Bài của thông tấn viên tại tỉnh Hà Bắc

Tên: Lý Phượng Trân (李凤珍).
Giới tính: Nữ.
Tuổi: vào khoảng 50.
Địa chỉ: Không rõ.
Nghề nghiệp: Không rõ.
Ngày bị bắt gần nhất: 10 tháng 6 năm 2008.
Nơi giam gần nhất: Bệnh viện An Khang Đường Sơn (唐山安康医院).
Thành phố: Thành phố Đường Sơn.
Tỉnh: Tỉnh Hà Bắc.
Sự bức hại đã chịu đựng: Làm tiền, tiêm thuốc.
Kẻ bức hại chính: Lý Phú Quốc (李富国), Vương Dân (王民).

[MINH HUỆ 04-09-2009] Vào tháng 6 năm 2008, học viên Pháp Luân Công bà Lý Phượng Trân bị bắt bởi Lý Phú Quốc và Vương Dân từ Đội an ninh quốc gia của Văn phòng Công an huyện Đường Hải, tỉnh Hà Bắc. Bà sau đó bị gửi đi Bệnh viện An Khang Đường Sơn, nơi đây bà bị ép tiêm những thứ thuốc lạ. Sau khi bà Lý bị tàn tật do vì sự bức hại, bà bị gửi trở về gia đình.

2008-8-24-lifengzhen--ss.jpg
Bà Lý Phượng Trân bị mất trí nhớ và thân thể trở nên tàn tật do bị ép tiêm dược vật bất minh.

Bà Lý Phượng Trân vào khoảng 50 tuổi. Từ 1999, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, bà đã bị bắt và bức hại nhiều lần bởi các viên chức từ phòng Công an huyện Đường Hải.

Ngày 13 tháng 10 năm 2001, Lý Phượng Trân bị bắt và bị ngược đãi tại nhà tù huyện Đường Hải vì bà từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Ngày 15 tháng 1 năm 2002, bà viết cho các bạn học của bà tại quê nhà và nói với họ về sự thật của cuộc đàn áp. Bà sau đó bị bắt tại nhà bà bởi cảnh sát từ phòng Công an Thiên Tây. Bà bị giam trong 5 ngày và không được thả ra cho đến khi cảnh sát làm tiền của bà 5,000 tệ.

Vào khoảng 5:00 giờ chiều ngày 10 tháng Sáu 2008, khoảng 8 cảnh sát viên, kể cả Lý Phú Quốc và Vương Dân từ Đội an ninh quốc gia huyện Đường Hải, xông vào nhà bà Lý Phượng Trân. Lúc bấy giờ bà ở nhà một mình. Chúng ép lôi bà ra xe cảnh sát. Sau đó, chúng bẻ gãy tất cả các khóa tủ và ngăn kéo của bà, cướp đi nhiều vật dụng và bỏ lại căn nhà không khóa khi chúng rời đi.

Ngày 25 tháng 6, Lý Phú Quốc gọi gia đình của Lý Phượng Trân. Y nói rằng chúng sẽ gửi bà đi Bệnh viện An khang Đường Sơn và gia đình của bà phải trả tất cả phí tổn. Khi gia đình bà từ chối sự làm tiền này, cảnh sát trực tiếp nói chuyện với một viên chức nơi bưu điện nơi chồng bà làm việc. Chúng gạt các giám đốc và buộc bưu điện đưa cho chúng 4,000 tệ. Sau đó chúng gửi Lý Phượng Trân đi Bệnh viện An Khang Đường Sơn (y viện này bị kiểm soát bởi Văn phòng Công an Đường Sơn để bức hại các học viên Pháp Luân Công). Tại bệnh viện, Lý Phượng Trân bị ép buộc tiêm những loại thuốc bất minh. Chỉ trong hai tháng, Lý Phượng Trân người trước đây khỏe mạnh và có lý trí đã hoàn toàn mất trí nhớ. Bà trở nên tinh thần thất thường và vô cùng ốm yếu. Bà không thể nhìn được rõ, không thể đứng thẳng và bước đi. Bà bị đau nơi ngực phía trái, và bà không thể tự săn sóc.

Vào giữa tháng 8 năm 2008, phó giám đốc của phòng Công An Đường Hải, cùng với Lý Phú Quốc và Vương Dân từ Đội an ninh quốc gia chuyển Lý Phượng Trân từ Bệnh viện An Khang Đường Sơn đến Bệnh viện huyện Đường Hải. Sau khi buộc gia đình bà ký tên vào giấy tờ, chúng bỏ Lý Phượng Trân lại với gia đình bà. Một năm đã qua và bà Lý vẫn còn trong tình trạng cả tinh thần lẫn thể chất rất yếu đuối. Trương Thuận, Lý Phú Quốc và Vương Dân, và những người khác không trả tiền đền bù gì cả cho bà Lý; trái lại, chúng đã nói rằng Lý Phượng Trân được thả ra với tiền bảo lãnh, và chúng có ý định sẽ bắt bà nữa. Chúng đã đến nơi sở làm của chồng bà và nhà bà để làm phiền và uy hiếp gia đình bà nữa.

Trước khi bà trở thành một học viên Pháp Luân Công, Lý Phượng Trân có vấn đề với cột sống và bệnh trĩ. Sau khi bà bắt đầu tập luyện, tất cả các vấn đề về sức khỏe của bà biến mất và tính cách của bà cũng thay đối thành tốt đẹp hơn. Bà trở nên rất chú ý để người khác trong khi làm việc gì và bà cẩn thận chăm sóc cho bà mẹ chồng bị bại liệt của bà trong ba năm.

Người anh cả của Lý Phượng Trân, Lý Ân Anh, cũng là một học viên Đại Pháp, bị cảnh sát từ Văn phòng Công an Đường Sơn tại huyện Phong Nhuận ngày 19 tháng 1 năm 2007 và bị giam tại trại lao động Thạch Gia Trang. Trại lao động tra tấn ông trong 6 tháng và từ chối thả ông ra để trị bệnh cho đế khi ông sắp chết. Ông chết chỉ 13 ngày sau khi ông được thả ra.

Trường hợp của Lý Phượng Trân chỉ là một trong nhiều trường hợp mà các học viên Pháp Luân Công, đã bị bức hại đến chết, đến tàn tật, và bị thương nặng tại huyện Đường Hai. Từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 7 năm 2009, trong vòng thời gian một năm, 19 học viên Pháp Luân Công bị bắt và giam tại huyện Đường Hải. Hiện nay 14 học viên vẫn còn bị bức hại trong nhà tù và trại lao động. Trong số họ, 8 người bị giam tại Nhà tù nữ Thạch Gia Trang bao gồm bà Từ Na (vào khoảng 50 tuổi), bà Lưu Tiểu Linh (vào khoảng 60 tuổi), bà Triệu Ngọc Phương (khoảng 50 tuổi), bà Dương Thục Chi (vào khoảng 40 ), Bà Tần Bằng Trân (vào khoảng 60 tuổi), bà Tôn Thúy Thanh (vào khoảng 60 tuổi), bà Đông Thụy Phân (vào khoảng 60 tuổi), và bà Trương Kim Bình (vào khoảng 50). Ba bị giam trong trại lao động Khai Bình: bà Trì Diễm Lan, bà Hầu Phương (vào khoảng 40), và bà Ninh Đan Đan (tuổi 25). Một người bị giam tại trại Lao động Thạch Gia Trang: ông Trịnh Xuân Sang; hai người bị giam tại Trại lao động Hà Hoa Khanh, Đường sơn: ông Lưu Liên Hảo (tuổi 47) và ông Hoắc Ấn Tiên (khoảng 50 tuổi).

Bài viết liên hệ: Bà Lý Phượng Trân từ thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, bị mất trí nhớ vì hậu quả của sự bức hại (Ảnh); (bản tiếng Hán; bản tiếng Anh)

Đăng ngày: 15-09-2009.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/4/207701.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/15/110804.html
Đăng ngày: 03-11-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share