Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đức
[MINH HUỆ 22-1-2019] Tôi muốn thảo luận về một vấn đề tu luyện mà tôi đã thấy được ở các đồng tu tại khu vực của tôi. Tôi cảm thấy vấn đề này đã trở nên nghiêm trọng và có tác động tiêu cực đến môi trường tu luyện của chúng tôi, thậm chí là cả nhận thức và liễu giải của những người khác về Pháp Luân Đại Pháp.
Sư phụ đã giảng từ lâu trong bài “Đại Pháp không thể bị lợi dụng”, Tinh tấn Yếu chỉ:
“Ví như có một số người nguyên từ đầu phản đối Đại Pháp hoặc không tin Đại Pháp mà nay đến học luyện Đại Pháp. ”
“Thực ra quả thật có một bộ phận những người như thế đã tiến vào, rồi triệt để cải biến nhận thức nguyên có ban đầu, đã trở thành đệ tử thực tu kiên định của Đại Pháp. Nhưng cũng xác thực là có một bộ phận những người, họ không muốn cải biến, bấy lâu nay vẫn vấp váp như thế khi trong Đại Pháp. Vì sự ổn định của Đại Pháp ở thế gian, tôi không thể lại dung nhẫn để họ tiếp tục thế nữa, như vậy họ sẽ thật sự mất đi cơ hội. Tôi từng giảng, cải biến bề mặt là để cho người khác xem, chư vị có thể đắc độ hay không là ở sự cải biến và thăng hoa của tự tâm, ở đó mà không biến đổi thì không đề cao được đâu, sẽ không đắc được gì cả.”
Sư phụ cũng đã giảng trong “Tiến đến viên mãn”, Tinh tấn Yếu chỉ II:
“Có người cho rằng Đại Pháp phù hợp với quan niệm khoa học của mình, có người cho rằng [nó] phù hợp với đạo lý làm người của mình, có người cho rằng [nó] phù hợp với bất mãn chính trị của mình, có người cho rằng Đại Pháp có thể cứu vãn đạo đức bại hoại của nhân loại, có người cho rằng Đại Pháp có thể trị khỏi bệnh của mình, có người cho rằng Đại Pháp và Sư phụ là chính phái, v.v. Con người tại thế gian mang những tâm theo đuổi truy cầu và nguyện vọng tốt đẹp như thế thì không có sai; nhưng là người tu luyện thì tất nhiên không thể được. Tuy rằng chư vị có thể từ tác dụng của những tư tưởng như thế mà nhập môn Đại Pháp, nhưng rồi trong quá trình tu luyện cần phải tự coi mình là người tu luyện; sau khi tinh tấn đọc sách và học Pháp thì nhận rõ được suy nghĩ nào của bản thân đã đưa đến tu luyện Đại Pháp vào lúc bản thân mình nhập môn Đại Pháp. Sau khi tu luyện một [giai] đoạn thời gian rồi, thì phải chăng vẫn còn là những suy nghĩ ban đầu, phải chăng là cái tâm ấy của con người vẫn lưu bản thân tại đó? Nếu như thế, thì không thể tính là đệ tử của tôi;”
Ở khu vực của tôi, tôi đã nhận thấy chấp trước căn bản như vậy mà dường như đặc biệt phổ biến trong một số học viên. Đó là chấp trước vào tình với bạn bè và gia đình.
Sư phụ đã giảng trong “Người tu cần tránh”, Tinh tấn Yếu chỉ:
“Chấp trước vào tình thân quyến, ắt sẽ vì thế mà luỵ, mà dày vò, mà ma, tơ vương tình cảm mà nhiễu cả một đời, tuổi đời qua đi, thì hối hận đã muộn rồi.”
Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, có rất nhiều thông tin tiêu cực về Đại Pháp trên các phương tiện truyền thông chính thống do ảnh hưởng trên toàn thế giới của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhiều học viên trong khu vực của tôi không buông bỏ những chấp trước vào tình ấy mà cảm thấy bị xa lánh và bị cô lập trong xã hội và cảm thấy rất cô đơn. Nhưng thay vì khắc phục tình trạng này bằng cách giảng chân tướng và phơi bày những quan niệm sai lầm về Pháp Luân Công, họ lại tìm cách khắc phục tình trạng này bằng cách tìm kiếm những học viên khác để làm bạn, thậm chí cuối cùng họ đã hình thành các nhóm xã hội với nhau.
Trên bề mặt, họ vẫn học Pháp, luyện công cùng nhau, dường như còn tinh tấn hơn cả những học viên khác, không bỏ lỡ buổi luyện công nhóm nào. Nhưng điều họ cũng không bao giờ bỏ lỡ là cơ hội ở lại với nhau sau khi luyện công nhóm. Một số người còn tán gẫu, uống trà, xem ti vi hay đi ăn với nhau, cơ bản là dành nhiều thời giờ chỉ để giao lưu với nhau.
Điều này dần dần dẫn đến việc nhiều học viên mới bước vào nhưng không chân chính tu luyện. Họ đến vì để tìm một cộng đồng xã hội.
Thật tệ nếu người ta không thể buông bỏ chấp trước vào tình trong một thời gian dài, nhưng tệ hơn nữa là mang những chấp trước đó vào môi trường tu luyện của người khác. Tình trạng này cơ bản phá vỡ và cuối cùng đã hủy hoại nhiều điểm tu luyện ở khu vực của tôi.
Sự sai lệch này bắt đầu rất chậm và từ từ, gần như không thể nhận ra, với những điều nhỏ nhặt, nhưng theo thời gian nó ngày càng trở nên nghiêm trọng. Luyện công và học Pháp nhóm đã trở thành hình thức đơn thuần.
Theo thời gian, điều này cũng dẫn đến những chấp trước khác như danh, lợi, và chính trị. Đối với một số học viên, danh tiếng và vị thế xã hội đối với họ ngày càng trở nên quan trọng.
Một số học viên bắt đầu theo đuổi sự giàu có để có vị thế xã hội cao hơn, thậm chí còn tham gia vào các cuộc đấu tranh chính trị (kiểu xã hội chủ nghĩa) để tăng thu nhập và danh tiếng cho bản thân. Cuối cùng họ đều đã hoàn toàn từ bỏ tu luyện mà tham gia và hỗ trợ các đảng chính trị và các nhóm chính trị khác nhau.
Tuy nhiên, tôi cho rằng chấp trước tiềm ẩn gây ra tất cả những điều này và việc những học viên này luôn che đậy, là chấp trước vào tình. Hành vi như vậy có thể dẫn đến những tổn hại không thể khắc phục đối với chính bản thân họ, đối với người khác và đối với cả môi trường tu luyện chung cũng như nhận thức của những người khác về Pháp Luân Đại Pháp. Tuy nhiên, tôi vẫn hy vọng một số người sẽ thức tỉnh và các học viên khác cũng trở nên cảnh giác với vấn đề này. Bởi vậy, tôi muốn viết bài chia sẻ này.
Người tu luyện không nên tham dự chính trị
Ngay cả đến tận bây giờ vẫn có nhiều học viên không từ bỏ chấp trước vào tình, họ vẫn đặt hy vọng chấm dứt cuộc bức hại vào một đảng chính trị nào đó hay một chính trị gia nào đó. Tất nhiên, chúng ta có thể và cần giảng chân tướng cho mọi người, bất kể họ thuộc đảng phái hay phong trào chính trị nào. Nhưng nếu sau đó chúng ta quá nhiệt tình và tự mình tham gia vào một phong trào chính trị như vậy, chúng ta có thể sẽ làm hại chính mình và những người khác, vì rất có thể nó sẽ gây ra những hiểu lầm trong người thường, đặc biệt là nếu chúng ta không chỉ làm vậy với tư cách cá nhân mà còn lôi kéo theo những học viên khác.
Tệ hơn nữa là, các học viên có những chấp trước như vậy lại có xu hướng che đậy chấp trước của bản thân dưới danh nghĩa Đại Pháp. Vì vậy, một số người thậm chí còn tham gia hoặc ủng hộ các phong trào chính trị như vậy nhân danh Pháp Luân Đại Pháp, gây ra những hiểu lầm và thiệt hại to lớn đến danh tiếng của Pháp Luân Đại Pháp.
Nếu chúng ta chỉ nói về một câu lạc bộ xã hội thông thường thì vẫn là sai nếu một số đông học viên Pháp Luân Đại Pháp tham gia vào đó (với tư cách là các học viên). Nhưng khi nói đến các đảng chính trị, chúng ta cần hết sức cẩn trọng hơn nữa bởi vì ĐCSTQ vốn khét tiếng là có nhiều tổ chức bình phong cho nó. Vì vậy, ngay cả khi một đảng chính trị hay một phong trào chính chị nào đó có vẻ đối lập với chủ nghĩa xã hội thì tự bản thân nó có thể ẩn chứa những yếu tố xã hội chủ nghĩa nhất định. Vì vậy, chúng ta tuyệt đối không được tham gia vào đó – càng không được lấy tư cách là học viên Pháp Luân Đại Pháp.
Mục tiêu của chúng ta không phải là đối đầu với ĐCSTQ và khởi phát một loại cách mạng kiểu xã hội chủ nghĩa nào đó, mà là tu luyện bản thân, loại bỏ chấp trước của chúng ta và giảng chân tướng, giúp mọi người tháo gỡ những hiểu lầm về Pháp Luân Đại Pháp.
Đây chỉ là nhận thức riêng của cá nhân. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/1/22/174724.html
Đăng ngày 20-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.