Viết bởi Fang Hui

[Minh Huệ] Vào ngày 8 tháng 1 năm 2005, chừng 4000 đệ tử Pháp Luân Công từ khắp Đài loan và hải ngoại đã tề tập tại Đài Tưởng niệm Quốc gia Tưởng Giới Thạch mặc dù thời tiết mưa lạnh. Các đệ tử ôm những tấm hình của các đệ tử Pháp Luân Công bị giết hại tại Trung Quốc và biểu ngữ cùng hình ảnh của chính sách khủng bố dã man của bè phái Giang Trạch Dân tại Trung Quốc. Các đệ tử đứng thành một hàng dài 6 cây số tạo thành “Vạn lý Trường thành của Công lý” tại Đài bắc, để kêu gọi chấm dứt chính sách khủng bố Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Những cuộc triển lãm chống tra tấn được tổ chức trên bảy xe chở hàng lớn và di chuyển dọc theo East Chonghsiao Road để cho công chúng được chứng kiến. Nhiều người kinh ngạc, cảm động khi chứng kiến những cảnh tượng này.

Hội Pháp Luân Đại Pháp tại Đài loan cũng đã tổ chức một cuôc họp báo vào lúc 10:30 sáng cùng này. Những người tham dự gồm có Mr. Chang Ching-his, chủ tịch Hội Pháp Luân Đại Pháp Đài loan, Cô Chu Wanchi, đại diện cho các luật sư trong tổ chức Toàn cầu đưa Giang Trạch Dân ra công lý, và ông Liu Binghua, thư ký của Hội Đài loan giải cứu các đệ tử Pháp Luân Công đang bị khủng bố. Phóng viên từ AP, Taiwan TV, China TV, và Education Radio Broadcasting Station đến thu hình, thu tin. Vào ngày 9 tháng 1 năm 2005, Pháp Hội Chia sẻ kinh nghiệm Pháp Luân Công được tổ chức tại Trung tâm thương mãi Quốc tế tại Đài bắc và sẽ có chừng 5000 đệ tử tham dự.


Mr. Chang Ching-his, chủ tịch Hội Pháp Luân Đại Pháp tại Đài loan


Cô Chu Wanchi, đại diện nhóm Luật sư trong chiến dịch Toàn cầu đưa Giang trạch Dân ra Công lý


Ông Chang Ching-his được báo chí và TV phỏng vấn


Các đệ tử Pháp Luân Công đứng thành “Vạn lý Trường thành của Công lý” tại Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch.

Mười chín đệ tử Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết trong mổi tháng tại Trung Quốc, một vụ vi phạm nhân quyền lớn nhất trong thế kỷ 21.

Theo Minhhuệ.net, từ tháng 7 năm 1999 đến ngày 2 tháng 1 năm 2005, có ít nhất 1, 247 đệ tử Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết và trung bình là 19 đệ tử bị giết hại trong mổi tháng. Tuổi trung bình của họ là 46. Con số đệ tử bị giết hại vẫn còn đang leo thanh và con số chính thức còn cao hơn con số được báo cáo rất nhiều. Trong số những đệ tử bị giết hại, có 643 là phụ nữ (51.56%) mà trong đó có 27 đệ tử bị hãm hiếp đến chết, và số tuổi trung bình là 47; có 593 nam giới (47.55%) với số tuổi trung bình là 45; và 11 đệ tử (.88%) không biết hệ phái. Con số đệ tử bị giết hại cao nhất tại tỉnh Heilongjiang, Jilin, Liaoning, Hebei, Shandong, Sichuan, và Hubei (theo thứ tự cao nhất đến thấp nhất).

Dựa theo báo cáo của Tổ chức Thế giới Điều tra khủng bố Pháp Luân Công (WOIPFG), chế độ Cộng sản Trung Quốc đã lạm dụng một phần tư tài nguyên Trung Quốc để khủng bố Pháp Luân Công, bao gồm việc trả lương cao, hậu thưởng cho những nhân viên có công trong chính sách khủng bố Pháp Luân Công như Phòng 610, xây thêm các trại cưỡng bức lao động, tuyển thêm công an để lùng sục và bằt bớ đệ tử, đầu tư vào truyền thông để mạ lỵ Pháp Luân Công và thuê thổ phỉ để hành hung các đệ tử Pháp Luân Công.

Mr. Chang Ching-his bày tỏ rằng đây là chính sách khủng bố dã man nhất của thế kỷ 21. Từ khi chính sách khủng bố phát động đến nay, đã có hàng triệu đệ tử Pháp Luân Công tại Trung Quốc bị bức hại, nếu một người trong gia đình tu luyện Pháp Luân Công thì cả gia đình, họ hàng, bạn bè đều bị liên can, và số người bị bức hại lên hơn trăm triệu người. Những phương pháp tra tấn vô cùng dã man, hiểm độc, và chính sách khủng bố này chính là “chính sách diệt chủng”.

Giang Trạch Dân phát động chính sách khủng bố vào năm 1999 và ra lệnh thành lập Phòng 610 để chủ đạo việc bức hại các đệ tử Pháp Luân Công trên toàn Trung Quốc. Y thực thi chính sách “Triệt hạ thanh danh, đánh đổ tài chính và tận diệt mạng sống” và “Không ai bị trách nhiệm nếu các đệ tử Pháp Luân Công bị giết hại, và cái chết được xem là tự sát” và “Không ai điều tra về các đệ tử bị giết hại, và cứ hoả thiêu thi hài”

Mr. Chang kêu gọi nhân dân Đài loan hãy chú trọng đến nhân quyền của các đệ tử Pháp Luân Công tại Trung Quốc và hãy cho dư luận thế giới biết về điều này.

Vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất trong thế kỷ 21 và Vụ kiện về nhân quyền lớn nhất trong thế kỷ 21

Luật sư Zhu Wanchi giới thiệu về những vụ án trên toàn thế giới chống lại các tên khủng bố này, bao gồm Giang Trạch Dân và 17 nhân viên cao cấp khác trong chính phủ Trung Quốc về tội khủng bố, diệt chủng, tra tấn…Hơn 40 vụ kiện đã được đệ đơn trên 28 quốc gia trên thế giới, với hơn 40 luật sư có liên hệ với các vụ kiện. Các vụ kiện Giang Trạch Dân đã được đệ đơn trên 13 quốc gia.

Ms. Zhu nói rỏ rằng có nhiều trường hợp đã thành công. Ví dụ Zhao Zhifei, giám đốc của Sở an ninh công cộng tại tỉnh Hubei bị tuyên bố có tội trong việc tra tấn chống nhân bản. Pan Xinchuan, phó lãnh sự tại Toronto, bị kết án phỉ báng.

Ms. Zhu nhấn mạnh rằng vụ án lớn nhất thế giới kể từ thế chiến thứ 2. Những trường hợp thắng kiện nói lên sức mạnh của công lý đang được thế giới hưởng ứng. Các nhóm luật sư đang làm việc cật lực để đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý. Cô ta lạc quan về các vụ kiện này, vì nhân dân thế giới biết được sự tàn nhẫn và vô lý của chính sách khủng bố, và nhận biết được thiện và ác, lương tâm, trí tuệ, và chắc chắn rằng các vụ án này sẽ thành công.

Những người vợ của các đệ tử tại Đài loan vẫn bị còn giam giữ tại Trung Quốc.

Mr. Liu Binghua nói rằng “Từ khi thành lập “Hội Giải cứu các đệ tử Pháp Luân Công tại Trung Quốc của Đài loan” cùng với 19 chi nhánh trên toàn thế giới, chúng tôi đã giải cứu được 1, 174 đệ tử, bao gồm 14 đệ tử tại Đài loan, bằng cách điện thoại, gởi thư và các phương tiện khác. Rất khích lệ khi thấy các đệ tử được giải cứu ra khỏi nanh vút của bạo quyền”. Tuy nhiên, ông ta cũng nói rỏ rằng có hai người hôn phôi của các đệ tử tại Đài loan vẫn còn đang bị giam giữ tại Trung Quốc. Ông ta kêu gọi các tổ chức nhân quyền Đài loan và các phương tiên truyền thông giúp đỡ để giải cứu những người này.

Bức hại vào lòng thành tín không bao giờ thành công.

Mặc dầu trời mưa lớn tại Đài bắc, các đệ tử Pháp Luân Công vẫn tham gia thành lập “Vạn lý Trường thành của Công lý”. Các đệ tử phía Bắc Đài loan đã đến từ đêm hôm trước để tham dự. Các đệ tử từ Pingdong đến trên 4 xe buýt lớn, vào đêm hôm trước. Rất nhiều cụ già từ 60-70 tuổi. Rất nhiều đệ tử cũng tham dự vào hoạt động này. Hơn 500 đệ tử đến từ vùng trung tâm Đài loan. Có một phụ nữ ôm con đứng chờ hơn 2 tiếng đồng hồ.

Điều gì đã làm cho họ vững tin như thế?

Đó là Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công. Là một phương pháp tu luyện dựa trên nguyên lý vũ trụ là “Chân Thiện Nhẫn”. Từ khi truyền giảng trong công chúng từ năm 1992, có hơn một trăm triệu người được tu luyện và có kết quả tốt đẹp về sức khoẻ cũng như tinh thần. Phương pháp này đã được lan truyền trên 60 quốc gia trên thế giới. Pháp Luân Công có hơn 1, 200 phần thưởng trên thế giới. Tuy nhiên Pháp Luân Công bị khủng bố dã man tại Trung Quốc. Các đệ tử Pháp Luân Công tại Đài loan đứng thành “Vạn lý Trường thành của Công lý” để kêu gọi nhân dân thế giới chấm dứt chính sách khủng bố này.


“Vạn lý Trường thành của Công lý” trước Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch.


“Vạn lý Trường thành của Công lý” tại trung tâm thương mãi East Chonghsiao Road


Các người đi xe gắn máy xem các đệ tử biểu diễn các bài Công Pháp

Lòng tốt của nhân dân địa phương

Một người bộ hành thấy hoạt cảnh tra tấn và hỏi với vẻ rất ngạc nhiên “Điều gì vậy?”. Các đệ tử giải thích cho anh ta về chính sách khủng bố tra tấn mà các đệ tử Pháp Luân Công bị gánh chịu tại Trung Quốc, và nói rằng những gì anh ta chứng kiến chỉ là một phần rất nhỏ. Anh ta nói rằng “Họ dã man quá”

Một đệ tử thuê một xe tắc xi để chụp hình buổi lễ này. Người tài xế hỏi anh ta việc gì vậy, và không đồng tin là có chính sách khủng bố. Sau khi người đệ tử giảng rõ sự thật cho anh ta. Anh ta đọc thêm tài liệu giảng rõ sự thật và nói “Họ chỉ tập luyện khí công , tại sao khủng bố họ?”. Sau đó anh ta hỏi “Có địa điểm tập luyện nào gần Tucheng không?” Tôi cũng muốn tu luyện”. Cuối cùng người tài xế tắc xi không nhận tiền thù lao nhưng chỉ lấy tiền xăng thôi (Một nửa giá). Anh ta yêu cầu người đệ tử dùng tiền đó trong các hoạt động chống chính sách khủng bố khủng bố.

Một bà cụ rất cảm động sau khi xem “Vạn lý trường thành của Công lý” dưới trời mưa. Bà ta biết rằng Pháp Luân Công rất tốt sau khi biết được sự thật. Bà ta muốn cho chai nước lọc của bà ta cho các đệ tử, và sau khi bà ta về, sau đó, bà lại trở lại xem nữa.

Những người du khách từ Nam Phi cũng xem Vạn lý trường thành của Công lý. Một phụ nữ nói cô ta nghe nói đệ tử Pháp Luân Công bị bắn tại Nam Phi và hỏi là Pháp Hội được tổ chức ngày hôm sau phải không. Cô ta nói cô ta sẽ đến tham dự.

Những người tiểu thương trên đường phố bên cạnh biết Pháp Luân Công rất là tốt và hiểu được mục đích của ngày lễ này sau khi các đệ tử giảng rõ sự thật cho họ. Họ mời các đệ tử đến tiệm họ ngày mai để uống nước.

Tại mỗi ngã tư nơi nhiều khách bộ hành, các đệ tử giương cao biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp Hảo”. Một người đệ tử, họ là Chen, nói “Tôi nghe những người lái xe gắn máy đọc rằng “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” khi họ lái xe ngang qua đây.?


Du khách từ Nam Phi hỏi về Pháp Hội chia sẻ kinh nghiệm Pháp Luân Công


Giảng rõ sự thật trên dường phố


Triển lãm trên các xe vận tải lớn

Đứng thành chữ, biểu diễn các bài Công Pháp Pháp Luân Công và gởi thiệp chúc tết đến Sư phụ.

Tại một công viên trước Đài tưởng niệm Tưởng giới Thạch, các đệ tử đứng thành chữ “Chánh Pháp” và “Pháp Luân Đại Pháp” và biểu diễn năm bài Công Pháp. Rất nhiều khán giả muốn học các bài Công Pháp ngay lúc đó, chụp hình…Trước khi chấm dứt buổi biểu diễn, tất cả các đệ tử cùng nhau nói lớn “chúng tôi chúc mừng Tết nguyên đán với Sư phụ”


Đứng thành chữ trước đài Tưởng niệm Tưởng Giới Thạch


Tập Công Pháp trước đài Tưởng niệm Tưởng Giới Thạch


Gần 4000 đệ tử đứng thành chữ “Chánh Pháp” và “Pháp Luân Đại Pháp”

Buổi lễ được chấm dứt khi các đệ tử chúc mừng Tết nguyên đán cho Sư phụ.

9-1-2004

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/1/9/93137.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/1/10/56423.html.

Dịch và đăng ngày 11-1-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share