Tên: Uông Tú Diễm (汪秀艳)

Giới tính: Nữ

Tuổi: Chưa rõ

Địa chỉ: Thôn Hoành Sanh, xã Đoàn Kết, thành phố Song Thành(双城市团结乡宏生村)

Nghề nghiệp: Chưa rõ

Ngày bị bắt gần đây nhất: Chưa rõ

Nơi bị bắt gần đây nhất: Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia

Thành phố: Cáp Nhĩ Tân

Tỉnh: Hắc Long Giang

Hình thức bức hại: Bị tống tiền, bị đánh đập, bức thực, giam giữ, không được phép ngủ, lao động cưỡng bức, bị chích điện, bị treo lên, bị những tra tấn khác.

[MINH HUỆ 12-9-2009] Bà Uông Tú Diễm từ thôn Hoành Sanh, xã Đoàn Kết, thành phố Song Thành, đã bị bắt ba lần và bị đưa đến trại lao động cưỡng bức hai lần trong mười năm. Bà đã bị lăng mạ nặng nề và bị ngược đãi trong lúc bị giam. Những chi tiết sau là về những bức hại mà bà đã trải qua:

Tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào năm 1996. Sau khi ĐCSTQ thi hành việc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, tôi đã đến Bắc Kinh để kêu gọi cho quyền được tập Pháp Luân Công vào ngày 10 tháng 2 năm 2000. Cảnh sát đã khám xét tôi ở Quảng trường Thiên An Môn. Sau đó họ đã thông báo cho nhiều cảnh sát mặc thường phục tại Phòng liên lạc Song Thành ở Bắc Kinh, những người sau đó đã đến và đưa tôi cùng nhiều người khác về phòng liên lạc. Họ đưa chúng tôi về thành phố Song Thành vào ngày hôm sau và đã nhốt chúng tôi tại Nhà tù thành phố Song Thành. Họ cũng ép gia đình chúng tôi cố ép chúng tôi phải từ bỏ Pháp Luân Công. Chúng tôi đã tuyệt thực để phản đối bức hại. Năm ngày sau, đại diện cảnh sát, đội trưởng Trương Quốc Phú đã chọn vài học viên bị coi là “trưởng nhóm” và đưa những người còn lại về nhà điều dưỡng. Họ đã không cho chúng tôi về nhà bởi vì chúng tôi đã từ chối viết thư đảm bảo. Họ đã tống tiền gia đình tôi 1,000 nhân dân tệ. Tôi chỉ được về nhà khi con trai tôi ốm nặng.

Tôi đã quyết định cùng các học viên khác tiếp tục đến thỉnh nguyện ở Bắc Kinh. Các nhân viên ĐCSTQ đã thiết lập những điểm kiểm tra tại những đường phố lớn và ở ga tàu và bến xe buýt khắp cả nước nhằm ngăn chặn các học viên Pháp Luân Công. Học viên Lý Xuân Linh, tôi, và năm học viên khác đã bị bắt tại Thành phố Sơn Hải Quan. Cảnh sát đã túm tóc rồi kéo chúng tôi đi, sau đó là tát vào mặt chúng tôi. Họ đã hỏi tên tôi và sau đó đưa bà Lý, tôi và năm học viên khác đến Đồn cảnh sát Trạm Tiền ở thành phố Sơn Hải Quan. Chúng tôi đã từ chối cung cấp tên, và cảnh sát đã đánh chúng tôi dã man. Vào buổi tối, cảnh sát đã còng tay cứ hai học viên vào một cái ghế. Bà Lý đã giật mạnh cái còng tay và chạy thoát. Cảnh sát đã phát hiện ra giọng của chúng tôi và đưa chúng tôi về Phòng an ninh công cộng tỉnh Hắc Long Giang. Cảnh sát đã dùng nhiều cái quạt tre để đánh vào mặt chúng tôi, buộc chúng tôi đứng thành đôi, và kéo đầu của một người vào dưới hông của người khác.

Nguyên bí thư Đảng ở xã Dược Tiến, Lý Thanh Dân và Lưu Trường Xuân, bí thư Đảng ở thôn tôi ở, đã nhận ra tôi và đưa tôi về Nhà tù thành phố Song Thành. Chúng tôi đã tuyệt thực. Giám đốc nhà tù Kim Uyển Trí đã chỉ đạo các tù nhân và cai ngục tập trung ép chúng tôi uống nước muối, khiến học viên Vương Thục Vinh ở thị trấn Ngũ Gia bị nguy kịch. Tôi trở về nhà sau 60 ngày.

Bí thư Đảng là Lý Thanh Dân đã chỉ đạo đồn trưởng đồn cảnh sát Bùi Công Thành và Hứa Phượng Sơn đến bắt giữ tôi tại nhà vì tôi đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện nhiều lần. Họ đã đưa tôi đến đồn cảnh sát. Bùi và Hứa cũng nhiều cảnh sát khác đã bao vây và lăng mạ tôi. Tôi bị đưa đến một nhà tù vào ngày hôm sau, nơi tôi đã tuyệt thực để chấm dứt việc bị lăng mạ. Sau chín ngày tuyệt thực, họ đưa tôi đến một phòng khám để chữa trị.

Bị lăng mạ tại Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia

Hai ngày trước Tết Nguyên Đán năm 2001, Trương Quốc Phú đã đưa hơn 80 học viên, trong đó có tôi, và hai chiếc xe buýt đưa chúng tôi đến Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia.

Tôi đã bị giam ở Đội 9, Khu 7, nơi chúng tôi đã bị ngược đãi dã man. Hai học viên Vương Văn Liên từ Mật Sơn và Lý Hải Yến ở Song Thành đã hướng dẫn mọi người học Luận Ngữ trong tám ngày Tết Nguyên Đán. Giám đốc trại lao động Sử Anh Bạch đã chỉ đạo các cai ngục nam tấn công chúng tôi. Họ đã đá tôi xuống đất. Họ cũng đá và làm gãy các xương sườn của học viên Lý Băng Thanh. Cai ngục đã kéo học viên Vương Văn Liên và Lý Hải Yến vào phòng biệt giam. Chúng tôi đã yêu cầu thả tự do cho họ. Cai ngục đã nhốt những học viên phản đối vào trong phòng biệt giam, nơi họ bị trói và bị treo từ lan can nhà tù với chỉ những đầu ngón chân của họ chạm đất. Họ bị cấm không được ngủ. Cai ngục đã ném bà Chu Phượng Anh vào phòng lạnh và không đưa đủ thức ăn cho bà.

Cai ngục cũng tăng cường bức thực chúng tôi từ khi chúng tôi bắt đầu tuyệt thực. Giám đốc Tống Thiểu Hoa từ bệnh viện Vạn Gia đã đánh và gây thương tích cho học viên Lân Thương, Lưu Tiểu Hoa. Cảnh sát lặp lại việc nhét các ống dẫn và kéo chúng ra, cho đến khi máu chảy ra từ mũi và mồm của chúng tôi. Nhiều người đã bị tra tấn đến gần chết và bị đưa đến bệnh viện.

Mũi tôi đã bị chảy máu khi tôi bị cai ngục Ngô Bảo Hà bức thực, và đầu tôi bị đau như là nó bị bổ ra. Họ cũng chỉ đạo các tù nhân để bức thực và đánh đập chúng tôi.

Họ đã đập vỡ các xương sườn của học viên Lưu Tuấn Ba (từ thành phố Cáp Nhĩ Tân). Học viên Quách Minh Hà từ Song Thành đã từ chối việc bị bức thực và đã bị tiêm nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc.

Tôi đã học thuộc các bài viết về Pháp Luân Công khi chúng tôi ngồi thành một nhóm. Cai ngục Dương Lệ Bình đã dội nước sôi vào chúng tôi và đánh vào vai của tôi cho đến khi nó bị thâm tím.

Quản lý trại lao động đã tổ chức trao thưởng và họp việc xử lý các học viên vào ngày 16 tháng 6 năm 2001, trong lúc họp, giám đốc trại Lô Chấn Sơn đã nói xấu Pháp Luân Công và người sáng lập, Sư Phụ Lý Hồng Chí. Ông Lô đã kéo dài thời hạn tù của các học viên thêm một năm sáu tháng. Học viên Hứa Lệ Hoa đã hét lớn, “ Hãy trả lại danh tiếng cho Sư Phụ!

Cai ngục đã túm tóc bà đánh bà cho đến khi mắt bà đầy máu. Họ kéo bà xuống cầu thang vào phòng biệt giam. Họ đã lên kế hoạch để ngược đãi và gây hại cho các học viên trong cuộc họp, bởi vì cai ngục đã mang những hộp cứu thương và nhân viên y tế đến cuộc họp.

Tất cả học viên đều bị giữ tại Đội lâu năm số ba đều đứng lên và hét lớn, “Hãy chấm dứt việc nói xấu Sư Phụ! Hãy trả lại danh tiếng cho Sư Phụ!”.

Cai ngục đã chạy đến và tấn công tàn bạo vào chúng tôi. Họ đã kéo các học viên ra khỏi phòng và đưa họ vào phòng biệt giam. Họ cũng sử dụng việc treo các học viên lên và dùi cui điện để tra tấn học viên. Mùi hăng của thịt cháy lan tỏa trong không khí. Cai ngục đã tr tấn học viên Dương Tú Lệ từ Đại Khánh đã bị treo lên. Cô đã yêu cầu được dùng nhà vệ sinh, nhưng cai ngục đã từ chối, khiến cô phải đi vệ sinh vào quần áo của cô. Cai ngục đã lau chùi nước tiểu và nhét giẻ lau vào mồm cô. Họ đưa Lưu Bạch Băng đi vào tối ngày 18 tháng 6 và đã nhốt chúng tôi và một phòng để giám sát chúng tôi. Chúng tôi giật mình tỉnh giấc và biết điều gì đó sắp xảy ra. Chúng tôi đã nghe thấy những bước chân ở ngoài hành lang và tiếng vỗ tay, ngay sau đó nghe thấy tiếng kêu thất thanh.

Gần như toàn bộ các học viên ở trại lao động đều bị bệnh ghẻ do sống trong điều kiện tồi tệ. Cai ngục đòi đối xử với chúng tôi, nhưng thực tế họ đã chỉ đạo các tù nhân kéo chúng tôi xuống và làm gây hại cho sức khỏe và đã dùng dao để làm nhiễm trùng da của chúng tôi. Chúng tôi gần như đã bị hôn mê do bị thương.
Tôi đã trở về nhà sau một năm và mười ngày tại trại lao động.

Lại bị bắt

Cảnh sát đã lục soát nhà tôi ở một thành phố lớn, khám xét trên diện rộng ở Song Thành vào ngày 28 tháng 2 năm 2004. Cảnh sát đã lấy đi những tấm ảnh của Sư Phụ và các sách Pháp Luân Công và bắt giữ tôi. Các cảnh sát mặc thường phục từ thành phố Song Thành và các cảnh sát từ Đồn cảnh sát xã Đoàn Kết gồm có Ngải Trường Ngạn đã tham gia cuộc bắt giữ. Bí thư Đảng thôn Lưu Trường Xuân đã dẫn cảnh sát đến nhà các học viên.

Tôi đã tuyệt thực khi bị đưa đến nhà tù. Tôi đã nghe những tiếng kêu đau lòng từ các học viên khi cai ngục bức thực họ. Hai học viên đã chết từ sự tàn nhẫn đó, và một học viên khác bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia trong tình trạnh ông bị nguy kịch.

Tôi trở về nhà sau chín ngày tuyệt thực. Nhiều cảnh sát, gồm nhiều cảnh sát mặc thường phục từ Tòa án thành phố Song Thành, Ngải Trường Ngạn và Lưu Trường Xuân, đã đến nhà tôi hai ngày sau khi tôi được thả và cố bắt tôi. Tôi đã không ở nhà lúc đó, nhưng nhiều nhân viên ở thôn, Lưu Trường Xuân và Phó Quốc Lục đã tống tiền 400 nhân dân tệ từ chồng tôi.

Cưỡng bức lao động

Khi tôi trở về nhà và nghe về việc bị tống tiền, tôi đã lên chính quyền và yêu cầu lấy lại tiền. Ai đó đã gọi cảnh sát. Ngay sau đó, ba cảnh sát mặc thường phục từ Đồn cảnh sát xã Đoàn Kết, bao gồm Ngải Trường Ngạn và trưởng thôn Phó Quốc Lục, đã bắt tôi ở nhà. Họ đã đưa tôi đến nhà tù trong đêm. Tôi đã phản đối bằng việc tuyệt thực. Họ đã bức thực tôi và đổ một lượng lớn muối vào bột sữa. Khi cai ngục đặt ống dẫn vào, họ có thể ép tôi nhiều lần ở bất cứ lúc nào. Phụ trách chính trị Vương đã chỉ đạo các cai ngục còng tay tôi ở đằng sau để ngăn không cho tôi dứt ống ra. Họ đã bức thực tôi ba lần một ngày và di chuyển ống dẫn ở trong dạ dày tôi mỗi lần.

Mồm tôi bị sủi bọt khi chịu những đau đớn kinh khủng. Từ khi tôi không thể còn chịu đưng được đau đớn nữa. Cuối cùng tôi đã đồng ý từ bỏ niềm tin của tôi, như họ yêu cầu.

Sau đó, tôi bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia, nhưng quản lý đã từ chối nhận tôi bởi vì kì kiểm tra sức khỏe cho thấy rằng tôi bị loạn nhịp tim và bị thiếu máu. Cảnh sát đã nói với quản lý trại lao động Khương đưa tôi đến Bệnh viện cảnh sát tỉnh Hắc Long Giang để làm một cuộc kiểm tra sức khỏe khác, và sau đó cố đưa tôi về Vạn Gia.

Trong lúc ở Vạn Gia, cai ngục đã ép tôi ngồi xổm và không cho tôi ngủ để ép tôi phải “chuyển hóa”

Họ cũng bắt các học viên lao động nặng nhọc. Họ giám sát chúng tôi chặt chẽ. Chúng tôi chỉ có ít cơ hội để nói chuyện. Họ đi theo chúng tôi, ngay cả khi chúng tôi dùng nhà vệ sinh. Cai ngục đánh và đá chúng tôi, ép chúng tôi phải đứng và ngồi xổm, dùng hình thức treo lên ( hai tay bị còng từ đằng sau và bị treo lên cao so với mặt đất. Khoảng cách được tính từ sàn nhà), dùi cui điện và “máy bay” ( cơ thể học viên bị uốn 90 độ trong khi hai tay dang ra như cánh máy bay. Đôi khi một cốc nước được đặt lên cả hai tay. Nếu nước bị đổ, cai ngục sẽ đánh đập tàn nhẫn các học viên. Có thể nhìn hình ảnh minh họa tại đường dẫn:https://en.minghui.org/html/articles/2004/9/29/52921.html, cùng những cách tra tấn khác.

Bà Sử Quế Chi, 64 tuổi từ thành phố Song Thành đã bị đánh đến khi hai mắt bà bị sưng lên và mặt bà không còn nhận ra được nữa vì nói “Pháp Luân Đại Pháp Tốt”. Bà Tống Văn Quyên từ Ngũ Thường bị tra tấn bằng việc bị treo lên nhiều lần một ngày. Bà không bao giờ phục ồi lại được chức năng ở vai bà do bị tra tấn, ngay cả khi được thả.

Cai ngục cũng bắt chúng tôi làm nhiều việc chân tay nặng nhọc để kiếm tiền cho họ. Chúng tôi làm việc từ 8 giờ tối và sau đó phải làm việc ở trong phòng giam. Vì tôi làm chậm, nên tôi thường phải làm đến nửa đêm.

Quản lý từ Khu giáo dục lại lao động ở thành phố Cáp Nhĩ Tân thường đến kiểm tra trại lao động. Cai ngục đã chỉ đạo chúng tôi che giấu công việc được giao; cai ngục sẽ lăng mạ chúng tôi nếu chúng tôi chậm chạp trong việc che đậy. Quản lý ở thành phố và trại lao động đều bóc lột tù nhân. Các quản lý ở thành phố đã làm ngơ cho việc đánh đập. Một lần, có mùi độc hại từ những đôi dép bỏ đi mà chúng tôi dùng cho Công ty Sino Nhật Bản đã gây tác hại lên da của chúng tôi, làm cho da bị nứt nẻ, phần lớn bị hoa mắt và nôn mửa. Thời hạn tù của chúng tôi bị kéo dài nếu chúng tôi không hoàn thành công việc được giao.

Cai ngục đã dùng hình thức lôi kéo để chống lại các học viên, những người đã công khai công bố quyết tâm tu luyện của họ. Cai ngục đã ép học viên phải ngồi những cái ghế đẩu hẹp, đứng hoặc ngồi xổm, và không cho phép họ ngủ. Cai ngục cũng làm thế với những tù nhân khác ở trong phòng. Cai ngục ràng buộc hình phạt của bốn tù nhân vào một học viên và trừng phạt bốn tù nhân nếu để học viên làm những điều như giải thích Pháp Luân Công cho mọi người.

Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia đã bị giải tán, và nhân viên ĐCSTQ đã đưa chúng tôi đến Trại lao động Tiền Tiến, nơi chúng tôi không thể học các bài về Pháp Luân Công hoặc tập các bài công Pháp. Họ chỉ đạo việc khám xét và lục soát quần áo và những vật dụng cá nhân của học viên để tìm kiếm tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công. Họ cũng thường kiểm tra chúng tôi học thuộc các điều lệ ở trại.

Học viên Kì Kim Linh đã từ chối việc phụ trách, nên cảnh sát Hoắc Thư Bình đã đánh bà cho đến khi bà bị thương khắp người và không thể ra khỏi giường. Cai ngục Tùng Chí Lệ đã kéo bà ra khỏi giường và lôi ra ngoài cửa, nói rằng bà “ giả vờ ốm”

Trong cuộc họp ngày 1 tháng 10 năm 2004, học viên Cao Quốc Phượng đã hét lớn, “Pháp Luân Đại Pháp Tốt”. Đội trưởng Khu 2 Trương Ngải Huy, Tùy Tuyết Mai, và Vương Mẫn cùng cai ngục Lý Bội Hoàn, Ngô Bảo Vân và một cai ngục nam khác từ Trại lao động Tiền Tiến đã ngược đãi bà thậm tệ, khiến bà bị một vết nứt ở đầu và bị thương khắp cơ thể. Họ nhốt bà trong một cái lồng sắt sau đó.

Tôi trở về nhà vào ngày 3 tháng 10 năm 2007. Tôi đã viết lại những kinh nghiệm của tôi như là bằng chứng cho Tổ chức quốc tế điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG). Tôi hi vọng rằng những người có lương tâm trên thế giới sẽ giúp kết thúc việc ĐCSTQ vi phạm quyền con người và đàn áp Pháp Luân Công, đã kéo dài hơn một thập kỉ.

Ghi chú: Lý Thanh Dân là nguyên bí thư Đảng ở xã Đoàn Kết và hiện là nhân viên Phòng kế hoạch hóa thành phố Song Thành. Bùi Tùng Thái, nguyên đồn trưởng Đồn cảnh sát xã Đoàn Kết, hiện là nhânh viên Nhà tù Song Thành

Ngày 28/10/2009.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/12/208188.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/28/111887.html
Đăng ngày 01-11-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share