[MINH HUỆ 16-10-2009] (Theo phóng viên từ thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông) Học viên Pháp Luân Đại Pháp, bà Lục Tuyết Cầm ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông đã bị bức hại nhiều lần bởi các nhân viên Phòng 610, nhiều đồn cảnh sát và trại tẩy não.
Lần bị bức hại gần nhất là trong tháng 1 năm 2008, khi Phòng 610 ở thành phố Thanh Đảo và Cục an ninh công cộng bắt đầu một kế hoạch gọi là “Việc của 13 người” nhắm đến các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở địa phương. Cảnh sát đã bắt và thẩm vấn bà, dùng hình thức tra tấn để ép bà thú nhận rằng bà là “một kẻ cầm đầu”, là điều mà bà Lục đã kiên quyết phản đối. Bà đã từng bị cấm không được ngủ trong 9 ngày, khiến cho bà đã bị ngất nhiều lần. Bà bị bệnh tim do bị thấp khớp, viêm thận mãn tính, đã phẫu thuật tách dính ruột, nhưng cảnh sát đã giữ không cho bà được chữa trị. Kết quả là, bà đã bị liệt từ phần thắt lưng trở xuống, khiến bà cũng không điều khiển được việc đi vệ sinh, và phải dùng một ống thông đường tiểu. Bà cũng bị chảy máu ở vùng dạ con do cảnh sát Mẫn Hành đá mạnh vào bụng của bà. Bà cũng phải chịu đau đớn do bệnh lạc nội mạc tử cung không mổ được và bị bệnh đông máu do cảnh sát đã từ chối việc chữa trị đúng hướng cho bà. Cảnh sát và Viện kiểm soát đã tra tấn bà dã man từ ngày 26 tháng 1 năm 2009 đến ngày 26 tháng 9 năm 2008 là thời điểm mà gia đình bà cuối cùng cũng được phép đưa bà về. Lúc đó, bà bị sụt nhiều cân và yếu ớt. Bà bị liệt ở vùng bụng dưới trở xuống và không thể nói chuyện, bà cũng thường bị ngất xỉu.
Dưới đây là lời kể của bà Lục Tuyết Cầm
Tên tôi là Lục Tuyết Cầm, 47 tuổi. Tôi sống ở quận Tứ Phương, thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Tôi từng bị nhiều bệnh như bệnh tim do bị thấp khớp, bệnh viêm khớp, viêm thận, viêm túi mật, từng phẫu thuật tách dính ruột. Tôi thường không thể chăm sóc bản thân được. Tôi đã được chữa trị ở các bệnh viện lớn ở nhiều thành phố và tham gia nhiều hoạt động khí công khác, nhưng kết quả rất hạn chế. Tôi thậm chí đã lên kế hoạch chi tiết cho cái chết của tôi.
Tôi bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996 và đã khỏi bệnh, sức khỏe hồi phục trở lại. Đó là Sư Phụ, người đã khôi phục lại sức khỏe cho tôi.
Ngày 23 tháng 11 năm 2000, tôi đã đến Bắc Kinh cùng với ba học viên, Tưởng Phương, Kiều Vân, Ngô Lệ Vinh, để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp.
Bị bắt vì đi thỉnh nguyện ở Bắc Kinh
Cảnh sát đã đưa chúng tôi đến Đồn cảnh sát phố Phủ Hữu, nơi họ đã giam nhiều học viên, những người đã bị đá và bị đánh đập. Các học viên bị ném xuống sàn và bị chích điện vào mặt, hai tai, cổ, lưng và hai tay. Cảnh sát cũng đã dùng một phương pháp tra tấn dã man lên các học viên. Họ đã bỏ lớp vỏ nhựa bên ngoài của dây điện ở phần cuối, rồi buộc ngón tay của một học viên vào phần lõi đồng của dây điện để lộ ra, và chích điện các học viên theo cách đó. Việc chích điện có thể khiến một học viên bị co giật dữ dội, khiến cho học viên bị ngã xuống sàn. Ngón tay của học viên cũng bị đốt cháy đến nỗi có thể ngửi thấy mùi thịt cháy. Ba học viên nữ Tưởng Phương, Lý Thải Linh và Trương Lệ từ thành phố Thanh Đảo đều bị tra tấn bằng cách đó. Nhiều học viên cũng bị tra tấn theo cách bị gây ra những vết thương lớn. Một cảnh sát đã đánh bà Lý Thải Linh bằng dùi cui của anh ta và cũng đồng thời đá vào người bà, khiến cho bà bị nhiều vết thâm tím ở phần ngực trở xuống. Kết quả là, bà đã không thể tự đi bộ được. Cảnh sát đã liên tục đấm vào quai hàm của bà Tưởng Phương, khiến cho bà bị chảy máu và bà đã không thể nói hoặc ăn được.. Có tám cảnh sát đã dùng dùi cui điện để chích điện một nữ học viên trẻ từ Giao Châu và đã tỏ ra không khoan dung với học viên đó. Họ chỉ dừng việc tra tấn lại chỉ sau khi điện ở chiếc dùi cui điện đã hết.
Bạo lực được cam kết bởi một cảnh sát trưởng.
Chúng tôi bị đưa đến Phòng liên lạc thành phố Thanh Đảo ở Bắc Kinh vào ngày 24 tháng 11, bị đưa đến Đồn cảnh sát Thành Dương ở thành phố Thanh Đảo vào ngày 25 tháng 11, và sau đó là Đồn cảnh sát Thủy Thanh Câu ở quận Tứ Phương, nơi chúng tôi đã bị treo lên trong hai ngày và bị tra tấn dã man. Cảnh sát trưởng Đổng Toàn Lộc đã còng tay tôi, bà Kiều Vân, và bà Tưởng Phương vào một bộ thanh cửa sổ bằng sắt khiến cho các ngón chân có thể chạm xuống sàn nhưng không phải là toàn bộ gót chân. Chúng tôi đã bị đá, bị tát vào mặt, bị véo tai, và bị dựt tóc. Sau đó họ trói, rồi họ đẩy và dùng dùi cui để đánh chúng tôi. Một trong số họ đã dùng một ngôn ngữ thô tục để đe dọa chúng tôi, “Tôi có thể đưa bà đến nhà hỏa táng sau khi tôi đánh bà đến chết và tôi sẽ không phải chịu trách nhiệm nào; bà sẽ bị coi là tự sát nếu tôi đánh bà đến chết. Theo sự chỉ đạo của các cấp trên, chúng tôi không tấn công những người phạm tội mưu sát hoặc ăn cướp, nhưng chúng tôi chuyên về việc tấn công các học viên Pháp Luân Công.” Anh ta đã đánh vào đầu, mặt, thái dương, và ngực của chúng tôi, rồi dùng một cái gậy đánh vào vai, tay và chân của chúng tôi. Anh ta cũng dùng gậy để thọc vào những phần nhạy cảm của bà Kiều Vân.
Vào đêm ngày 27 tháng 11, sau khi bị tra tấn trong hai ngày, chúng tôi bị đưa đến Nhà tù Thanh Đảo Đại Sơn, nơi có nhiều học viên bị giam giữ. Tôi có vấn đề về tim mạch và việc hít thở được. Tôi đã thở rất khó khăn rất nhiều lần trong một ngày. Hai tuần sau đó, gia đình tôi đã đến đưa tôi về. Sau đó, cảnh sát từ Đồn cảnh sát Thủy Thanh Câu và nhiều người từ Phòng ủy ban vùng lân cận đã đến nhà quấy nhiễu tôi.
Bà Kiều Vân, bà Tưởng Phương và bà Ngô Lệ Dong đã bị tuyên án ba năm lao động cưỡng bức và bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Vương Thôn ở Truy Bác, tỉnh Sơn Đông.
Bị giam ở Trại tẩy não hai lần
Tháng 1 năm 2001, nhiều nhân viên từ Đồn cảnh sát Thủy Thanh Câu và Phòng Ủy ban Vùng lân cận, cùng Phòng 610 đã yêu cầu tôi đến gặp đồn cảnh sát, tôi đã từ chối tham dự. Họ đã lừa chồng tôi và đảm bảo rằng tôi sẽ được thả sau cuộc gặp.
Tuy nhiên, họ đã giữ tôi tại một trại tẩy não ở Khách sạn Đại Hoa ở quận Tứ Phương. Họ đã buộc tôi phải từ bỏ niềm tin và viết một thư bảo đảm, và họ nói rằng họ có thả thôi nếu tôi viết thư đó. Tôi đã tuyệt thực để phản đối. Đến ngày thứ tư, một nhân viên từ Phòng ủy ban vùng lân cận đã đến đưa tôi về.
Ngày 12 tháng 3 năm 2001, có nhiều nhân viên từ Phòng 610 và cảnh sát ở Đồn cảnh sát Thủy Thanh Câu đã lại đưa tôi đến Khách sạn Đại Hoa, nơi họ tổ chức các phiên tẩy não. Sau đó họ hướng dẫn một nhóm người và tổ chức một “nhóm chuyển hóa” chuyên bức hại các học viên Đại Pháp. Do phải chịu những tra tấn về tinh thần và những lời lừa dối mà họ nói với tôi, tôi bị buộc phải viết một thư bảo đảm ngược lại lương tâm tôi để được trở về nhà.
Bà Vương Tiểu Lị đã chết vì bị bức hại
Tháng 2 năm 2002, học viên Đại Pháp, bà Vương Tiểu Lị đã đến Giao Nam để nghỉ Tết Âm lịch cùng cha mẹ bà. Vài người đã tố giác bà với cảnh sát trong lúc bà đang phát các đĩa tài liệu giảng rõ sự thật ở trên phố. Bà đã bị đưa đến Đồn cảnh sát huyện Lang Gia ở Giao Nam , nơi bà đã bị giam trong một tháng. Sau đó, bà bị kết án 18 tháng lao động cưỡng bức. Bà đã trốn thoát trong lúc cảnh sát ở Đồn cảnh sát quận Tứ Phương Thanh Đảo hộ tống bà tới Trại lao động cưỡng bức Vương Thôn. Bà đã trở về Thanh Đảo và sống tạm tại nhà mẹ tôi. Tuy nhiên, cảnh sát đã nghe trộm được điện thoại nhà bà Vương.
Ngày 19 tháng 3 năm 2002, bà Vương đã dùng điện thoại nhà mẹ tôi để gọi về gia đình bà. Nhiều giờ sau đó, lúc 10 giờ tối, nhiều cảnh sát từ Đồn cảnh sát đường Lạc Dương ở quận Tứ Phương và Đồn cảnh sát đường Phù Sơn ở quận Lý Thương đã đến và xông vào nhà mẹ tôi. Bà Vương đã trèo ra ngoài cửa sổ và ngã từ tầng năm trong lúc cố trốn thoát khỏi cảnh sát. Bà đã qua đời sau đó. Cảnh sát đã đưa mẹ tôi đi và giam bà tại Đồn cảnh sát đường Phù Sơn trong một ngày đêm trước khi thả bà.
Bị giam ở một Trại tẩy não lần thứ ba
Vào lúc 7 giờ sáng ngày 20 tháng 3, cảnh sát ở Đồn cảnh sát Thủy Thanh Câu, Phòng 610, và Ủy Ban Vùng lân cận đã đến nhà tôi, nói rằng tôi là một nhân chứng trong cái chết của bà Vương và sẽ giám sát tôi chặt chẽ. Họ nói rằng tôi không được liên lạc với bất kì ai, cũng không được vạch trần sự thật lên trang Minh Huệ. Chồng tôi đã nói rằng tôi không có ở nhà và cũng không thể tìm được tôi. Họ đã giữ chồng tôi tại Ủy ban Vùng lân cận, giữ ông cho đến tận sau 5 giờ tối.
Họ đặt tôi dưới sự giám sát chặt chẽ 24 giờ bắt đầu từ ngày 21 tháng 3. Mười ngày sau khi tin bà Vương mất được đăng trên trang Minh Huệ, họ nói rằng tôi đã là người phát tán thông tin. Vào tháng 4, họ đã lại đưa tôi đến một trại tẩy não tại Đường Minh Hà, thành phố Thanh Đảo.
Ở trại tẩy não, hàng ngày họ ép các học viên phải xem các băng hình nói xấu Pháp Luân Đại Pháp, và viết thư từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp. Họ đã lăng mạ các học viên, những người từ chối hợp tác. Học viên Chu Lập Tân từ thành phố Lai Tây đã từ chối hợp tác, và các nhân viên từ Phòng 610 đã “bức thực” ông dã man bằng một cái ống dẫn, cấm ông ngủ, và kéo ông vào một hội trường lớn để buộc ông phải xem những băng hình vu khống. Học viên Duẫn Tín Vận từ thành phố Thanh Đảo đã bị đánh đập dã man bởi các cai ngục vì đã từ chối viết thư chống lại Pháp Luân Đại Pháp.
Tôi đã bị khó thở do phải chịu đựng trong một thời gian dài. Sau khi tôi bất tỉnh một ngày, quản giáo đã gọi xe tắc-xi đưa tôi về nhà.
Bị liệt vì bị tra tấn dã man
Vào lúc 5 giờ chiều ngày 26 tháng 1 năm 2008, trong lúc tôi đang đi chợ, tôi đã bị bắt bởi Đội cảnh sát phía bắc thành phố Thanh Đảo. Tôi đã bị đưa đến Đồn cảnh sát đường Liêu Nguyên. Cảnh sát đã lấy đi ví và chìa khóa của tôi, rồi về lục soát nhà tôi. Họ đã giữ tôi trong phòng biệt giam ở sân sau và bắt tôi ngồi trên một cái ghế sắt. Lúc 4 giờ chiều ngày tiếp theo, Mẫn Hành từ Đồn cảnh sát đường Liêu Nguyên, Vi Chí Thành từ Đội cảnh sát phía bắc, và Lưu Kiệt từ Đội bài trừ mê tín ở vùng ngoại ô phía bắc đã đưa tôi đến Bệnh viên Hải Từ (một bệnh viện được thiết lập bởi Cục nhà giam tỉnh, dùng để kiểm tra sức khỏe của các học viên Pháp Luân Đại Pháp) để kiểm tra sức khỏe.
Lúc gần 8 giờ tối, có hai người đã đến và đưa tôi đến một phòng khác. Ngay sau đó, có tám cảnh sát đưa đến một người đàn ông đeo một cái mặt nạ đen. Họ đã đá và kéo ông đó vào phòng. Tôi đã nghe thấy tiếng của học viên Duẫn Tín Hiểu, nói rằng, “Tại sao các ông bắt cóc tôi? Các ông đang vi phạm luật pháp.”
Sau 10 giờ đêm, Mẫn Hành đưa tôi đến một phòng ở tầng một, nơi mà anh ta, Vi Chí Thành và Lưu Kiệt đã thẩm vấn tôi, cố ép tôi phải thừa nhận rằng tôi đã yêu cầu những người khác in những quyển “Cửu Bình” và tôi đã mua thiết bị và tài liệu, nhưng tôi đã từ chối. Cảnh sát Mẫn đã nói với tôi rằng bất kì người nào muốn lật đổ ĐCSTQ hoặc chống lại ĐCSTQ đều là yêu cầu được chết. Anh ta đã đấm và đá tôi, quát to rằng anh ta sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu anh ta đánh tôi đến chết bởi vì tôi có thể bị “chết bởi bệnh tim hoặc bị cao huyết áp,” do anh ta đã có báo cáo về sức khỏe của tôi để làm bằng chứng. Anh ta cũng nói rằng cấp trên của anh ta đã trao quyền cho anh ta xử lý. Cảnh sát Mẫn đã dùng ngôn ngữ thô tục trong lúc anh ta đánh tôi và giựt tóc tôi. Anh ta đã tra tấn tôi trong nhiều giờ.
Vào một buổi sáng, phụ tá quản giáo Tôn và Tiết đã yêu cầu học viên Duẫn Tín Hiểu đeo một tấm kim loại vào nách để chụp ảnh ông và lấy dấu vân tay của ông. Nhưng ông Duẫn đã từ chối hợp tác. Tôn sau đó đã gọi cảnh sát Mẫn Hành đến đánh ông Duẫn.
Có nhiều cảnh sát đã thẩm vấn ông Duẫn và tôi trong một đêm. Tôi đã bị đưa đến phòng của Lý Cương ở tầng hai, còn ông Duẫn bị đưa đến một phòng khác, đi ngang qua phòng của cảnh sát Lý. Cảnh sát Mẫn bắt đầu đấm và đá tôi, sau đó là nhiều cảnh sát khác. Cảnh sát Mẫ đã dùng một thứ mà tôi không biết để đánh vào trán tôi, để lại một vết thâm tím ở trên trán tôi trong nhiều tháng.
Có một cảnh sát khác đã đánh và giựt tóc tôi, cố ép tôi phải thú tội, nhưng tôi đã từ chối. Anh ta đã bóp chặt vào thái dương của tôi khiến tôi cảm thấy choáng váng. Tôi đã hỏi anh ta đến từ đâu và anh ta nói rằng anh ta thuộc Đơn vị số ba của Đội cảnh sát phía bắc. Tôi nói rằng tôi có thể nộp đơn khiếu nại anh ta, và anh ta nói rằng họ sẽ không để tôi đi cho tới khi tôi thú tội. Anh ta cũng nói rằng họ đã đối xử với các học viên Pháp Luân Công như những tử tù.
Tôi đã nghe thấy những cảnh sát khác đánh ông Duẫn ở phòng khác.
Vào một đêm, cảnh sát Mẫn đã ép tôi phải thừa nhận rằng tôi đã chỉ đạo ông Duẫn đi phát “cửu bình” ở các thành phố bên cạnh. Tôi đã nói với anh ta rằng ông Duẫn chỉ đưa những dụng cụ sửa nhà và chở các công nhân đến công trình thi công. Cảnh sát Mẫn đã đấm và đá tôi. Khi tôi hỏi tên anh ta, anh ta nói với tôi rằng anh ta chịu trách nhiệm trường hợp của tôi và Đội trưởng Trần ở Đồn cảnh sát đường Liêu Nguyên đã cho phép anh ta đánh tôi. Anh ta vẫn tiếp tục đánh tôi, khiến tôi bị bất tỉnh.
Sau đó vài người đã đánh thức tôi dậy. Tôi mở mắt và nhìn thấy hai cảnh sát đang kéo tôi từ sàn nhà ra sân sau.
Vào một buổi sáng, Vi Chí Thành và một cảnh sát khác đã thẩm vấn tôi. Tôi nói với họ rằng tôi muốn trình báo cảnh sát Mẫn và những người khác đã dùng hình thức tra tấn để thẩm vấn tôi.
Vào buổi chiều, hai cảnh sát từ Cục an ninh công cộng Thanh Đảo đã đến gặp tôi. Một trong hai người là Vương Minh Triết. Tôi đã nói với họ cách mà cảnh sát Mẫn đã tra tấn tôi và cho họ xem những vết thương ở trên người tôi. Bàn chân của tôi đã bị sưng khiến tôi không thể cởi được tất. Tôi đã yêu cầu họ làm gì cái gì đó với anh Mẫn. Họ nói rằng họ có thể và viết lại những thông tin mà tôi đã đưa cho họ. Họ yêu cầu tôi ký vào báo cáo mà họ viết để chứng minh rằng họ không dùng hình thức tra tấn để thẩm vấn tôi, nhưng cảnh sát Mẫn từ Đồn cảnh sát Liêu Nguyên đã làm, và tôi đã ký tên vào đó. Ngày tiếp theo Vương Minh Triết lại đến, tôi đã hỏi anh ta đã đưa yêu cầu của tôi lên cấp trên chưa, anh ta hằn học trả lời rằng không ai có thể chứng minh rằng cảnh sát Mẫn đã tra tấn tôi. Anh ta cố ép tôi phải thú tội và xé ảnh Sư Phụ ngay trước mặt tôi. Không ai thừa nhận rằng họ đã tra tấn tôi. Tôi đã một lần trình báo việc tôi phải chịu tra tấn lên Đội trưởng vùng ngoại ô phía bắc, Trần, khi ông ta đến nói chuyện với tôi. Ông ta hứa rằng ông ta sẽ xem xét lại vấn đề này, nhưng đã không có gì xảy ra.
Ngày 4 tháng 02, toàn cơ thể tôi đã bị sưng tấy. Tôi bị đau đầu, khó thở trong nhiều ngày. Cảnh sát đã đưa tôi đến Bệnh viện Hải Từ. Bác sĩ đã đưa cho tôi vài loại thuốc và đưa một ống thông nước tiểu vào người tôi. Cảnh sát đã đưa tôi về đồn cảnh sát. Cơ thể tôi lúc đó rất yếu. Tôi thở rất khó khăn và không có đủ sức để nói. Tôi cũng không thể ngồi được. Còn nữa, cảnh sát đã ép tôi phải ngồi xuống và không cho tôi ngủ. Họ liên tục gọi tên tôi và yêu cầu tôi phải thú tội. Tôi đã không ngủ trong chín ngày liên tiếp.
Vào ngày Tết âm lịch, 7 tháng 2, tôi đã không thể đứng dậy được và đã bị choáng. Họ đã đưa tôi đến Bệnh viện Hải Từ. Bốn bác sĩ ở bốn chuyên môn khác nhau đã kiểm tra tôi và nói với cảnh sát rằng tôi bị bệnh đông máu nghiêm trọng, bệnh tim, cao huyết áp, và bị bệnh thận. Bác sĩ nói với cảnh sát rằng phải liên lạc với gia đình tôi để thông báo với họ rằng tôi phải chịu phẫu thuật để cắt bỏ các cục đông máu. Một cảnh sát đã gọi cấp trên của anh ta, và sau đó nói với bác sĩ rằng anh ta không được phép để tôi ở bệnh viện.
Vào lúc chiều, cảnh sát Duẫn Trí Quân, và Trương Hồng Đẳng đã đưa tôi đến Bệnh viện thành phố. Bác sĩ ở đó nói rằng tôi bị bệnh đông máu và cần phải ở bệnh viện, và nếu các cục máu đó di chuyển đến phổi của tôi, thì sẽ quá muộn. Tôi đã yêu cầu được gặp gia đình tôi. Cảnh sát đã yêu cầu một bác sĩ lập báo cáo nói rằng tôi đã từ chối hợp tác và từ chối việc chữa trị.
Bác sĩ đã kê mười cách điều trị IV. Tuy nhiên cảnh sát đã dừng phương pháp điều trị IV sau khi tôi chỉ hoàn thành xong năm bước, tuyên bố rằng họ có thể tra tấn tôi đến tàn tật.
Trong thời gian đó, một người tốt bụng đã thông báo cho gia đình về trường hợp của tôi. Nên hàng ngày gia đình tôi đều đến Đồn cảnh sát Liêu Nguyên, Cục an ninh công cộng thành phố, và Phòng Thư từ và Khiếu nại để khiếu nại liên quan đến việc tôi bị tra tấn bởi cảnh sát và sức khỏe của tôi trở nên xấu đi. Cảnh sát ở Đồn cảnh sát phố Liêu Nguyên đã không muốn cho gia đình tôi biết rằng tôi đã bị tra tấn thậm tệ và đã không cho gia đình tôi lên tầng trên để gặp lãnh đạo. Cảnh sát Mẫn đã đánh chồng tôi xuống sàn nhà ở hội trường lớn nhiều lần. Con gái tôi đã cố ngăn cảnh sát Mẫn lại, và anh ta đã quay lại và đánh cả con gái tôi.
Chồng tôi đã không nhận được bất kỳ phản ứng nào từ chính quyền thành phố Thanh Đảo. Nên ngày 18 tháng 2, ông đã gửi nhiều thư đến các Viện kiểm sát ở thành phố, tỉnh, và Bắc Kinh. Ông cũng thuê một luật sư cho tôi. Phòng 610 đã đuổi người luật sư, tuy nhiên, nói rằng trường hợp của tôi quá lớn cho bất cứ luật sư nào thụ lý.
Cảnh sát từ Đội cảnh sát phương bắc đã đến khám xét con gái tôi tại công ty của cô và đưa cô đến Đồn cảnh sát phố Giao Châu, yêu cầu cô thú nhận rằng mẹ cô đã đưa nhiều người đến công ty cô để tải một số mục, nhưng con gái tôi đã từ chối. Họ đã không thả con gái tôi cho đến khi gia đình tôi đi tìm cô.
Ngày 24 tháng 2, toàn thân tôi đã bị sưng tấy và bị đau nhức. Tôi bị đau ở ngực, ho, và bị khó thở. Cảnh sát đã đưa tôi đến Bệnh viện Sơn Đại. Cảnh sát Nhiệm và cảnh sát Kiến Công từ Đồn cảnh sát phố Liêu Nguyên đã kéo tôi vào trong thùng xe ô tô. Đường đi quá mấp mô khiến tôi bị choáng và nôn mửa. Tôi đã không thể đi được từ lúc đó. Một bác sĩ nói với cảnh sát rằng họ không nên kéo tôi và nên đặt tôi trong một chiếc xe lăn, họ đã làm. Tuy nhiên, sau khi bác sĩ khám cho tôi, cảnh sát đã từ chối để bác sĩ chữa cho tôi, nói rằng cấp trên của họ không cho phép bất cứ việc chữa trị nào.
Ngày 18 tháng 2, tôi nghe thấy Lý Cương nói với hai phụ tá quản giáo đưa học viên Duẫn Tín Hiểu đến Đồn cảnh sát phố Diên An. Tôi đã nghe vài người nói rằng một người đàn ông trẻ tuổi đã ngồi trên một cái ghế sắt và không được phép ngủ trong tám ngày.
Ngày 21 tháng 2, tôi cảm thấy rất khó khăn khi thở và chịu những đau đớn từ vùng bụng và lưng, cùng với việc chảy máu. Toàn thân tôi bị tê liệt. Dạ dày của tôi đã sưng phồng lên khiến tôi giống như người mang thai. Cảnh sát đã đưa tôi đến Bệnh viện Sơn Đại để xét nghiệm. Bác sĩ lại yêu cầu tôi phải ở bệnh viện để phẫu thuật bởi tôi bị bệnh lạc nội mạc tử cung. Cảnh sát đã lại từ chối yêu cầu của bác sĩ và đưa tôi trở lại đồn cảnh sát.
Ngày 22 tháng 2, Cục an ninh công cộng thành phố Thanh Đảo đã chuyển tôi đến một trại tẩy não được thiết lập bởi Phòng 610, ở số 34 đường Minh Hà, thành phố Thanh Đảo. Tôi đã từng bị những bệnh như đã từng phẫu thuật tách dính ruột, tắc nghẽn ruột, và viêm thận đều bị tái phát. Tôi phải dựa vào thuốc để điều khiển cơ thể, nhưng các nhân viên từ Phòng 610 đã dừng tất cả việc chữa trị của tôi. Cảnh sát Lâm Trì Côn, Mã Diễm Lệ, Tôn Quế Mỹ nói rằng tôi không có bất cứ quyền lợi gì hết bởi vì tôi là tội phạm chính trị và tôi phải bị tra tấn đến chết. Tại Phòng 610, tôi phải báo cáo với họ khi nào tôi ăn, uống, hoặc dùng nhà vệ sinh. Tôn Quế Mỹ còn chỉ đạo các phụ tá không được quay hoặc tắm cho tôi, nói rằng tôi phải bị tra tấn để nhận tội.
Trong tháng 3, cảnh sát ở Khu vực phía bắc thành phố bắt đầu đến đến thẩm vấn. Nhiều cảnh sát đã thẩm vấn tôi hàng ngày. Họ gồm Trần, đội trưởng khu vực phía bắc; Tiếu Hồng và Lưu Kiệt, đội trưởng và đội phó của Đội bài trừ mê tín; Lý Chí Kiên, cảnh sát phụ trách “Việc của 13 người”; Lưu Đức Quân; Vu Hồng Cương, đội trưởng ở Đồn cảnh sát phố Diên An, Hác Vĩnh Cường; Vu Vĩnh Kiệt từ Đồn cảnh sát phố Hợp Phì; Vương Ba từ Đồn cảnh sát phố Trữ Hạ và Lý từ Đồn cảnh sát phố Giao Châu. Hàng ngày họ thẩm vấn tôi, cố ép tôi phải thú tội. Họ nói với tôi rằng họ có kết tội tôi ngay cả khi họ không có lời thú tội từ tôi. Họ nói rằng trường hợp của tôi là trường hợp thứ nhất ở Cục an ninh công cọng tỉnh, rằng cục trưởng trực tiếp giám sát trường hợp này.
Sức khỏe của tôi tiếp tục xấu đi. Tôi bị bệnh đau đầu, khiến cho khả năng nhìn của tôi bị ảnh hưởng, tôi bị đau ở ngực và khó thở, tôi cũng bị bất tỉnh nhiều lần. Họ đã đưa tôi đến Bệnh viện Thanh Đảo Đại Sơn, là nơi bác sĩ chữa trị cho tôi. Tuy nhiên, cảnh sát không cho phép tôi lấy thuốc. tôi lại khiếu nại lên Trần một lần nữa về việc không được chữa trị sau khi phải chịu tra tấn. Trần lại nói rằng ông ta sẽ xử lý khiếu nại của tôi.
Vào một ngày cuối tháng 3, lúc 6 giờ tối, cảnh sát Vương Ba, Hác Vĩnh Cường, Vu Vĩnh Kiệt, Lý Chí Kiên, và nhiều người khác đã đến trại tẩy não và yêu cầu một quản giáo đưa cho tôi thuốc chữa bệnh tim. Họ đã đưa học viên Duẫn Tín Hiểu, người đã bị còng và bị cùm, để cố ép tôi thú tội. Ngay sau đó, họ đã yêu cầu một quản giáo mang cho ông ấy ít đồ ăn. Ông Duẫn do quá đói nên ông đã ăn hết đồ ăn. Thật tồi tệ khi nghe ông Duẫn nói những điều chống lại lương tâm ông. Tôi đã khóc lớn, không thể kiềm chế được bản thân. Tôi đã bất tỉnh nhiều lần trong đêm đó, khiến cảnh sát đã đưa thuốc trị bệnh tim cho tôi.
Hai ngày sau, Vu Hồng Cương, đội trưởng Đồn cảnh sát Diên An; Hác Vĩnh Cường, Vương Ba từ Đồn cảnh sát phố Trữ Hạ, Vu Vĩnh Kiệt, Lý, Lý Chí Kiên và nhiều người mà đã thẩm vấn tôi hàng ngày, đã đe dọa tuyên án tôi 15 năm tù.
Ông Lý từ Đồn cảnh sát phố Giao Châu đã cho tôi xem một đoạn băng hình trên điện thoại nói về học viên Lưu Liên Quân đã bị đánh bởi cảnh sát trong lúc nằm ở trên sàn và hô lớn ”Pháp Luân Đại Pháp hảo” Vu Vĩnh Kiệt cũng cho tôi xem một đoạn băng khác nói về một bé gái diễn tả em nhớ mẹ em như thế nào. Vu cũng nói với tôi rằng cục trưởng muốn bắt con gái tôi.
Gia đình đã đến thăm và mang quần áo cho tôi. Tuy nhiên, họ đã bị lăng mạ và bị đưa đi bởi các nhân viên Phòng 610, gồm có Lâm Trì Côn, Khương Thuần Bân, Mã Diễm Lệ và Thôi Đích. Lâm Trì Côn đã kéo cổ chồng tôi và đẩy ông xuống dưới nhà. Quần áo mà gia đình mang đến cho tôi đều bị giữ lại tại trại tẩy não. Khi cảnh sát đưa tôi đến Bệnh viện Thanh Đảo Sơn Đại vào ngày 14 tháng 5, tôi vẫn mặc cái áo khoác từ lúc tôi bị bắt đến giờ. Và mãi cho đến tận ngày 16 tháng 7 khi ai đó ở trại tẩy não đã đưa quần áo cho tôi.
Ngày 25 tháng 4, cảnh sát Tiếu Hồng, Lý Chí Kiên, Lưu Đức Quân, Lan Hiếu Đông và Duẫn Trí Quân từ Đồn cảnh sát đường Liêu Nguyên đã đưa tôi đến Bệnh viện Thanh Đảo Sơn Đại, gia đình đã tìm thấy tôi ở đó. Tôi đã rất gầy và yếu khiến gia đình tôi nhất định muốn đi cùng tôi đến gặp bác sĩ để được chữa trị. Tuy nhiên, Tiếu Hồng đã đưa một xe cảnh sát đến và cảnh sát đã ngăn không cho gia đình lại gần tôi. Trong lúc xét nghiệm, một bác sĩ nói rằng tôi đã bị biến chứng của bệnh đông máu, và không có cách chữa trị tốt nào. Ông ấy đã gợi ý tôi mang hai chiếc tất co dãn để giúp cho việc hồi phục. Tôi đã yêu cầu, nhưng cảnh sát Lan Hiếu Đông nói rằng họ đã nhận được chỉ thị từ chối bất cứ cách chữa trị nào. Gần như ngày nào gia đình tôi cũng đến các cơ quan khác nhau để yêu cầu việc chữa trị cho tôi, nhưng cảnh sát đã từ chối.
Ngày 14 tháng 5, tôi đã bị chảy máu ở vùng dạ con bởi vì cảnh sát Mẫn Hành đã đá mạnh vào vùng bụng của tôi, khiến tôi bị thiếu máu. Mặt và môi của tôi trở nên nhợt nhạt, toàn thân tôi bị tê liệt và lạnh, khiến tôi bị mất cảm giác. Họ đã lại đưa tôi đến Bệnh viện Thanh Đảo Đại Sơn và bác sĩ đã yêu cầu tôi ăn gì đó để bổ sung việc thiếu máu. Văn phòng khu phía bắc thành phố đã thông báo gia đình mang thuốc Trung Y đến cho tôi, nhưng tôi không bao giờ nhận được chúng bởi vì Khương Thuần Bân và Mã Diễm Lệ đã giữ chúng.
Ngày 2 và 3 tháng 6, cảnh sát Duẫn Trí Quân, Trương Hồng, và Lý Yến từ Đồn cảnh sát đường Liêu Nguyên đã đưa tôi đến Bệnh viện Hải Từ. Bác sĩ nói rằng điều đầu tiên cần làm là chấm dứt việc chảy máu, hoặc tôi sẽ chết. Duẫn và Trương nói rằng họ không thể quyết định việc cho phép tôi ở lại bệnh viện và cần phải thông báo lên cấp trên. Họ đã đưa tôi trở lại trại tẩy não thay vì việc điều trị.
Ngày 16 tháng 7, cùng với Thế Vận Hội Bắc Kinh đang đến gần, trại tẩy não đã chuyển từ đường Minh Hà đến tầng thứ hai ở Trung tâm đào tạo công dân dự bị ở số 67 đường Thiệu Hưng. Bởi vì tôi không thể đi lại được, tôi đã nằm trên nền nhà trong hơn một giờ, để đợi được đưa đến nơi mới. Khi cảnh sát Lý Yến từ Đồn cánh sát đường Liêu Nguyên đến, bà ta đã cấm không cho người ta dựng tôi dậy và đã ra lệnh bắt tôi phải tự đứng dậy và bước đi. Bà ta cũng dùng tay kéo và đá tôi. Từ lúc tôi không thể đứng dậy được, bà ta đã cuộn tôi trong một chiếc khăn trải giường và cho tôi vào trong xe ô tô, khiến cho tôi bị nôn và ngạt thở.
Trại tẩy não mới cũng giam giữ các học viên từ Bình Độ và Lai Tây. Hàng ngày cảnh sát ép các học viên xem các băng hình nói xấu Pháp Luân Đại Pháp, và ép họ nghe Khương Thuần Bân, Tôn Quế Mỹ nói xấu Pháp Luân Đại Pháp. Cảnh sát cũng cố ngăn các học viên nhìn thấy tôi bị tra tấn đến tàn tật. Họ cũng luôn chắc rằng tôi luôn đóng cửa, khiến cho những người khác không thể nhìn thấy những vết thương của tôi, mặc dù tôi đã kịch liệt phản đối.
Tôi đã tuyệt thực để phản đối việc bị Lâm Trì Côn lăng mạ và yêu cầu được gặp giám đốc trại tẩy não. Chỉ đến khi Viện trưởng viện kiểm soát Hồng Tuấn Giang đến thăm thì họ mới mở cửa ra một chút.
Ngày 22 tháng 8, Lữ Cường từ Viện kiểm sát phía bắc thành phố và cảnh sát Lý Chí Kiên từ Khu phía bắc thành phố, người phụ trách “Việc của 13 người”, đã đến trại tẩy não và nói với tôi rằng Viện kiểm soát bắt đầu giám sát tôi từ ngày hôm nay. Tôi đã khiếu nại lên Lữ Cường về việc tôi bị tra tấn trong lúc thẩm vấn. Tôi đã yêu cầu viết lại lời khiếu nại của tôi. Lữ đã viết một đơn khiếu nại đơn giản cho tôi và đọc cho tôi nghe. Ông ta cũng hứa rằng ông ta sẽ đưa đơn khiếu nại của tôi lên cấp trên. Tôi đã hỏi ông ta đã đọc báo cáo kiểm tra sức khỏe của tôi chưa, và ông ta nói rằng Viện kiểm sát không bao giờ xem những báo cáo đó.
Ngày 22 tháng 9, Thẩm phán Vương Qua và thư ký thẩm phán Trương Thiến từ Tòa án phía bắc thành phố cùng với Lý Chí Kiên đến trại tẩy não để chuyển cái gọi là bản cáo trạng cho tôi. Tôi đã không nói được, khó thở và đã bị ốm trên 10 ngày. Cảnh sát đã không đưa tôi đến bệnh viện, thay vào đó họ đã liên lạc với một bác sĩ Trung Y để đưa cho tôi vài thang thuốc để làm hạ huyết áp và chữa bệnh cho tôi.
Ngày 26 tháng 9, cảnh sát Lý Chí Kiên từ trại tẩy não đã gửi cho chồng tôi và yêu cầu ông đưa tôi về để chữa trị, tuyên bố rằng khi Thế Vận Hội Bắc Kinh và Thế Vận Hội Đặc Biệt kết thúc, tôi có thể tập Pháp Luân Công ở nhà nếu tôi muốn. Nhưng lúc đó tôi đã không thể di chuyển từ vùng eo trở xuống, không thể nói, liên tục trong tình trạng bất tỉnh, rất gầy, tôi chỉ nặng khoảng 36 cân khi tôi về nhà, trái với lúc khi tôi bị bắt vào tháng Giêng, tôi nặng khoảng 55 cân.
Ngày 27 tháng 9, Thẩm phán Vương Qua và thư ký thẩm phán Trương Thiến đã đến nhà tôi, nói rằng tòa án đã giám sát tôi.
Ngày 22 tháng 10, Phòng 610 đã thông báo với tôi rằng tôi cần đến tòa án trong hai ngày sau, bất chấp sức khỏe của tôi. Ngay sau đó, tòa án đã hoãn buổi lấy lời khai.
Ngày 29 tháng 12, chồng tôi đã gửi tòa án thư yêu cầu cho phép tôi được đi đến các thành phố khác để chữa trị, từ khi các bệnh viện lớn ở thành phố Thanh Đảo thông báo rằng tôi đã bỏ lỡ việc điều trị thích hợp khi thời gian là quan trọng, và tốt nhất là tôi nên đến Bắc Kinh hoặc Thượng Hải để được điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, tòa án không bao giờ chấp thuận yêu cầu này.
Ngày 30 tháng 12, Thẩm phán Vương Qua và thư ký thẩm phán Trương Thiến đã đưa bản cáo trạng thứ hai đến cho tôi và tách trường hợp của tôi với “Việc của 13 người.” Tôi đã nói với họ chi tiết về việc tôi bị tra tấn trong lúc thẩm vấn như thế nào và bản cáo trạng đã sai vì tôi không mua máy móc và tài liệu, cũng như tôi không yêu cầu những người khác đi phát cửu bình. Trương đã ghi lại những gì tôi nói và đã đọc lại cho tôi nghe.
Ngày 11 tháng 2 năm 2009, có bốn người ở toà án, bao gồm người đứng đầu quan tòa và Vương Qua đã đến nhà tôi. Gia đình tôi đã lại nói với họ về việc tôi bị tra tấn dã man trong lúc thẩm vấn và yêu cầu cho tôi được đi đến các thành phố khác để chữa trị. Gia đình tôi cũng nói với họ rằng vì sự cố ý của cảnh sát, mà tôi đã không được chữa trị trong lúc đó. Kết quả là, tôi đã bị nhiều biến chứng, bao gồm bệnh đông máu ở hông, chân và ngực; bị biến dạng ở xương, chấn thương ở lưng, chân, bị vôi hóa mỡ ở dưới da, cao huyết áp, thu hẹp động mạch phổi chính, động mạch vành và bị dồn ngược của van ba lá ở tim, suy giảm của tâm thất trái, và bệnh lạc nội mạc tử cung nghiêm trọng. Tôi đã bỏ lỡ thời gian quan trọng để nhận được giải phẫu và đã quá muộn. Các bác sĩ nói với gia đình tôi rằng phẫu thuật sẽ gây nguy hiểm trong điều kiện sức khỏe yếu và bị đông máu của tôi, và tôi có thể chết trong khi phẫu thuật. Bác sĩ cũng nói rằng tôi phải rất cẩn thận để không bị bất cứ nhiễm trùng nào, vì nguy cơ bị tháo khớp.
Ngày 18 tháng 5, Vương Qua đã gọi chồng tôi đến lấy cáo trạng, và chồng tôi trở về nhà thông báo rằng tòa án đã quyết định dừng việc truy tố tôi.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/16/210463.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/11/12/112317.html
Đăng ngày 26-11-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.