[MINH HUỆ 14-11-2009] (Theo phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh) Ngày 12 tháng 9 năm 2009, cảnh sát thành phố Lăng Hải đã bắt giữ bất hợp pháp ông Trương Lôi, một học viên tại thành phố Cẩm Châu. Ngày tiếp theo, Lưu Hải Vượng và nhiều cảnh sát khác từ Đội an ninh nội địa thành phố Lăng Hải đã bắt bốn người trong gia đình ông, họ cũng đều là các học viên gồm: cha ông, ông Trương Đức Quốc, mẹ là bà Lý Cẩm Thu, vợ ông, bà Triệu Hiểu Xuân, và mẹ vợ là bà Hà Quế Hương. Cả bốn học viên đều bị kết án lao động cưỡng bức, trong khi ông Trương Lôi hiện đang bị giam tại Nhà tù thành phố Lăng Hải.

Người cung cấp tin nói rằng cha mẹ của ông Trương Lôi, vợ, và mẹ vợ của ông đã bị giam tại Nhà tù thành phố Cẩm Châu trong 15 ngày. Cảnh sát đã nói với người thân của bốn người học viên đó đến đón họ lúc 4 giờ chiều ngày 28 tháng 9. Tuy nhiên, khi người thân của họ đến Nhà tù Cẩm Châu, cảnh sát đã xác nhận với họ rằng, lúc gần 2 giờ chiều, cảnh sát từ Đội an ninh nội địa thành phố Lăng Hải đã đến đưa bốn học viên đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia ở thành phố Thẩm Dương. Cả bốn người đều bị kết án phi pháp một năm lao động cưỡng bức.

Ông Trương Lôi

2009-11-13-zhangleiyijia-03--ss.jpg

Ông Trương Lôi năm nay 33 tuổi. Ông phụ trách phòng nhân sự tại Công ty TNHH Đồng Tân Hoa, thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh. Ông là một người tài năng và tốt bụng. Năng lực làm việc của ông được đánh giá là xuất sắc. Ông nhận được nhiều lời khen ngợi từ các lãnh đạo công ty và được đề bạt vào một vị trí quan trọng.

Vào chiều ngày 12 tháng 9 năm 2009, cảnh sát từ Cục an ninh nội địa thành phố Lăng Hải đã bắt ông Trương tại nơi làm việc. Họ cũng tịch thu máy tính tại phòng làm việc của ông và 5.000 nhân dân tệ. Cùng ngày, giám đốc của ông Trương đã đến Cục an ninh nội địa yêu cầu thả tự do ngay lập tức cho ông. Tuy nhiên, cảnh sát ở đó đã nói rằng: “Đây là trường hợp liên quan đến Pháp Luân Công. Không có ngoại lệ cho bất cứ ai”.

Trong vòng mười năm, cha mẹ của ông Trương cũng đã bị bức hại nhiều lần bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ vì họ tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Cha của ông đã bị kết án lao động cưỡng bức trong hai năm. Mẹ ông đã bị kết án lao động cưỡng bức hai lần và bị giam tổng cộng là bốn năm. Cha mẹ ông đã bị giam tại trại lao động cưỡng bức khi ông kết hôn.

Vợ ông Trương Lôi, bà Triệu Hiểu Xuân

2009-11-13-zhangleiyijia-05--ss.jpg

Vào lúc 5 giờ chiều ngày 13 tháng 9 năm 2009, nhiều cảnh sát từ Cục an ninh nội địa thành phố Lăng Hải đã xông vào và lục soát nhà ông Trương Lôi, nhưng họ đã không tìm được bất cứ thứ gì dùng để buộc tội ông Trương. Sau đó, họ đã bắt giữ vợ ông, bà Triệu Hiểu Xuân, người năm nay 31 tuổi. Bốn cảnh sát đã kéo bà xuống dưới nhà. Bà đã không được đi giầy và quần của bà bị kéo ra. Có một người phụ nữ đã nhìn thấy và chạy đến giúp bà Triệu kéo lại quần, nhưng một cảnh sát đã hét lên: “Đó không phải là việc của bà” Người phụ nữ đó nói rằng: “Các ông thật quá đáng, bà ấy là một người phụ nữ.” Cảnh sát đã ép buộc bà Triệu vào trong xe cảnh sát, kết án bà một năm lao động cưỡng bức và đưa bà đén Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia.

Mẹ của ông Trương Lôi, bà Lý Cẩm Thu

2009-11-13-zhangleiyijia-04--ss.jpg

Bà Lý Cẩm Thu năm nay 58 tuổi, là nhân viên kế toán tại Cục Thực phẩm thành phố Lăng Hải. Lúc 5 giờ chiều ngày 13 tháng 9 năm 2009, sáu cảnh sát từ thành phố Lăng Hải đã giả vờ là nhân viên từ Phòng Phá dỡ và Tái xây dựng cần kiểm tra nhà bà Lý. Họ đã lừa bà Lý Cẩm Thu, người đã tin tưởng họ và ra mở cửa. Cảnh sát đã lục soát nhà bà Lý, tịch thu máy tính, máy in và các sách Pháp Luân Đại Pháp. Sau đó, họ đã bắt bà Lý. Người mẹ của bà, đã trên 80 tuổi và không thể tự chăm sóc cho bản thân, đã quỳ xuống về hướng cảnh sát, cầu xin họ thả con gái bà ra. Tuy nhiên, cảnh sát đã bỏ qua lời cầu xin của bà. Họ đã kết án bà Lý một năm lao động cưỡng bức và đưa bà đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Hiện tại, không có ai chăm sóc cho mẹ bà Lý, người đã khóc hàng ngày vì nhớ con gái rất nhiều.

Bà Lý bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1995. Từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, khi Pháp Luân Đại Pháp bị nói xấu và bị bức hại, bà Lý đã đến Bắc Kinh hai lần để chứng thực Pháp. Điều đó khiến bà đã bị kết án năm năm lao động cưỡng bức. Khi ở trong tù, bà đã bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần, gồm việc bị tra tấn dã man, bị giam trong phòng cách ly, bị buộc phải ngồi trên một cái ghế đẩu nhỏ, và bị đánh bằng dùi cui điện. Nhiều cai ngục đã dùng bốn dùi cui điện để chích vào mặt bà. Kết quả là, mặt của bà đã bị cháy xém, và da của bà đã bị rơi ra bốn lần. Cai ngục cũng đánh vào ngực bà khiến cho tim của bà đập rất nhanh, dẫn đến rối loạn nhịp tim. Nhân viên ĐCSTQ cũng sa thải bà khỏi chỗ làm cũ.

Cha của ông Trương Lôi, ông Trương Đức Quốc

2009-11-13-zhangleiyijia-02--ss.jpg

Ông Trương Đức Quốc năm nay 60 tuổi. Ông bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1996. Lúc 5 giờ chiều ngày 13 tháng 9 năm 2009, khi ông Trương đi về nhà từ chỗ làm để tìm sáu cảnh sát từ Đội an ninh nội địa thành phố Lăng Hải, những người đã lục soát nhà ông. Cảnh sát đã bắt ông và kết án ông một năm lao động cưỡng bức. Ông hiện đang bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia.

Ông Trương trước đây đã bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Cẩm Châu trong hai năm, nơi ông phải chịu sự tra tấn tàn ác.

Mẹ vợ của ông Trương Lôi, bà Hà Quế Hương

2009-11-13-zhangleiyijia-01--ss.jpg

Bà Hà Quế Hương năm nay 62 tuổi, là công nhân nghỉ hưu tại Nhà máy Xi măng thành phố Lăng Hải. Lúc 5 giờ chiều ngày 13 tháng 9, nhà bà đột nhiên bị mất điện. Khi bà ra hành lang để kiểm tra đồng hồ điện thì thấy một người đàn ông đang kiểm tra ở đó (thực ra, anh ta đã điều khiển đồng hồ để gây mất điện). Người đàn ông đó nói rằng anh ta là một công nhân từ Cục Phát điện, và nói rằng anh ta cần kiểm tra vài thứ ở trong phòng của bà Hà. Khi anh ta vào trong, anh ta đã nhìn thấy một cuốn sách Pháp Luân Đại Pháp ở trên giường. Anh ta ngay lập tức đã dùng điện thoại di động để gọi cảnh sát. Sáu cảnh sát, trong đó có Lưu Hải Vượng, Đội trưởng Đội an ninh nội địa thành phố Lăng Hải, đã đến và còng tay bà Hà, người chỉ mặc quần áo trong và đi dép trong nhà vào thời điểm đó. Bà Hà đã nói: “Hãy để tôi mặc quần áo”. Tuy nhiên, họ đã không cho phép bà mặc bất cứ bộ quần áo nào và kéo bà xuống dưới nhà. Họ sau đó đã bắt bà Hà, kết án bà một năm lao động cưỡng bức và đưa bà đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia.

Cảnh sát từ Cục Cảnh sát thành phố Lăng Hải cũng lục soát nhà bà Hà Quế Hương. Họ đã lấy đi máy tính của bà, được dùng bởi một người khác (không phải học viên) trong gia đình bà, và 13.000 nhân dân tệ. Họ đã gian xảo nói rằng: “Nếu đây không phải là tiền cho Pháp Luân Công, chúng tôi sau đó sẽ trả lại cho bà.” (Tất cả kinh phí cho các tài liệu về Pháp Luân Công đều đến từ những đóng góp cá nhân của các học viên). Số tiền đó là do gia đình tiết kiệm để trả các khoản nợ. Cảnh sát cũng tìm kiếm ở nhà để xe ở dưới nhà nhưng không thấy gì. Thêm vào đó, họ cũng yêu cầu chồng bà Hà mở cửa một căn hộ khác, nơi ông Trương Lôi đã ở đó trước đây. Sau khi xác minh rằng chồng bà Hà đã không có chìa khóa để mở căn hộ đó, họ đã gọi cho Lý Lam Đông, một thợ khóa, đến để mở cửa, và tiếp tục việc lấy đi máy tính xách tay của ông Trương Lôi và những vật dụng cá nhân khác.

Khi chồng bà Hà đến đồn cảnh sát để lấy lại 13.000 nhân dân tệ, ông đã không được phép bước vào cửa. Sau đó, ông đã nhờ em họ ông nói với Trương Bác, Cục phó Cục cảnh sát thành phố Lăng Hải, do ông nghĩ rằng sự quen biết của em họ ông và Trương Bác có thể giúp giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, Trương Bác đã rất bất lịch sự và nói rằng cảnh sát không thể trả lại tiền, từ khi họ nghĩ rằng nó có thể được dùng cho Pháp Luân Công. Trương Bác cũng đe dọa em họ ông trong việc ngăn không cho chồng bà Hà đòi lại tiền và nói rằng: “Anh trai của bà cũng là một học viên Pháp Luân Công. Chúng tôi đã chưa bắt ông ấy lúc này” Chồng bà Hà đã rất sợ khi ông biết được lời đe dọa của Trương Bác, nên ông đã không dám thuê một luật sư để bào chữa cho các thành viên trong gia đình ông.

Trước khi bị bắt giữ, bà Hà Quế Hương đã bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia trong hai năm, do đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Trong lúc ở tù, bà đã bị đánh đập và bị tra tấn dã man.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/14/212566.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/11/23/112559.html
Đăng ngày 26-11-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share