发) phát âm là “tuō fà“ (thoát phát), cách phát âm tương đồng với từ “thoát Pháp” (脱法) (nghĩa là: đang rời xa Pháp).

Nhờ những điểm hóa ấy, tôi hiểu rằng mình đang có sơ hở lớn trong tu luyện, vì vậy tôi cần hướng nội tìm trong bản thân. Nhưng phải bắt đầu từ đâu đây?

Lúc mới bắt đầu, tôi cảm giác mình không thể nào tìm được, bởi bình thường trong mọi chuyện tôi cũng đã hướng nội tìm. Tôi nhớ đến bài thơ “Pháp Luân Đại Pháp” trong Hồng Ngâm của Sư phụ:

Công tu hữu lộ tâm vi kính
Đại Pháp vô biên khổ tố chu

Dịch nghĩa:

Tu luyện có đường tâm là tắt
Đại Pháp vô biên khổ làm thuyền

Sau khi đọc đi đọc lại và thuộc lòng bài thơ này, tôi ngộ ra rằng, bí quyết của tu luyện chỉ đơn giản chính là “tu tâm” và “chịu khổ”. Từ đó trở đi, tôi rèn cho mình thói quen là tự xem xét bản thân bất cứ khi nào xảy ra vấn đề.

Tôi luôn tận dụng mọi cơ hội để hướng nội tu tâm, tìm xem vấn đề của bản thân là gì.

Sư phụ giảng:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (Bài trừ can nhiễu, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Khi tôi muốn đề cao, đầu tiên tôi nhận ra chấp trước vào đồ ăn. Tôi đặc biệt thích ăn miến, và ăn rất nhiều mỗi ngày. Sau khi nhận ra chấp trước này, tôi chỉ thỉnh thoảng mới ăn nó.

Sư phụ giảng:

“Thực nhi bất vị Khẩu đoạn chấp trước” (Đạo Trung, Hồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

“Thực (ăn) mà chẳng [theo] vị — miệng dứt hết chấp trước” (Ở trong Đạo)

Tôi bắt đầu học thuộc Pháp thay vì chỉ đọc Pháp. Mỗi ngày tôi cũng tăng thêm một lần luyện tĩnh công. Học thuộc Pháp giúp tôi nhìn thấy những tầng nội hàm thâm sâu hơn và cảm nhận được sự từ bi hồng đại, thấu hiểu, bao dung, trân quý, và khích lệ của Sư phụ.

Áp đặt quan điểm cá nhân lên người khác

Một ngày, một học viên khác nói rằng anh ấy cảm giác cái đê khâu “đính châm“ còn điểm hóa tôi về chữ “đính” cũng có nghĩa là “tranh đấu” và “không nhượng bộ”. Tôi hiểu rằng đồng tu đang chỉ ra cho tôi một vấn đề nghiêm trọng mà tôi đang gặp phải, bởi tôi thường áp đặt ý kiến cá nhân lên người khác nếu tôi cho rằng mình đúng.

Còn có một chuyện là, con gái của một đồng tu, cũng là học viên, có con gái và đặt tên ở nhà là Đào Đào, nghĩa là nghịch ngợm. Tôi không thích tên này, nên bảo rằng tôi cảm thấy cái tên đó có gì đó không hay và mang ý nghĩa tiêu cực.

Sau đó khi bà ấy nhắc đến cháu gái của mình bằng tên Đào Đào thì tôi ngắt lời và bảo: “Sao chị vẫn gọi bằng cái tên đó?” Cô ấy tức giận và bảo tôi không thể ép buộc người khác nghe theo ý mình, rằng cháu rể của bà không phải là một học viên và điều đó có thể gây ra những hiểu lầm.

Về sau, tôi biết được là bà ấy cũng không chuyển lời của tôi tới con gái bà.

Một học viên khác hỏi tôi có để ý là lúc các học viên đang trao đổi sôi nổi, bất cứ khi nào tôi đề xuất ý kiến là họ lại im bặt.

Tôi nhận ra đó mà một vấn đề khác của mình. Tôi thường cố chấp bảo vệ quan điểm của mình và tôi cũng là người vị danh. Mọi người không muốn tranh luận với tôi nên thường im lặng khi tôi đưa ra ý kiến.

Mặc dù chúng ta là các học viên Pháp Luân Đại Pháp, nhưng chúng ta vẫn sẽ có những quan niệm khác nhau. Tôi nghĩ chúng ta nên chân thành trình bày ý kiến của mình, nhưng nếu người khác không đồng tình và chúng ta vẫn khăng khăng bản thân là đúng, thì cũng giống như mình đang áp đặt ý kiến lên người khác. Sau khi nhận ra chấp trước này, tôi biết rằng mình phải trừ bỏ nó.

Một ngày tháng 11 năm 2017, một cái đê của tôi lại xuất hiện bên trong hộp chỉ may vá và hai tháng sau cái còn lại cũng xuất hiện ở đó.

Cách đây vài ngày, tôi đến thăm nhà của người bà, là học viên, và nhìn thấy trong bức tranh treo ở phòng cháu bà. Giữa bức tranh có hai miếng giấy đen trống trơn. Tôi không thích nhưng cũng không nói với cô ấy về điều mình đang nghĩ.

Đề cao qua hành động

Sau khi về nhà, tôi vẫn tiếp tục nghĩ về xuất phát điểm mối bận tâm của mình. Cuối cùng tôi quyết định gởi trực tiếp tin nhắn cho con gái bà và bảo rằng điều đó chỉ là vì cô ấy mà thôi, cô không nhất định phải nghe theo lời tôi.

Sau khi nhận ra chấp trước của mình và loại bỏ tâm áp đặt lên người khác, tôi nhận ra mình đã có đề cao mới. Từ những trải nghiệm bản thân, tôi có vài thể ngộ chia sẻ cùng các bạn.

Chúng ta cần tự xem xét bản thân mình, thậm chí cả vấn đề không quan trọng. Chúng ta biết không có việc gì là nhỏ hay ngẫu nhiên trong quá trình tu luyện.

Cần đào sâu khi hướng nội. Nếu chúng ta thực sự không thể suy xét bản thân mà còn cố bảo vệ mình khi người khác chỉ ra chấp trước, đó có nghĩa là chúng ta vẫn còn xem chấp trước như một phần tất yếu của bản thân và không muốn loại bỏ.

Các bạn nên chân thành biết ơn người đã chỉ ra cho mình những khiếm khuyết và chấp trước.

Trên đây là những thể ngộ cá nhân của tôi, xin vui lòng từ bi chỉ rõ những điều chưa phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/11/380211.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/1/18/174673.html

Đăng ngày 01-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share