Bài viết của Lý Tuệ Dung và Lưu Văn Tân

[MINH HUỆ 23-11-2009] Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Châu Á năm 2009 đã được tổ chức tại thành phố Đài Trung, Đài Loan vào ngày 22/11/2009. Tham dự Pháp hội có bảy nghìn học viên đến từ các nước Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Hồng Kông, Mỹ, Thái Lan và Việt Nam. Các học viên đã học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và cùng khích lệ nhau tinh tấn trong tu luyện.

Hai mươi học viên đã lên phát biểu và chia sẻ làm cách nào họ đã tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày để trở thành những người tốt hơn. Họ kể về việc làm sao chiến thắng nỗi sợ hãi khi giảng sự thật cho mọi người về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc, cách để họ loại trừ các can nhiễu trong quá trình đó và cách họ vượt qua khảo nghiệm về nghiệp bệnh.

2009-11-23-asiafh-01.jpg
Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Châu Á được tổ chức tại Đài Trung, Đài Loan vào ngày 22/11/2009

2009-11-23-asiafh-03.jpg
Các học viên phát chính niệm

Một học viên nữ đã 70 tuổi nhưng trông chỉ như 50 tuổi đã lên chia sẻ. Bà vốn hay đau ốm đến mức chỉ muốn chết sớm đi. Khi nhập viện, bà đã nghe theo lời con gái đọc các bài giảng Pháp Luân Đại Pháp và đã bình phục. Đó là cách bà bắt đầu việc tu luyện. Các bạn bà thường thốt lên: “Bà dùng loại thần dược nào mà giờ trông bà tuyệt vời vậy?!” Bà cũng vốn không tốt trong việc định hướng và mỗi khi đi đâu đều phải có người đưa đi. Nhưng bà phải ngăn nỗi sợ hãi của mình lại vì muốn đến các nơi để giảng chân tướng. Bà đã bắt đầu bằng việc đến các điểm tập công, đến các buổi diễu hành, và đi từ xe du lịch này đến xe du lịch khác trong khi cầm tấm bảng thông tin Pháp Luân Đại Pháp. Bà đã bước ra từng bước một, và giờ bà đang sống một cuộc sống vững chắc và tràn đầy năng lượng.

2009-11-23-asiafh-04.jpg
Các học viên chia sẻ kinh nghiệm trên bục

Một nam học viên trẻ đang học nghệ thuật hiện đại tại Pháp đã chia sẻ rằng trước khi tu luyện Pháp Luân Công, anh thường để râu tóc dài, mặc quần áo luộm thuộm và khá lếch thếch. Các tác phẩm của anh luôn mang màu sắc u tối và trừu tượng vì anh tin đó mới là nghệ thuật đỉnh cao. Anh tỏ ra khinh thường những bạn học là những nghệ sỹ theo phong cách chủ nghĩa hiện thực. Sau khi bắt đầu tu luyện, anh đã hiểu rằng nghệ thuật hiện đại là sự suy đồi. Anh đã cắt tóc và bắt đầu ăn mặc gọn gàng. Anh cũng chọn phong cách sáng tác theo chủ nghĩa hiện thực.

Cô Trương là trưởng phòng quản lý học sinh của một trường học. Cô nhận thấy vấn đề thiếu đạo đức trong xã hội hiện nay đã khiến các học sinh có những hành vi lệch lạc, như nghiện chơi game online, đánh nhau, phá hoại tài sản nhà trường, chửi thề, ăn mặc luộm thuộm, để các kiểu tóc kỳ quái. Cô đã dạy cho 3.000 học sinh về nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, và dần dần thay đổi được truyền thống của nhà trường. Trong khi các trường khác đang đối mặt với vấn đề thiếu học sinh mới do tỉ lệ sinh giảm, thì trường cô đã nhận thêm hơn 200 học sinh so với kỳ năm ngoái. Vào buổi lễ tốt nghiệp năm nay, các học sinh và giáo viên nhà trường đều hô vang “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” khi kết thúc.

Một phụ nữ thường giảng chân tướng về Pháp Luân Công trên mạng Internet với những người tại Trung Quốc đã nói rằng có rất nhiều người Trung Quốc muốn học Pháp Luân Công và đều hiểu những gì đang diễn ra. Bà nhận ra rằng giờ không còn là thời gian để nghỉ ngơi và truy cầu an nhàn. Bà cần nắm lấy thời gian để làm nhiều hơn nữa trong việc giảng chân tướng.

Tự nhận ra thiếu sót của mỗi người

Cô Sato đến từ Nhật Bản trước đây đã từng trải qua những cơn đau cơ không thể chịu đựng nổi do khiêu vũ nhạc Jazz. Bác sỹ của cô đã giới thiệu cô học Pháp Luân Công. Ngay sau khi cô bắt đầu tập, cơn đau của cô biến mất và các động tác của cô trở lên rất nhẹ nhàng và duyên dáng. Điều này đã tăng thêm tín tâm tu luyện của cô. Chứng kiến những thay đổi của cô, và cảm nhận rằng cô đang trở thành một người xinh đẹp hơn, chồng cô đã rất ủng hộ vợ tu luyện. Cô rất vui khi được gặp gỡ nhiều học viên tại Đài Loan. Khi mọi người cùng đứng thành hàng để xếp chữ, cô có thể cảm nhận được trường năng lượng rất tuyệt vời.

Anh Trịnh Kỳ Thái đến từ Hàn Quốc. Anh đã đến Đài Loan vào ngày 21 tháng 11, đặc biệt để tham dự Pháp hội. Anh biết có rất nhiều học viên ở Đài Loan và muốn được nghe các kinh nghiệm tu luyện từ họ. Sau khi lắng nghe các học viên chia sẻ vào buổi sáng, anh đã nhận ra rằng, dù các học viên đến từ nhiều nơi khác nhau nhưng các chấp trước mà mọi người cần diệt trừ thì giống nhau.

Ông Trần Ngải Khắc tu luyện Pháp Luân Công từ cuối năm 2007. Ông đến Pháp hội cùng vợ và con. Trong hai ngày Pháp hội, ông Trần đã học được rất nhiều điều từ các học viên khác và nhận ra được các thiếu sót của mình. Vợ ông là một Phật tử nhưng có ấn tượng rất tốt về Pháp hội.

Học viên Lâm Viễn Nhân đến từ Macao. Từ khi Macao được trao trả về Trung Quốc, môi trường tu luyện của các học viên bị hạn chế hơn ở Hồng Kông. Tuy nhiên, các học viên tại Macao vẫn tiếp tục làm tốt ba việc vì sứ mệnh lịch sử họ đang gánh trên vai.

Các học viên tại Macao thường giảng chân tướng về cuộc đàn áp tại hai địa điểm tham quan. Một trong số điểm đó là Ruis de St. Paul, nơi hàng nghìn du khách Trung Quốc đến thăm mỗi ngày. Trong dịp Tết nguyên đán, hàng trăm nghìn du khách đã tới điểm tham quan này. Các học viên địa phương đã kêu gọi các du khách Trung Quốc thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới. Trong vòng vài năm qua, các bản Cửu Bình cũng được phân phát mỗi ngày tại điểm du lịch này.

Pháp hội đã kết thúc vào lúc năm giờ chiều cùng ngày. Các học viên trở về nhà với thêm nhiều cảm hứng và động lực để tự mình đề cao trong tu luyện.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/23/213180.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/11/26/112632.html
Đăng ngày 29-11-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share