Bài viết của các học viên tại Ấn Độ

[MINH HUỆ 27-9-2018] Ngày 16 tháng 9 vừa qua, các học viên Pháp Luân Công, cùng ông Prakash Belawadi, một nam diễn viên nổi tiếng, đạo diễn kiêm nhà hoạt động xã hội, đã tổ chức trình chiếu bộ phim đoạt Giải thưởng Peady danh tiếng Thu hoạch Nhân thể tại khán phòng Suchitra, thành phố Bengaluru.

Khán phòng với 100 chỗ ngồi gần như không còn chỗ trống, bộ phim tài liệu này đã để lại trong mỗi khán giả sự quan ngại sâu sắc và nhiều nước mắt.

14ef38efaa8c032c4a002d5157528a4e.jpg

Bộ phim tài liệu Canada từng đoạt giải thưởng Thu hoạch Nhân thể, được trình chiếu tại Khán phòng Suchitra của thành phố Bengaluru [Ảnh: Veeresh NTD Ấn Độ]

Được đạo diễn bởi nhà làm phim Canada Leon Lee, bộ phim tài liệu năm 2014 này phơi bày một trong những tội ác diệt chủng tàn bạo nhất trong lịch sử loài người. Bộ phim tiết lộ sự tham gia của các bệnh viện nhà nước Trung Quốc vào việc thu hoạch và buôn bán nội tạng có được từ việc giết hại hàng ngàn tù nhân lương tâm, mà trong đó phần lớn là các học viên Pháp Luân Công.

Bộ phim Thu hoạch Nhân thể dựa trên quá trình điều tra của hai ứng viên cho Giải Nobel Hòa bình người Canada, ông David Matas và ông David Kilgour. Tác phẩm này được đón nhận bởi cách kể chuyện lôi cuốn và những tài liệu bằng chứng nói về các tù nhân vô tội chỉ vì đức tin của mình mà phải trở thành “ngân hàng nội tạng sống”.

1841bcabb63da0a4c29dfa2f82c87001.jpg

Tiếp theo buổi chiếu phim là cuộc thảo luận nhóm với Tiến sỹ Shirdi Prasad Tekur, ông Sanjiv Bhalla, và ông Aakar Patel, do ông Prakash Belawadi điều hành [Ảnh: Veeresh NTD Ấn Độ]

Sau buổi chiếu phim, một cuộc thảo luận nhóm đã được tổ chức bởi ông Prakash Belawadi, một đạo diễn và diễn viên nổi tiếng; ông Aakar, giám đốc điều hành của Amnesty International; ông Sanjiv Bhalla, một thành viên trong Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Ấn Độ; và Tiến sỹ Shirdi Prasad Tekur, một bác sỹ nhi khoa danh tiếng.

Ông Belawadi, người điều hành, mở đầu cuộc thảo luận với câu nói: “Tôi muốn làm rõ rằng, đây không phải là bộ phim chính trị nhắm đến Trung Quốc. Đây là sự thật về chà đạp nhân quyền.”

Ông Aakar Patel phát biểu: “Tôi cho rằng bộ phim này rất hay… Với tôi, bộ phim tài liệu này cho thấy các vấn đề mà Trung Quốc có nhiều điều cần phải trả lời cho chúng ta. Nhưng xét cho cùng, nguồn gốc sức mạnh của sự thay đổi trong bất kỳ xã hội lớn nào đều nằm chính trong nội tại của nó, đó là người dân của chính xã hội đó.”

aaa38e8b54ff8f00bc425340fd14e634.jpg

Ông Sanjiv Bhalla, một thành viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Ấn Độ, và ông Aakar Pater, Giám đốc Điều hành của Amnesty International [Ảnh: Veeresh NTD Ấn Độ]

Tiến sỹ Shirdi Prasad lưu ý rằng: “Mỗi người trong chúng ta đều có một mục đích sống… Chúng ta hướng theo mục đích ấy và rồi hiểu ra rằng tất cả mọi người đều cùng chung một mục đích. Tôi nghĩ rằng, bản thân điều đó sẽ khiến tư tưởng chúng ta dần dần thay đổi. Việc quá nhiều người dân Trung Quốc [đang bị bức hại chỉ vì đức tin] thật sự làm chúng ta đau đớn. Chúng ta có thể không hành động được gì ngay lập tức, nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ chính bản thân mình.“

Ông Sanjiv Bhalla nói: “Người dân Trung Quốc không hề có nhân quyền, vậy mà Trung Quốc vẫn nằm trong Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc… Giải quyết vấn đề này không dễ dàng gì… Mọi việc chúng đang làm và tiếp tục làm đó là nâng cao nhận thức về vấn đề đó… Nhưng đôi khi, sự thật khủng khiếp đến mức khiến mọi người hoài nghi.”

Ông Prakash bổ sung thêm rằng niềm tin được xây dựng dựa trên sự minh bạch, rằng ông sẽ không tin tưởng Trung Quốc vì đó không phải là một chính quyền minh bạch, và rằng, sự phơi bày và nhận thức thật sự là vũ khí chống lại sự thiếu minh bạch này.

Nhiều người đã hỏi thêm thông tin về cuộc bức hại và họ có thể làm gì đễ giúp đỡ. Dựa vào những phản hồi này, các học viên đang lên kế hoạch tổ chức thêm nhiều buổi chiếu phim trong thành phố.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/27/172624.html

Đăng ngày 01-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share