Bài viết của Chân Quân
[MINH HUỆ 19-10-2009] Ngành cấy ghép tạng hiện đại có nguồn gốc từ Liên Xô. Vào năm 1936, bác sĩ U. Voronoy đã cấy một quả thận được lấy từ thi thể của một bệnh nhân trẻ tuổi bị suy thận do trúng độc độc thủy ngân. Người bệnh chết 48 giờ sau đó. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng phương pháp cấy tạng này từ Liên Xô và dùng quân đội của nó để thực hiện việc cấy tạng. Các nhân viên y tế quân đội được khuyến khích lấy tạng của người sống để có phẩm chất tốt hơn. Lúc đầu, ĐCSTQ thu nạp những y bác sĩ có tài năng để gia nhập quân đội và còn chỉ định họ trở thành những bác sĩ riêng cho các Đảng viên thuộc Ủy ban Trung ương Đảng.
Hệ thống Chăm sóc Sức khỏe Trung ương của ĐCSTQ rất thuận lợi cho việc giải phẫu cấy tạng
Việc cấy tạng tại Trung Quốc bắt đầu vào cuối những năm 1950. Lúc đầu, các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm trên các thú vật. Sau đó, vào khoảng những năm 1960, bác sĩ Ngô Giai Bình, một nhà giải phẫu đường tiết niệu, đã thực hiện việc cấy thận con người lần đầu tiên.
Bác sĩ Ngô đã dẫn đầu một “Đội Giải phẫu Tình nguyện Bắc Kinh” trong chiến tranh Triều Tiên và nhận được nhiều bằng danh dự từ ĐCSTQ năm 1951. Ông gia nhập ĐCSTQ năm 1956. Trong thời Cách mạng Văn hóa, các nhà lãnh đạo của Ủy ban Trung Ương ĐCSTQ đã hủy bỏ hệ thống “bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo Đảng” và thành lập một nhóm chăm sóc sức khỏe để cung cấp sự chăm sóc y tế cho toàn bộ lãnh đạo Đảng. Bác sĩ Ngô dẫn đầu nhóm này. Từ góc độ y khoa, thì thật vô lý là một nhà giải phẫu đường tiết niệu lại làm bác sĩ trưởng cho các lãnh đạo cao cấp. Một vai trò như vậy bình thường phải là do một bác sĩ tim hoặc bác sĩ chuyên các bệnh nặng khác của người già đảm nhận. Một nhà giải phẫu đường tiết niệu bình thường giữ một vai trò phụ tá, khám bệnh và chữa trị các bệnh về đường tiết niệu hay sinh dục. Bác sĩ Ngô được chỉ định dẫn đầu cho nhóm, dĩ nhiên không chỉ vì chuyên khoa của ông.
Bác sĩ Ngô là bác sĩ phụ trách chữa trị bệnh ung thư cho Chu Ân Lai. Năm 1971, ông khám bệnh cho ông Chu và tìm thấy các tế bào ung thư đang chuyển hóa trong bàng quang của ông. Đó là giai đoạn khởi đầu của bệnh ung thư bàng quang. Tỷ lệ bình phục sẽ cao nếu như các tế bào ung thư được cắt bỏ kịp thời. Nhóm y bác sĩ đề nghị mổ ngay, và Chu đã đồng ý. Bác sĩ Ngô đã xin phép Mao Trạch Đông (Chủ tịch ĐCSTQ từ năm 1949-1976) để thực hiện giải phẫu (Luật lệ ĐCSTQ ghi rằng bất kỳ sự mổ xẻ nào trên các lãnh đạo ĐCSTQ đều cần có sự đồng ý của Mao). Bác sĩ Ngô đã nhận được sự chấp thuận—hơn một năm sau, quá xa thời điểm tốt nhất để thực hiện việc giải phẫu trên ông Chu. Trong sự chấp thuận của ông ta, Mao cho chỉ thị rằng ca phẫu thuật phải đi theo hai tiến trình. Bước đầu là thực hiện một cuộc tái khám chặt chẽ, bước thứ nhì là giải phẫu. Nhưng khi viên chức ĐCSTQ, Diệp Kiếm Anh đưa tờ tin chấp thuận đến bác sĩ Ngô, ông ta nói: “Như ông biết đó, dĩ nhiên là không có bước thứ hai.”
Bác sĩ Ngô, để nhất thiết tuân theo lệnh của ĐCSTQ, đã bất chấp nhu cầu của chính bệnh nhân của ông và những kiến thức y khoa tối căn bản. Tài năng y khoa của ông đã được dùng duy nhất cho mục tiêu chính trị cao nhất của ĐCSTQ. Bác sĩ Ngô đã thi hành các yêu cầu của ĐCSTQ bất chấp đạo đức nghề nghiệp. Một chuyên gia có tài năng nhưng không có đạo đức, dĩ nhiên là được đánh giá cao bỡi ĐCSTQ. Đó là lý do mà một bác sĩ cấy tạng như bác sĩ Ngô đã thành công trong hệ thống của ĐCSTQ.
Sự liên lạc với quân đội có liên hệ đến cấy thận
Bác sĩ Lý Viêm Đường là một nhà giải phẫu đường tiết niệu, người đã thực hiện ca mổ tuyến tiền liệt cho Đặng Tiểu Bình ở Bệnh viện 301 tại Bắc Kinh. Để chuyên môn hóa trong ngành đường tiết niệu của mình, bác sĩ Lý đã đi theo bác sĩ Tòng Hứa Điện và bác sĩ Ngô từ năm 1959. Bác sĩ Lý có liên hệ đến việc chữa trị cho 7/10 thống chế, và 8/10 viên tướng vào giữa và cuối những năm 1970.
Bác sĩ Lý đã thực hiện ca cấy thận đầu tiên của ông vào tháng 10 năm 1977, và kết quả thật thảm hại. Lúc bấy giờ, không có người bệnh được cấy tạng nào tại Bắc Kinh sống lâu hơn một tháng. Chỉ có một người bệnh được cấy tạng và giải phẫu bởi bác sĩ Hùng Nhữ Thành tại Bệnh viện Trung Sơn Thượng Hải là sống được đến một năm rưỡi. Để giải quyết vấn đề này, họ đặt ra tiêu chuẩn là rút ngắn thời gian thiếu máu cục bộ của thận và làm cho nó được tái hoạt động sớm. Bác sĩ Hùng tuyên bố trong bài viết của ông: “Để tranh thủ thời gian, xe cảnh sát phải mở đường cho tất cả các xe chuyên chở tạng, như vậy họ sẽ không bị cản trở bởi xe cộ trên đường đi đến bệnh viện. Chúng tôi đã dùng hệ thống liên lạc quân đội để tăng gia sự liên lạc giữa các nhân viên chuyên chở thận với nhân viên bệnh viện và y tế trong phòng mổ nhằm thu ngắn thời gian chờ đợi. Phòng mổ tức thời được thông tin khi thận đã được lấy ra và sẵn sàng để cấy vào cơ thể, như vậy mọi việc sẽ sẵn sàng khi thận đến. Không có sự chậm trễ nào ở hai đầu.” Khi bác sĩ Lý nhận được thận, bác sĩ Chu đã chuẩn bị sẵn sàng phòng mổ. Lúc bấy giờ, người phụ trách hệ thống liên lạc quân đội là Diệp Hướng Chân, con gái của thống chế quân đội đầy quyền lực trong ĐCSTQ Diệp Kiếm Anh.
Bác sĩ Lý không tiết lộ nguồn gốc của sự hiến thận. Đối với một quả thận khỏe mạnh, bộ phận có thể được cấy mà không có vấn đề gì (rút ngắn thời gian thiếu máu cục bộ), các xe cảnh sát được huy động và Sở Giao thông hoàn toàn hợp tác. Nhân viên quân đội làm việc để giữ các tuyến giao thông được thông suốt, vì một công tác quan trọng như thế không thể giao cho người dân thường. Đó là “Thái tử Đảng” đã ra lệnh cho quân đội thực hiện sứ mệnh. Cách duy nhất để rút ngắn thời gian thiếu máu cục bộ của một quả thận bị cắt là lấy thận từ người sống. ĐCSTQ giữ kín tin tức về nguồn gốc của thận là lấy từ tử tù hay từ người sống.
Một nhà giải phẫu ở Bệnh viện 301 tại Bắc Kinh đã xác nhận trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại vào tháng 4 năm 2006 rằng bà ta đã đích thân cấy gan. Vị bác sĩ này nói thêm rằng nguồn gốc của tạng là một ‘bí mật quốc gia’ và ai tiết lộ nó “có thể không được phép thực hiện những hoạt động như vậy nữa.”
Giám đốc Ban Sức khỏe Trung ương đóng vai trò trọng yếu trong việc cấy gan
Vì sự liên hệ rộng rãi với ngoại quốc, bác sĩ Hoàng Khiết Phu, một chuyên gia cấy tạng, đã được chỉ định bởi ĐCSTQ để làm thứ trưởng Bộ Y Tế năm 2001. Sự chỉ định này là tốt nhất cho mục tiêu với bác sĩ Lỗ. Bác sĩ Hoàng được thăng lên chức Bí thư của Ban Sức khỏe Trung ương vào tháng 7 năm 2005 để dẫn đầu một đội y tế trung ương, gồm có những chuyên gia phục vụ cho các thành viên thuộc Ủy ban Trung ương Đảng. Cũng như trường hợp của bác sĩ Ngô, lý do để chỉ định bác sĩ Hoàng, một chuyên gia cấy tạng, là vì ông ta đã hết lòng trung thành với các nhu cầu chính trị của ĐCSTQ. Bác sĩ Hoàng dựa vào sự hậu thuẫn của ĐCSTQ, các lực lượng quân đội, Ủy ban Chính trị và Luật pháp để cung cấp tạng sống hiện nay, để ông ta có thể trở thành một chuyên gia về cấy tạng, đồng thời gây dựng được tiếng tăm nghề nghiệp và địa vị xã hội trong cộng đồng. ĐCSTQ đã chọn bác sĩ Hoàng vì các tham vọng và mục đích vô đạo đức của nó, và để lợi dụng kinh nghiệm y khoa và kỹ thuật mổ xẻ đặc biệt của ông ta. Như vậy, bác sĩ Hoàng đã trở thành xương sống trong ngành y tế, hết lòng hết sức phục vụ cho ĐCSTQ.
Trước khi trở thành thứ trưởng Bộ Y Tế và quan chức cao cấp của ĐCSTQ, bác sĩ Hoàng là hiệu trưởng của Đại học Y khoa Trung Sơn tại Quảng Châu và bí thư chi Bộ ĐCSTQ. Ông ta làm việc như một cộng sự tại Trường Y khoa của Đại học Sydney, Australia từ năm 1984-1987. Ông ta đã là một giáo sư y học hậu nghiên cứu tại nhiều trường đại học ở ngoại quốc. Ông ta đã tổ chức một nhóm cấy gan, mà các thành viên đa số là những trí thức trẻ trở về từ ngoại quốc. Nhóm này đã thực hiện 340 ca cấy ghép thận. Ông ta cũng là chủ nhiệm của chuyên khảo cấy gan đầu tiên ở Trung quốc, và được nhìn nhận như một người ủng hộ và lãnh đạo cho làn sóng cấy gan lần thứ 2 tại Trung Quốc. Cho dù ông ta nói rằng làn sóng cấy gan thứ 2 này là bắt đầu từ năm 1993, các tài liệu cấy tạng khác cho rằng nó bắt đầu vào năm 1999, năm bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công. Như được nói trong cuốn sách “Cấy gan” được xuất bản năm 2001, những ca cấy gan tại Trung Quốc bắt đầu năm vào 1977, và không bao lâu đạt đến đỉnh điểm lần đầu tiên. Bắt đầu vào năm 1998, nó đạt đến đỉnh điểm lần thứ 2 do tác động của nhiều nhân tố. Số lượng các ca cấy gan đã tăng lên mỗi năm. Vào năm 1997 có 16 ca, và sau đó tăng lên đến 27 ca năm 1998. Con số các ca cấy ghép sau đó lên tới 118 ca vào năm 1999.
Vào ngày 23 tháng 9 năm 2005, bác sĩ Hoàng là một thành viên của đoàn đại biểu trung ương được thành lập và dẫn đầu bởi La Cán để tham gia lễ kỷ niệm 50 năm Khu Tự trị Uyghur Tân Cương. La Cán là bí thư Ủy ban Chính trị và Luật pháp trực thuộc Ủy ban Trung ương ĐCSTQ. Ngày 28 tháng 9, bác sĩ Hoàng và bác sĩ Ôn Hạo, giám đốc Bệnh viện Trường Y khoa số 1 Tân Cương, đã thực hiện một cuộc giải phẫu trên một bệnh nhân gan 46 tuổi. Trong lúc giải phẫu, họ thấy rằng thủ thuật cắt bỏ nửa gan không thực hiện được như dư định vì bệnh ung thư đã đi vào gan của bệnh nhân. Bác sĩ Hoàng đã đề nghị một ca cấy tạng tự thân. Phương pháp này gồm có lấy toàn lá gan của người bệnh để cắt bỏ các mô ung thư và sau đó gắn trở lại phần sạch sẽ của lá gan, phần sẽ được gắn trở vào thân người bệnh. Một lá gan phù hợp từ một người hiến tặng là cần thiết cho một ca cấy tạng từ người ngoài nếu như ca cấy tạng tự thân thất bại. Sau khi bàn cãi, bác sĩ Hoàng và Bệnh viện tức thời liên lạc với Bệnh viện Đại học Y khoa Trung Sơn số 1 Quảng Châu và Bệnh viện Đại học Y khoa số 3 Trùng Khánh thuộc Trung tâm Gan Tây Nam để có gan. Một lá gan phù hợp từ Trùng Khánh được đưa đến nơi vào lúc 6 giờ 30 chiều ngay ngày hôm sau, và ba nhân viên y khoa từ Bệnh viện Trung Sơn Quảng Châu cũng vội vã tới Tân Cương với đồ nghề và một lá gan khác.
Thời gian chờ gan lạnh thiếu máu cục bộ từ một người hiến tặng thông thường không quá 15 giờ, thời gian cần thiết tối đa để bảo đảm phẩm chất của một ca cấy tạng từ người ngoài. Xét về thời gian cần thiết để có được một lá gan tặng và chuyên chở lá gan đến nơi cấy, cộng với nhiều giờ cần thiết cho cuộc giải phẫu tự thân, cách duy nhất để bảo đảm một ca cấy tạng từ người ngoài thành công nếu ca cấy tạng tự thân thất bại, đó là giết đi một người sống. Điều đáng chú ý là Trung tâm Gan của Bệnh viện Tây Nam số 3 Trùng Khánh là một trường y khoa quân đội. Nó trực tiếp chịu sự điều khiển của Giải phóng quân ĐCSTQ. Hai lá gan phù hợp sẽ được giao đến trong vòng 24 giờ đồng hồ sau khi bác sĩ Hoàng gọi một cú điện thoại. Điều này vượt qua tất cả các thành tích trên thế giới trong ngành y khoa. Nó có nghĩa là bác sĩ Hoàng có quyền lực vượt trên hệ thống y khoa quân đội. Một hiệu năng cao như vậy sẽ không thể nào thực hiện được nếu không có sự ảnh hưởng chính trị cùng sự hợp tác với La Cán từ các bệnh viện quân đội và toàn hệ thống quân đội.
Kết luận
Ngành công nghiệp cấy tạng bắt đầu phát triển khi ĐCSTQ nắm được chính quyền, và một hệ thống cấy tạng có một không hai của ĐCSTQ đã được tạo ra. Các bác sĩ cấy tạng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các lãnh đạo Đảng để đạt được quyền lợi và được phép lợi dụng hệ thống quân đội và các thiết bị của quốc gia. Mặt khác, ĐCSTQ dùng các y bác sĩ này để huấn luyện và ủng hộ việc cấy tạng. Vào năm 1999, khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, hệ thống cấy tạng của nó, thứ đã được chuẩn bị và phát triển trong hàng chục năm qua, đã sử dụng các học viên Pháp Luân Công như nguồn cung cấp tạng hàng đầu. Nạn gặt hái nội tạng đã trở thành một lực lượng đặc biệt để bức hại Pháp Luân Công. Trong khi kinh tế nội địa Trung Quốc bắt đầu thịnh vượng, việc cấy tạng từ người sống đã phát triển từ những trường hợp lẻ tẻ đến trở thành một ngành công nghiệp rộng lớn. Kết quả trực tiếp là số lượng các vụ cấy tạng đã tăng vọt tại Trung Quốc từ giữa năm 1999 và 2006.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/19/210689.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/11/10/112222.html
Đăng ngày 21-11-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.