Viết bởi một đệ tử từ tỉnh Shangdong, Trung Quốc

[Minh Huệ] Sư phụ thường nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giảng rõ sự thật và Ngài nói rõ rằng đó là việc cần thiết mà mổi chúng ta phải làm. Mỗi đệ tử Đại Pháp nên nổ lực hết sức làm việc đó. Sau đây là những kinh nghiệm và hiểu biết của tôi về làm sao để chúng ta giảng rõ sự thật được tốt:

1. Học Pháp nhiều thì càng hiểu nhiều về sự quan trọng của giảng rõ sự thật, và cố gắng không bỏ một ai nếu họ chưa biết sự thật. Tôi hiểu rằng thân nhân, họ hàng của tôi, bạn bè, đồng nghiệp và láng giềng… tất cả chúng sanh đều là mục tiêu cho tôi giảng rõ sự thật và cứu độ họ trong giai đoạn quan trọng này. Tôi có trách nhiệm nặng nề đối với tương lai của họ, và tôi không có lý do gì bỏ họ ra khỏi trách nhiệm cứu độ của tôi. Tuy nhiên, tôi không thể ràng buộc tôi giảng rõ sự thật và cứu độ những chúng sanh như trên, mà tôi phải giảng rõ sự thật và cứu độ một diện rộng lớn và nhiều hơn nữa. Mổi đệ tử Đại Pháp chúng ta không có quyền bỏ sót một ai, có thể là họ có quan hệ với chúng ta hay không, có thể là có thiên duyên với chúng ta hay không trong hiện tại cũng như trong quá khứ.

2. Dùng tất cả khả năng, trí tuệ và thực hiện một cách hữu hiệu. Tôi đã dùng những phương pháp như sau để giảng rõ sự thật: viết tài liệu để giảng rõ sự thật, trực tiếp giảng rõ sự thật, giảng rõ sự thật bằng điện thoại, phân phát tài liệu giảng rõ sự thật, và gởi tài liệu giảng rõ sự thật bằng bưu điện. Không cần biết là ở đâu, tôi không thể bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào.

3. Giữ vững Chính niệm và chánh hành, không ích kỷ hay sợ sệt. Trong khi tôi giảng rõ sự thật, tôi cũng đã gặp nhiều “nguy hiểm”, nhưng tôi đã biến những nguy hiểm đó thành an toàn cho tôi. Tôi hiểu điều này được là vì sự giúp đỡ của Sư phụ và Chính niệm vững mạnh của tôi. Tôi cũng hiểu rằng tôi phải luôn luôn tu luyện tinh tấn và không để Thế lực cũ lợi dụng những sơ hở của tôi.

4. Không nên vội vàng kết luận là một số người không thể cứu độ được. Có lần tôi gặp một người rất cứng đầu vào lúc đầu và không chấp nhận sự thật nào cả. Tôi biết rằng anh ta đã bị đầu độc bởi tà ác và những ý tưởng này không phải là tự anh ta. Lần thứ ba khi tôi chân tình giảng rõ sự thật cho anh ta, anh ta chấp nhận. Điều quan trọng nhất là sự chân tình của chúng ta, sự nhẫn nại, và từ bi mà chúng ta biểu lộ khi chúng ta giảng rõ sự thật. Sư phụ nói rằng:

Lòng từ bi có thể hoà tan như giòng suối của trời và đất, Chính niệm có thể cứu độ được thế nhân” (Hồng ngâm ll, tạm dịch)

5. Đối với những người không hiểu chúng ta và nghĩ rằng chúng ta không nên giảng rõ sự thật vì sự an toàn của gia đình chúng ta, tôi thường cho họ một ví dụ “Nếu có lần tôi gặp nguy hiểm, và bạn đã dám liều mình cứu tôi . Bạn là vị cứu sinh của tôi và tôi biết bạn là người tốt. Nhưng có một ngày một số người có quyền hành và thế lực muốn dùng thủ đoạn để giết bạn vì tham vọng của họ, và họ sử dụng toàn lực để đe doạ, rồi lừa dối, mạ lỵ, dùng quyền hành của họ để cố tình ám hại bạn. Nếu họ muốn tôi hại bạn, và nói với tôi là bạn không hề giúp tôi, mà bạn còn hại tôi nữa, thì tôi phải làm gì đây? Nếu tôi nghe theo họ, tôi sẽ có lợi cho tôi, nhưng mất lương tâm của tôi, Nếu tôi không nghe theo họ, họ bắt gia đình tôi, làm cho gia đình tan nát, thì tôi phải làm sao bây giờ?” Đến lúc này, những người nghe câu chuyện này đều đồng ý rằng tôi nên giữ đúng lương tâm tôi . Vậy thì họ đã hiểu được sự thật và rất dễ dàng giảng rõ sự thật cho họ, và họ sẽ hiểu tại sao chúng ta làm công việc giảng rõ sự thật cho họ.

6. Khi tôi giảng rõ sự thật, tôi thường nhắc đến rằng, thật không dễ dàng cho các đệ tử Đại Pháp đi phân phát tài liệu từng người. Vì để cho mọi người được biết sự thật, các đệ tử thường bị bắt, bị tra tấn, đánh đập, giam cầm, và ngay cả thiệt mạng nữa. Dầu vậy, vẫn có nhiều đệ tử không màng nguy hiểm vì muốn mọi người biết được sự thật. Nói rỏ đến vấn đề này rất dễ làm cho họ cảm động và chấp nhận sự thật.

28-12-2004

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/12/28/92332.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/1/10/56412.html.

Dịch và đăng ngày 11-1-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share